2 Cách Giao Dịch Mô Hình Kênh Giá Hiệu Quả Nhất
Bất kỳ nhà giao dịch nào cũng sẽ nói với bạn rằng việc xác định xu hướng trên thị trường là chìa khóa để tạo ra lợi nhuận. Chiến lược giao dịch kênh giá là một cách thông minh để phát hiện những xu hướng này cũng như các đợt đột phá và tăng giá tiềm năng trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy Kênh giá (Price Channel) là gì? Cách xác định kênh giá trong Forex như thế nào? Sử dụng kênh giá làm sao cho có hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mô hình kênh giá là gì?
Mô hình kênh giá (Channel) là một dạng phát triển của giá theo xu hướng gồm 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ song song với nhau. Giá sẽ dao động và tạo xu hướng theo hành lang tạo bởi 2 vùng cản này.
Mô hình này kết thúc khi giá phá vỡ 1 trong 2 cản Kháng Cự hoặc Hỗ Trợ và tạo một xu hướng mới. Thường thì hướng phá vỡ sẽ theo hướng ngược chiều so với hướng của mô hình.
2 dạng mô hình kênh giá thường gặp
Với dạng 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ song song và nằm ngang, đây là mô hình giá Hình Chữ Nhật sẽ được tôi giới thiệu sau. Trong bài viết này chúng ta chỉ quan tâm tới 2 dạng mô hình Kênh giá hướng lên (Uptrend) và hướng xuống (Downtrend) mà thôi.
Mô hình kênh giá tăng (Channel Uptrend)
Dạng kênh giá này có 2 đường Kháng Cự – Hỗ Trợ song song hướng lên. Điểm phá vỡ (Break Out) của mô hình thường sẽ nằm ở Hỗ Trợ. Sau khi phá cản, giá sẽ đảo chiều giảm. Một vài trường hợp có thể sẽ điều chỉnh Retest lại Hỗ Trợ này.
Ví dụ thực tế 1 kênh giá tăng.
Mô hình kênh giá giảm (Channel Downtrend)
Ngược lại với kênh giá tăng, chúng ta có kênh giá giảm với 2 đường Kháng Cự – Hỗ Trợ song song và hướng xuống. Sau khi tạo mô hình này, giá thường phá vỡ theo hướng lên trên (phá vỡ Kháng Cự) và đi lên. Một đà tăng mạnh mẽ có thể xuất hiện sau sự phá vỡ này.
Ví dụ thực tế kênh giá giảm.
Đặc điểm của mô hình
+ Mô hình kênh giá cần ít nhất 2 đỉnh để tạo thành Kháng Cự và 2 đáy để tạo thành Hỗ Trợ.
+Nếu giao dịch trong kênh giá, bạn chỉ nên đặt lệnh TĂNG trong kênh giá tăng và đặt lệnh GIẢM trong kênh giá giảm. Điều này sẽ được tôi nói rõ tại phần giao dịch với Kênh giá.
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình kênh giá
Giao dịch Forex hiệu quả với mô hình kênh giá
Trong Forex, có 2 kiểu giao dịch với kênh giá là giao dịch trong kênh giá và giao dịch theo điểm phá vỡ (Break Out) của mô hình.
Cách giao dịch Forex
Với dạng giao dịch này bạn hãy nhớ rõ: Trong kênh giá tăng chỉ được mở các giao dịch TĂNG. Ngược lại trong kênh giá giảm bạn chỉ được mở các giao dịch GIẢM.
Cách đặt lệnh như sau.
Với kênh giá tăng.
+ Entry (Điểm mở lệnh): Khi giá chạm Hỗ Trợ của kênh giá.
+ Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại mức giá chạm Hỗ Trợ trước đó.
+ Take Profit (Điểm chốt lời): Bạn chốt lời khi giá chạm vào Kháng Cự.
Hãy xem ảnh dưới để hiểu rõ hơn cách đặt lệnh với kênh giá tăng.
Nếu lệnh trước win, điểm dừng lỗ của lệnh sau sẽ là điểm vào lệnh của lệnh trước.
Với kênh giá giảm:
Khi giá trong kênh giá giảm bạn đặt lệnh như sau.
+Entry (Điểm mở lệnh): Khi giá chạm Kháng Cự.
+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Kháng Cự trước đó.
+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm Hỗ Trợ.
Nếu lệnh trước win, điểm dừng lỗ của lệnh sau sẽ là điểm vào lệnh của lệnh trước.
Giao dịch theo Break Out
Cách đặt lệnh này dựa vào điểm phá vỡ của kênh giá. Đây là một tín hiệu rất tốt cảnh báo giá sẽ đảo chiều xu hướng. Bạn mở lệnh như sau.
Với kênh giá tăng:
+Entry (Điểm mở lệnh: Khi cây nến phá vỡ (Break Out) Hỗ Trợ kết thúc.
+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Kháng Cự trước đó.
+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm lại các mức Hỗ trợ mà nó tạo ra trong mô hình.
Với kênh giá giảm:
+Entry (Điểm mở lệnh: Khi cây nến phá vỡ (Break Out) Kháng Cự kết thúc.
+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Hỗ trợ trước đó.
+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm lại các mức Kháng Cự mà giá tạo ra trong mô hình.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn các cách giao dịch hiệu quả kênh giá, mong rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ những gì chúng tôi chia sẽ.