Cách giao dịch theo vùng cung cầu trong Forex

quy luật cung cầu
Cách giao dịch theo vùng cung cầu trong Forex

Vùng cung cầu trong Forex không phải là một khái niệm quá xa lạ gì đối với các trader thường xuyên tham gia giao dịch tại thị trường này. Tuy nhiên, việc hiểu được tích chất, cách sử dụng cũng như các nguyên tắc sử dụng vùng cung cầu này hiệu quả nhất lại là điều không hề đơn giản. Như vậy, để hiểu rõ hơn về vùng cung cầu là gì? Lý thuyết cung cầu Forex như thế nào? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết này nhé!

Quy luật cung cầu là gì?

Khi bắt đầu tìm hiểu về cách thức giao dịch theo cung cầu, chắc hẳn trader sẽ gặp các câu hỏi như vùng cung cầu là gì, quy luật cung cầu là gì, vùng supply demand là gì,… Để giải đáp những câu hỏi này, trader cần hiểu rõ lý thuyết cung cầu trong Forex hay cụ thể đó chính quy luật cung cầu ở thị trường Forex.

Trong lý thuyết nói về phương pháp Wyckoff, có lẽ trader cũng đã biết được rằng thông thường thị trường sẽ tuần hoàn theo bốn giai đoạn chính là: Tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy thoái.

quy luật cung cầu
quy luật cung cầu

Phần lớn khi tìm hiểu về vùng cung cầu là gì, các trader sẽ tập trung phần lớn vào giai đoạn phân phối và tích lũy. Cộng thêm vào đó là kết hợp với bản chất cơ bản của thị trường dựa vào quy luật cung cầu đó là:

  • Quy luật cầu: Khi một mặt hàng có giá càng cao thì lượng cầu sẽ càng ít đi, tức là người mua không muốn mua thêm hàng hóa đó nữa. Ngược lại, khi một mặt hàng có giá càng thấp thì lượng cầu sẽ càng cao, tức là người mua mong muốn mua mặt hàng đó với mức giá thấp.
  • Quy luật cung: Khi giá cả một mặt hàng cao cao thì lượng cung sẽ càng cao, tức là người bán muốn bán mặt hàng đó với giá cao. Còn khi giá giảm xuống thì lượng cũng sẽ bị giảm xuống, tức là người bán đã không còn muốn bán với mức giá thấp nữa.

Tìm hiểu về vùng cung cầu trong forex

Ở trong một giai đoạn tích lũy, khi vừa kết thúc một xu hướng giảm bởi vì nguồn cung bị cạn kiệt thì nhu cầu mua vào sẽ được bắt đầu xuất hiện để chuẩn bị diễn ra sự tăng giá. Vì vậy, ở giai đoạn này nó còn có tên gọi khác chính là vùng cầu (nơi mà xuất hiện nhu cầu).

Ngược lại ở trong một giai đoạn phân phối sẽ là khi mà xu hướng tăng bị chững lại, giá cả đã tăng lên đủ nhiều cho nên lực cầu dần dần bị mất đi. Thay vào đó sẽ là sự gia tăng mạnh của lực cung. Chính vì thế mà giai đoạn này còn hay được gọi với cái tên là vùng cung.

Xét về mặt hình thức, vùng cung cầu cũng tương tự như khu vực hỗ trợ và khu vực kháng cự mở rộng khi mà giá sẽ có xu hướng một là quay đầu, hai là sẽ đảo chiều xu hướng ngay tại đó.

Để xác định vùng cung cầu, vai trò và cách thức hoạt động của chúng, nơi mà cầu bị cung lấn át hoặc cung bị cầu lấn át thì trader có thể xem qua ví dụ sau đây:

quy luật cung cầu

  • Đối với vùng cung: Khi giá của thị trường có xu hướng chạm tới vùng này thì giá sẽ bắt đầu giảm xuống. Tại đây, trader có thể đặt các lệnh bán để thu lợi nhuận.
  • Đối với vùng cầu: Là nơi mà nhu cầu gia tăng mạnh mẽ sẽ làm động lực đẩy giá tăng lên cao hơn. Lúc này, trader khi đặt các lệnh mua thì sẽ vô cùng hiệu quả cho việc kiếm lời của mình.
  • Trong trường hợp một vùng cung bị phá vỡ thì nó sẽ chuyển đổi thành vùng cầu. Ngược lại, khi một vùng cầu bị phá vỡ thì cũng có khả năng nó sẽ thành vùng cung.

Cách thức để nhận biết và vẽ được vùng cung cầu ở trên biểu đồ

Hướng dẫn xác định vùng cung cầu

Trong giao dịch, để ứng dụng vùng cung cầu này, đầu tiên trader cần nhận biết được những vùng cung cầu hiện đang nằm ở vị trí nào trên biểu đồ.

Trên thị trường, các biến động khá đa dạng, do đó mà trader đôi khi có thể nhầm lẫn giữa vùng cung cầu với các khu vực khác, chẳng hạn như vùng kháng cự/hỗ trợ. Thế nhưng khi áp dụng các dấu hiệu cơ bản dưới đây, trader sẽ xác định vùng cung cầu một cách dễ dàng nhất.

  • Khi giá có dấu hiệu giằng co và không có một xu hướng nào rõ rệt cả (tức là sideway) với một vài cây nến nhỏ, thông thường sẽ dưới 10 cây thì sẽ tạo ra vùng cơ sở. Lúc này, một vùng cung cầu sẽ được hình thành nhờ vào vùng cơ sở này và sau khi vùng cơ sở đã tích lũy đủ thì giá cũng sẽ đảo chiều.
quy luật cung cầu
Sau vùng cơ sở sẽ hình thành vùng cung cầu

 

quy luật cung cầu
Dựa vào vùng cơ sở để hình thành vùng cầu
  • Ở trong một trường hợp khác, giá sẽ không sideway mà thay vào đó lại ngay lập tức có biến động đảo ngược, nó chỉ thể hiện thông qua duy nhất một cây nến. Lúc này, vùng cơ sở sẽ không có mà sẽ chỉ xuất hiện các mô hình nến điển hình hoặc các cây nến như nến nhấn chìm, Hammer,…
quy luật cung cầu
Hình thành vùng cung khi không có vùng cơ sở

 

quy luật cung cầu
Thông qua duy nhất một cây nến để hình thành vùng cầu

Có thể thấy, dù bất kỳ hình thức phân tích nào thì cũng sẽ đều có tín hiệu yếu và mạnh, ta sẽ có được các vùng cung cầu mạnh và yếu không giống nhau. Để sử dụng dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn thì trader nên tập trung nhiều vào các vùng cơ sở mang các tín hiệu mạnh được thể hiện qua các dấu hiệu như sau:

  • Có phạm vi giá hẹp: Tại vùng cơ sở, các cây nến sideway là các cây nến nhỏ và có biên độ thấp. Nếu như phạm vi của giá quá lớn thì điều này cho thấy giá vẫn sẽ xuất hiện các diễn biến lớn và nó không chắc chắn xảy ra sự đảo ngược.
  • Dưới 10 ngọn nếu: Trường hợp vùng cơ sở có khoảng thời gian tích lũy quá lâu, trên 10 cây nến thì đây cũng là dấu hiệu nói về một sự không chắc chắn.
  • Sau khi thoát khỏi vùng phân phối/tích lũy giá có biến động mạnh: Ở trong vùng cơ sở, sau khi tích lũy thì giá cần có được một sự bứt phá mạnh mẽ mới có thể thể hiện được hết ý nghĩa của vùng cung cầu.
  • Càng mới càng tốt: Theo lý thuyết cung cầu Forex, vùng cung cầu tốt sẽ là khi chưa chưa thể quay lại đó lần nào nữa kể từ khi mà nó xuất hiện. Giá trị của nó sẽ ngày càng bị suy giảm nếu như được thể nghiệm lại càng nhiều lần.
  • Nếu như vùng cung cầu chỉ xuất hiện ở trên một cây nến mà không có vùng cơ sở thì cây nến đó phần lớn sẽ là nến phá vỡ giả. Chẳng hạn như cây nến Spring. Đây sẽ là các mẫu nến bề ngoài có râu dài thể hiện việc giá có khả năng vừa mới bứt phá thế nhưng sau đó nhanh chóng rút râu để đưa ra dấu hiệu về việc chuẩn bị xảy ra đảo chiều.

Bên cạnh đó, trader cũng cần phân biết rõ hơn về vùng cung cầu với các vùng kháng cự và hỗ trợ thông thường.

Bởi vì vùng cung cầu và các mức kháng cự, hỗ trợ thông thường đều có vai trò làm tín hiệu của sự đảo chiều cũng như là những khu vực có thể khiến cho xu hướng đảo chiều ngược lại cho nên trader rất dễ nhầm lẫn hai vùng này. Xét về mặt hình thức, chúng tương tự nhau, tuy nhiên nếu như hiểu rõ được về bản chất mỗi loại thì trader sẽ thấy được việc phân biệt, xác định vùng cung cầu và vùng kháng cự, hỗ trợ là một điều hoàn toàn dễ dàng.

Các mức kháng cự và hỗ trợ sẽ được xác định sau khi mà các đỉnh và đáy đã được giá hình thành một cách rõ ràng và được sử dụng trong lần tiếp theo khi giá chạm tới đó.

Còn đối với vùng cung cầu trong Forex, nếu như nắm bắt tốt vấn đề, trader sẽ dễ dàng nhận thấy chúng khi mới được hình thành và ngay lập tức sử dụng sẽ mang lại sự hiệu quả đôi khi còn cao hơn cả các lần sau đó khi giá quay lại nữa.

Thực tế cho thấy so với kháng cự và hỗ trợ thì việc nhận biết và xác định vùng cung cầu có vẻ sẽ khó hơn. Trader có thể dựa vào các lý thuyết cung cầu Forex và luyện tập thành thạo thì mới có thể tận dụng được vai trò của chúng một cách tối đa nhất.

Hướng dẫn vẽ vùng cung cầu ở trên biểu đồ

Nếu như kháng cự và hỗ trợ là các vùng có cách thức vẽ rất đơn giản chỉ với một đường, một vùng nhỏ đi qua các đáy và đỉnh thì đối với vùng cung cầu khi vẽ sẽ là một vùng giá tương đối rộng. Chính vì thế mà trader cần phải luyện tập vẽ khá nhiều để có thể vẽ vùng cung cầu trên biểu đồ chính xác nhất.

Cách vẽ vùng cung cầu được hình thành từ vùng cơ sở cũng sẽ giống với cách vẽ vùng cung cầu hình thành sau duy nhất một cây nến. Tuy nhiên, trader cần lưu ý rằng khả năng thành công khi vẽ vùng cung cầu hình thành từ vùng cơ sở sẽ cao hơn và cũng nhận biết dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau khi đã xác định được vùng cung cầu trên biểu đồ thì trader sẽ tiến hành vẽ chúng nhờ vào công cụ vẽ hình chữ nhật trên nền tảng MT4 hoặc nền tảng Tradingview hoặc ở bất kỳ nền tảng nào khác.

tham khảo bài viết để vẽ vùng cung – cầu chính xác nhé : “Xác định vùng supply demand trong giao dịch thế nào cho đúng?

Nguyên tắc hiệu quả khi áp dụng vùng cung cầu

Sau khi đã hiểu sơ lược về lý thuyết cung cầu Forex cũng như cách nhận diện và cách vẽ vùng cung cầu này trên biểu đồ, trader cũng cần biết về các nguyên tắc áp dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.

Theo như các đặc điểm cơ bản vốn có của vùng cung cầu, trader có thể dễ dàng biết được rằng việc sử dụng chúng và các vùng hỗ trợ, kháng cự vào giao dịch đảo chiều là như nhau. Trader có thể đặt các lệnh mua vào ở vùng cầu và các lệnh bán ra ở vùng cung.

Tuy nhiên, trader cầu lưu ý về việc hãy tìm kiếm các vùng cung cầu chưa bị phản ứng vì giá để sử dụng chúng được hiệu quả nhất, và tốt nhất là tại đấy giá chưa được thử nghiệm một lần nào.

Hay nói theo cách khác, các vùng cung cầu càng mới thì sẽ mang lại hiệu quả càng cao hơn. Nếu như trader phát hiện ra vùng cung cầu lúc nó mới được hình thành thì đây sẽ chính là tơi giao dịch tốt nhất cùng với phương pháp cung cầu.

quy luật cung cầu

Cứ sau mỗi lần một vùng cung cầu thử nghiệm lại giá thì giá trị của vùng đó sẽ bị giảm đi. Trader có thể hiểu rằng nó có cách thức vận hàng tương tự như quả bóng cao su, với vùng cung cầu sẽ đóng vai trò là vùng “nền” để trader đập bóng. Hiểu đơn giản, khi bóng càng được đập nhiều lần xuống nền thì độ nảy của nó sẽ ngày càng bị giảm đi cho đến khi dừng hẳn.

Cách giá có phản ứng lại cùng với cùng cung cầu thật sự tương tự như vậy. Khi lần đầu vùng cung cầu mới hình thành, đây là lúc nó thể hiện lên trạng thái thị trường thật sự rằng có sự thay đổi ở cung cầu. Còn ở những lần tiếp theo sau đó, nó chỉ là thể hiện tâm lý thị trường khi cho rằng vùng này sẽ được giá phản ứng lại và tâm lý đó dần dần sẽ bị suy yếu đi cho đến khi biến mất. Lúc này, vùng cung cầu cũ sẽ không còn giá trị nữa.

Chiến lược giao dịch hiệu quả theo vùng cung cầu trong Forex

Giá thông thường có khả năng sẽ leo lên vị trí của vùng kháng cự gọi là “vùng cung”. Đây sẽ là nơi mà người bán nhận thấy được các cơ hội tốt xuất hiện để tiến hành bán ra với mức giá đặt ngưỡng quá mua tương đối nhất. Điều diễn ra ngược lại cũng đúng với trường hợp cặp tiền tệ bị giảm xuống mức tương đối thấp, hay vùng cầu sẽ là nơi mà người mua nhận thấy tại đó mang lại nhiều cơ hội tốt khi mua vào.

quy luật cung cầu

Như ví dụ về cặp tiền USD/JPY ở trên, trader có thể tùy ý điều chỉnh các biểu đồ sao cho xác định vùng cung cầu được đơn giản và dễ dàng nhất.

Bật mí các mẹo sử dụng vùng cung cầu khi giao dịch ngoại hối

Xác định vùng cung cầu bằng cách sử dụng khung thời gian cao hơn

Thông qua cách thức thu nhỏ biểu đồ lại, trader sẽ có được cái nhìn rõ hơn về những khu vực mà giá ở vị trí này trước đó đã nảy lên. Trader cần chắc chắn rằng đã sử dụng loại biểu đồ phù hợp trong việc chuyển đổi giữa nhiều khung thời gian với nhau. Để đánh dấu vùng này, trader có thể vẽ một hình chữ nhật. Vùng cung cầu không nhất thiết phải cùng nhau xuất hiện nhưng thông thường các cặp tiền tệ có khả năng sẽ biểu thị một trong hai.

Xác định các động thái mạnh mẽ di chuyển vượt ra khỏi vùng cung cầu được cho là tiềm năng

Những mức giá nhất định đều sẽ đem đến giá trị cho các trader đang có chờ đợi một sự giảm giá hoặc tăng giá. Một khi các trader hoạt động theo hướng tổ chức hoặc các ngân hàng lớn khi nhìn thấy giá trị đó thì họ có thể sẽ tìm cách để tận dụng nó.

Vì vậy, hành động giá tăng lên sẽ tương đối nhanh chóng cho đến khi mà giá trị giảm đi dần dần hoặc được nhận diện rõ ràng. Có nhiều trường hợp điều này diễn ra tại cùng một mức giá làm cho xác suất cho rằng đó chính là một vùng giá trị cũng sẽ tăng lên. Do đó, nó cũng sẽ có khả năng trở thành một vùng cầu hoặc một vùng cung.

quy luật cung cầu

Xác định vùng cung cầu và mức hỗ trợ bằng các chỉ báo

Các trader có thể kết hợp sử dụng các pivot points hàng tuần hoặc hàng ngày để xác định hoặc nhận diện vùng cung cầu. Đồng thời, trader có thể tìm kiếm những mức kháng cự và hỗ trợ tương ứng cùng với vùng cung cầu nhằm mục đích giúp cho các giao dịch có xác suất chính xác cao hơn.

quy luật cung cầu
Sử dụng pivot point hàng tuần, hàng ngày để xác định vùng cung cầu

Không những thế, để độ chính xác về những điểm đảo chiều có thể xảy ra tại vùng cung cầu thì trader có thể xác định các mức Fibonacci. Trong đó, mức 61,8% được biết đến là mức đáng chú ý và tương ứng cùng với vùng cung trên biểu đồ bên dưới đây.

quy luật cung cầu
Xác định bằng cách sử dụng đến các mức Fibonacci

Kết luận:

Bài viết vừa rồi là những giới thiệu chi tiết nhất về vùng cung cầu trong Forex của chúng tôi. Để giao dịch thật sự hiệu quả, trader cần biết sử dụng đúng phương pháp giao dịch cũng như nắm bắt được cơ hội và tận dụng chúng đúng thời điểm. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *