Kim tứ đồ là gì? Điều bạn nên biết để đạt tự do tài chính

kim tứ đồ
Kim tứ đồ là gì? Điều bạn nên biết để đạt tự do tài chính

Kim Tứ Đồ là một thuật ngữ được nhắc đến trong tác phẩm “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Nó không chỉ đề cập đến mô hình tiền tệ toàn cầu mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Kim Tứ Đồ là gì và cách đạt được tự do tài chính hiệu quả.

Kim tứ đồ là gì?

Kim Tứ Đồ là thuật ngữ chỉ mô hình về tiền trên thế giới và cách tạo ra nó, được sáng tạo bởi Robert Kiyosaki. Để áp dụng được Kim Tứ Đồ một cách hiệu quả, bạn cần thay đổi tư duy suy nghĩ của mình, cần hiểu được giá trị gốc rễ của mỗi nhóm mới có thể thích nghi được.

Kim tứ đồ đề cập đến các phương pháp khác nhau mà thông qua đó, thu nhập hoặc tiền sẽ được tạo ra. Tất cả những phương pháp khác nhau này đòi hỏi trình độ học vấn khác nhau, kỹ năng kỹ thuật khác nhau và dành cho những loại người khác nhau.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu Cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki ủng hộ sự độc lập về tài chính. Ông cũng khuyến khích và động viên những người đọc cuốn sách này xây dựng sự giàu có của mình chủ yếu thông qua kinh doanh, đầu tư và bất động sản.

kim tứ đồ

Trong kim tứ đồ có 4 nhóm người là:

  • Người làm công (Employees)
  • Người làm tư (Self-employed)
  • Chủ doanh nghiệp (Business owners)
  • Nhà đầu tư (Investors)

Trong hai góc tư đầu tiên nằm ở bên trái, chúng ta có những người làm thuê và những người làm tư. Đây là nhóm người phụ thuộc vào công việc của họ để tồn tại. Không có việc làm, họ không thể tồn tại được.

Trong góc thứ ba và thứ tư, những cá nhân này tồn tại bằng các công cụ tài chính khác thay vì lao động đơn thuần. Chúng ta hãy nhìn vào bốn góc tư một cách chi tiết.

Muốn giàu có hãy học cách đầu tư.

Các nhóm người trong kim tứ đồ

Hiểu nhu cầu và mong muốn của từng nhóm trong Kim tứ đồ sẽ giúp bạn định hình mục tiêu tài chính cá nhân của mình và chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp.

kim tứ đồ

1. Người làm công

  • Đặc điểm: Họ có một công việc, tức là họ làm việc cho ai đó.
  • Khẩu hiệu: “Tôi cần một công việc ổn định và đảm bảo với nhiều phúc lợi.”
  • Giá trị cốt lõi: An toàn
  • Nhu cầu: Nhóm làm công thường tìm kiếm sự ổn định và an toàn tài chính. Họ cần công việc ổn định và thu nhập đáng tin cậy để chi trả cho các khoản vay, chi tiêu hàng ngày và tiết kiệm.
  • Mong muốn: Nhóm làm công thường mong muốn tăng thu nhập bằng cách thăng chức, nhận thưởng hoặc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp có thu nhập cao hơn.

Hầu hết mọi người đều nằm trong góc tư này. Về cơ bản, đây là cách sống mặc định và có lẽ là thành phần khó làm giàu nhất. Có nhiều lý do tại sao góc tư này, mặc dù không mang lại nhiều lợi ích về mặt làm giàu, nhưng lại rất phổ biến.

Thứ nhất, phần lớn mọi người mong muốn sự an toàn và ổn định dòng tiền và tìm kiếm một lối sống mang lại cho họ những điều này. Những người này né tránh rủi ro và sau đó, họ thấy không cần thiết phải học về các công cụ tài chính. Thay vào đó, họ tìm kiếm phúc lợi từ công việc của mình.

Thứ hai, toàn bộ hệ thống của chúng ta thường hướng tới việc “tìm việc làm”. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã luôn được khuyên “học chăm chỉ, tìm việc làm lương cao và đảm bảo cuộc sống ổn định cho mình”. Có rất ít trẻ em được khuyên nên cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh riêng hoặc kiếm sống từ đầu tư.

Ngoài ra, hệ thống giáo dục của chúng ta được thiết kế để tạo ra những nhân viên cần sự an toàn, sống từ tiền lương này đến tiền lương khác và muốn có phụ cấp. Đối với nhóm người này, đảm bảo công việc quan trọng hơn tự do tài chính. Mặc dù bạn cũng có thể trở nên giàu có khi làm việc trong góc tư “làm công”, nhưng rất có thể việc đó sẽ khó khăn hơn so với các góc tư khác.

2. Người làm tư

  • Mô tả: Họ sở hữu công việc
  • Khẩu hiệu: “Nếu bạn muốn làm đúng, bạn phải tự mình làm.”
  • Giá trị cốt lõi: Chủ nghĩa hoàn hảo
  • Nhu cầu: Nhóm làm tư thường tìm kiếm sự độc lập và kiểm soát tài chính. Họ muốn kiểm soát thời gian và công việc của mình, nhưng cũng cần đảm bảo thu nhập ổn định để chi trả cho chi phí kinh doanh và cá nhân.
  • Mong muốn: Nhóm làm tư mong muốn phát triển kỹ năng và kiến thức kinh doanh để nâng cao thu nhập, từ đó tạo ra một nguồn thu nhập bền vững từ công việc tự làm.

Những người trong góc tư này thường làm việc riêng lẻ và thường được gọi là “người đơn độc”. Họ chủ động trong công việc của mình, độc lập và thường tự mình làm mọi việc vì họ tin vào chủ nghĩa hoàn hảo và không tin tưởng giao công việc cho bất kỳ ai khác.

Vài ví dụ về người làm tư như là bác sĩ, luật sư, chủ cửa hàng bán lẻ, chủ công ty nhỏ v.v. Họ đổi thời gian của mình để lấy tiền. Vì thu nhập của họ gắn liền trực tiếp với mức độ họ làm việc nên họ sở hữu một công việc một cách hiệu quả. Thu nhập của họ là một hàm số trực tiếp của khối lượng công việc họ làm. Vì vậy, nếu họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì họ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc của mình.

Không giống như nhân viên, họ không được hưởng các quyền lợi về trợ cấp y tế và nghỉ phép có lương. Họ thậm chí không có điều kiện bị ốm vì công việc của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu họ vắng mặt. Nhóm này thường khó tìm được việc làm tốt vì họ có tiêu chuẩn cao.

3. Chủ doanh nghiệp

  • Mô tả: Họ sở hữu một hệ thống/chuỗi cửa hàng
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm những người giỏi giang nhất trong công ty của mình”.
  • Giá trị cốt lõi: Khiến mọi người làm việc cho họ
  • Nhu cầu: Nhóm làm chủ tìm kiếm sự tự do tài chính và thời gian. Họ muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, có khả năng tạo ra thu nhập thụ động.
  • Mong muốn: Nhóm làm chủ mong muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, tạo ra hệ thống và quy trình hoạt động hiệu quả để có thể hoạt động mà không sự xuất hiện của mình.

Nếu bạn muốn làm giàu thì đây là góc tư dành cho bạn. Nhóm người này sở hữu hệ thống hoặc chuỗi cửa hàng, nơi mọi người làm việc cho họ.

Theo Forbes, các công ty lớn là những công ty có trên 500 nhân viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp trên Internet và công nghệ kỹ thuật số, cách phân loại này có thể không còn đúng nữa. Hiện nay có một số công ty lớn không cần 500 nhân viên làm việc. Các chủ doanh nghiệp nhận ra bản thân không có khả năng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nên thay vào đó, họ tận dụng khả năng tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài để làm việc cho mình. Họ thuê những nhân tài có năng lực và sau đó ủy quyền càng nhiều càng tốt.

Khi so sánh với những người làm tư nói trên, những người không thể ngừng làm việc nếu muốn có thu nhập đều đặn, còn chủ doanh nghiệp có quyền “tạm nghỉ” công việc của mình. Họ sở hữu hệ thống và tin tưởng rằng nhân viên của họ sẽ làm việc cho họ và công việc kinh doanh của họ sẽ được chăm sóc tốt, ngay cả khi họ vắng mặt. Trở thành chủ doanh nghiệp thành công đòi hỏi quyền sở hữu hoặc kiểm soát hệ thống và khả năng lãnh đạo mọi người.

4. Nhà đầu tư

  • Mô tả: Họ khiến đồng tiền làm việc cho họ
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm một khoản đầu tư tốt.”
  • Giá trị cốt lõi: Khiến đồng tiền của họ hoạt động hiệu quả
  • Nhu cầu: Nhóm đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng vốn và thu nhập thụ động. Họ muốn đầu tư thông minh để tận dụng các cơ hội và tạo ra thu nhập nhiều hơn nữa từ việc đầu tư.
  • Mong muốn: Nhóm đầu tư mong muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư có tiềm năng lợi nhuận cao và thúc đẩy tăng trưởng vốn một cách bền vững.

Các nhà đầu tư là cấp độ thứ tư và cao nhất trong kim tứ đồ. Trở thành một phần của một trong ba góc tư được đề cập ở trên là điều kiện tiên quyết để nhảy vào góc tư này. Các nhà đầu tư được coi là một trong những nhóm tự do tài chính nhất vì họ bắt tiền làm việc cho mình.

Thông thường, họ không chỉ bắt tiền của mình làm việc cho mình mà còn sử dụng tiền của người khác. Họ đầu tư vào kinh doanh, cổ phiếu, bất động sản, v.v. nhằm cố gắng tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình. Các nhà đầu tư không cần phải trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc tài sản nơi họ đầu tư và do đó, họ có nhiều thời gian và tự do. Người giàu nhận được 70% thu nhập từ đầu tư và dưới 30% từ tiền lương.

kim tứ đồ

Áp dụng kim tứ đồ để tự do tài chính

Mỗi nhóm sẽ có phương pháp riêng áp dụng Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki để đạt được tự do tài chính:

Nhóm người làm thuê:

Họ có thể dành một phần tiền lương của mình để tiết kiệm, lập quỹ dự phòng cho tương lai. Gửi ngân hàng để hưởng lãi suất hàng năm;

Có thể làm thêm ở nhiều nơi khác nữa để tăng thu nhập;

Hoặc có thể trích phần tiền riêng đem đi đầu tư, tức là người này nhảy từ nhóm làm công sang nhóm đầu tư;

Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn để có thể nâng cao trình độ bản thân và nhận được mức lương cao hơn.

Nhóm người tự chủ:

Nên tìm hiểu nhu cầu của thị trường rồi đẩy mạnh bán những sản phẩm và dịch vụ mà bản thân cung cấp;

Tìm cách để giảm bớt chi phí, vì số tiền kiếm được bằng thu nhập trừ đi toàn bộ các chi phí. Khi chi phí giảm thì chắc chắn số tiền lãi còn lại sẽ nhiều hơn.

Nhóm doanh nhân

Vì nhóm này đã có cả một hệ thống kiếm tiền rồi nên để gia tăng thu nhập thì họ có thể chọn cách mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh số lượng bán hàng, tăng giá bán thành phẩm, dịch vụ hoặc đem đầu tư thêm vào những nơi khác (nhảy qua nhóm nhà đầu tư).

Nhóm nhà đầu tư

Bằng cách gia tăng tài sản thì thu nhập của họ cũng tăng lên. Tài sản là những thứ có giá trị tăng lên theo thời gian, càng đa dạng tài sản thì mức sinh lời càng cao. Đi kèm với đó rủi ro cũng cao hơn nhưng những người thuộc nhóm này họ quan niệm rủi ro chính là nguồn gốc của lợi nhuận. Để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần kiên trì, kiên nhẫn, trau dồi nhiều kiến thức và bổ sung vốn, đồng thời phải có biện pháp quản trị rủi ro đề phòng nhiều trường hợp xảy ra.

Những lưu ý khi áp dụng kim tứ đồ

Lưu ý, sự khác nhau về quan điểm, giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, cũng như sở thích, thói quen, niềm tin… đặc biệt là cách cư xử trước nỗi sợ mất tiền, sợ thất bại đã hình thành nên 4 nhóm người ở trên.

Ví dụ, nhóm làm công thì luôn tìm đến chắc chắn, sự an toàn về công việc, thu nhập cùng các điều kiện phúc lợi.

Nhóm làm tư thì tìm đến sự tự do, độc lập trong công việc, họ không tin tưởng người khác bằng chính mình, họ muốn tự quyết định tất cả và không muốn chia sẻ công việc.

Nhóm làm chủ thích được vây quanh bởi những người giỏi ở cả 4 nhóm, họ thích phân chia công việc cho người khác, thích thành lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh, hướng đến sự tự do tài chính.

Nhóm đầu tư có khẩu vị là rủi ro, vì rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận. Họ thích đối mặt với thử thách, muốn học hỏi nhiều để có thể quản trị được các rủi ro và theo thời gian họ càng tỉnh táo và khôn ngoan hơn.

Ở cách để có thể tiến tới tự do tài chính nhờ Kim Tứ Đồ, chúng ta thấy nhóm người này có thể nhảy qua nhóm người kia để tăng thu nhập. Robert Kiyosaki đã nói “bạn không cần thay đổi những hành động mà trước hết phải thay đổi chính cách nghĩ của bạn”. Những điểm nằm sâu bên trong con người bạn sẽ quyết định cách bạn kiếm tiền.

Ông gọi đó là “giá trị gốc rễ”, muốn di cư sang một nhóm nào khác thì cần phải “tìm hiểu, làm quen rồi dần thích nghi với những giá trị gốc rễ của nhóm đó”.

Nói một cách dễ hiểu hơn là bạn cần thay đổi suy nghĩ, thói quen, thái độ, cung cách làm việc… sao cho phù hợp nhất với nhóm mà bạn muốn nhảy sang. Quan trọng nữa là trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn và kiến thức liên quan tới nhóm đó.
Như vậy, việc “di cư” từ nhóm này qua nhóm khác là một quá trình chứ không là hành động bộc phát, Robert gọi đó là “một cuộc cách mạng” khiến con người ta “thay da đổi thịt”.

Hãy tự hỏi bản thân, bạn mong muốn trở thành ai? Hoạt động theo cách nào? Chọn con đường nào để đi? Có thể tự xây dựng cuộc sống không? Và muốn gia nhập nhóm nào theo mô hình Kim Tứ Đồ?

Tóm lại, không quan trọng bạn thuộc nhóm nào của Kim Tứ Đồ, nhóm nào cũng đóng góp giá trị cho xã hội, quan trọng là bạn có đủ năng lực kiếm nhiều tiền để đạt được mức sống, đạt được mục tiêu tự do tài chính mà mình hướng đến hay không mà thôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *