Chiến thuật swing trading hiếu quả trong Forex
Swing trading là một trong những phong cách giao dịch forex hiệu quả, giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro ngay cả khi họ dự đoán sai thị trường. Vậy cụ thể, swing trading là gì? Phương pháp giao dịch này có ưu, nhược điểm gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!
Swing trading là gì?
Swing trading là kiểu giao dịch ngắn hạn. Các lệnh giao dịch sẽ được giữ trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần với nỗ lực nắm bắt những động thái ngắn hạn của thị trường.
Mục tiêu của Swing trading là nắm bắt cơ hội kiếm lời từ sự di chuyển của giá.
Hiểu một cách khác Swing trading là việc xác định các điểm vào và ra của thị trường dựa vào phân tích kỹ thuật và price action (hành động giá) để trading có lợi nhuận.
Đây cũng là đặc điểm khác biệt của Swing trading so với Day trading và Scalping ( chỉ cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật)
Giao dịch swing diễn ra trong một khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần nên trader không nhất thiết phải theo dõi liên tục
Đặc điểm của Swing trading
- So với Day trading và Scalping, Swing trading có tần suất giao dịch ít hơn
- Lợi nhuận lý tưởng khi trading theo phương thức Swing sẽ ở ngưỡng 12% và tỷ lệ rủi ro chấp nhận được là dưới 3%
- Chi phí giao dịch thấp hơn so với chi phí của các phương thức giao dịch ngắn hạn khác.
- Giao dịch Swing diễn ra trong một khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần nên trader không nhất thiết phải theo dõi liên tục để nắm bắt biến động thị trường.
- Nhờ đó mà trader cũng không bị quá căng thẳng khi trading
Ưu – nhược điểm của swing trading
Phương pháp đầu tư nào cũng sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận đi kèm với rủi ro bởi bên trong chúng tồn tại cả 2 khía cạnh ưu và nhược điểm, swing trading cũng không ngoại lệ. Phần nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích và hạn chế phổ biến của phong cách này:
Ưu điểm của swing trading:
- Chi phí giao dịch spread và commission (phí hoa hồng) thấp hơn rất nhiều so với phương pháp day trading và scalping.
- Tiết kiệm được thời gian giao dịch vì không cần phải ngồi quan sát màn hình máy tính cả ngày và canh từng biến động nhỏ của đồ thị từng giây từng phút để tìm kiếm thời cơ vào lệnh. Đây được xem là lợi thế rất quan trọng giúp các nhà đầu giảm thiểu áp lực và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó các trader có thể dành thời gian cho bản thân và những công việc bổ ích khác cho cuộc sống.
- Lợi nhuận thu được từ swing trading có thể dao động trong khoảng từ 20, 30 đến vài trăm pips trên mỗi lần vào lệnh. Việc tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn là điều rất dễ dàng nếu các swing trader nắm bắt được những biến động lớn trên thị trường.
- Có thể chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm kiếm lợi nhuận
Nhược điểm của swing trading:
- Vị thế giao dịch phải chịu rủi ro rất cao do lệnh được giữ qua đêm hoặc qua ngày cuối tuần. Nguyên nhân là khi bạn ôm lệnh qua đêm thì khả năng rất lớn vào sáng hôm sau, giá sẽ biến động lệch hướng phân tích do một tin lớn nổ; lúc này thị trường sẽ xuất hiện các khoảng trống: gap up hoặc gap down khiến bạn có thể lỗ nặng, tài khoản quay về con số 0.
- Chi phí qua đêm sẽ cao hơn so với 2 phương pháp giao dịch scalping và day trading bởi trader sẽ phải giữ lệnh qua đêm hoặc qua ngày cuối tuần.
- Đòi hỏi các nhà đầu tư có nhiều kỹ năng tốt trong việc phân tích và đọc hiểu tâm lý thị trường.
- Có thể khiến các trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh dài hạn vì phương pháp này chỉ hướng đến các giao dịch trung hạn và ngắn hạn.
Swing trading phù hợp với ai
Swing trading phù hợp với ai? Có lẽ sẽ có nhiều người phân vân không biết loại trading này phù hợp cho đối tượng nào. Và liệu bản thân có thể sử dụng hay không.
Dựa vào đặc điểm của Swing trading ta có thể thấy rằng đây là loại trading phù hợp với: Trader có nhiều kinh nghiệm và trader bán thời gian.
Đầu tiên Swing là phương thức giao dịch cần sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Các kỹ thuật này đòi hỏi trader cần có lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định để có thể đưa ra nhận định đúng đắn nhất.
Tiếp theo là giao dịch này không đòi hỏi người đặt lệnh phải theo dõi biến động thị trường liên tục cho nên sẽ thích hợp cho những trader bán thời gian hoặc có ít thời gian.
Chiến thuật swing trading trong forex
Phương pháp giao dịch với swing trading trong forex vô cùng đa dạng và phong phú, các nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn chiến thuật phù hợp với mục tiêu trade của bản thân. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số chỉ báo khi kết hợp với swing trading được cho là đơn giản và hiệu quả nhất giúp đẩy tỷ lệ giao dịch thành công lên tới 80%.
- Fibonacci Retracement (Hồi quy Fibonacci)
Fibonacci là công cụ kỹ thuật giúp các nhà đầu tư tìm ra các mức kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá. Cụ thể, sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, giá sẽ có xu hướng hồi phục và chạm vào các mức 38,2%, 50% và 61.8% tạo thành swing low trước khi tiếp diễn xu hướng chính ban đầu.
Các swing trader có thể vào lệnh sell trong ngắn hạn khi giá giảm chạm mốc 61,8 và take profit (chốt lời) tại mức 23.6%
- Hỗ trợ và kháng cự:
Khi đã xác định xong xu hướng thị trường, các trader thường sử dụng các đường trendline để quyết định điểm vào lệnh. Cụ thể, mức kháng cự là khu vực giá thể hiện lực mua đang mạnh hơn lực bán. Lúc này, thị trường đang tăng giá, các trader sẽ mua tại điểm phá vỡ mức kháng cự và đặt stop loss (cắt lỗ) bên dưới mức kháng cự này.
Tương tự, ngưỡng hỗ trợ là vùng giá cho thấy phe bán đang mạnh hơn phe mua, thị trường lúc đó đang trong xu hướng giảm, các trader sẽ xem xét vào lệnh bán tại điểm break out đường hỗ trợ và đặt stop loss bên trên hỗ trợ. Tóm lại, nguyên tắc đơn giản là mua ở khu vực kháng cự và bán ở khu vực hỗ trợ.
- Mô hình giá
Swing Trading là phong cách đòi hỏi phải giao dịch theo xu hướng. Nếu các nhà đầu tư đảm bảo giá đang biến động mạnh và vẽ được mô hình giá trên đồ thị thì việc xác định xu hướng giờ đây đã trở nên đơn giản. Các trader cần dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã học từ mô hình báo giá đó để tìm điểm vào lệnh hợp lý.
- MA(10) và MA(20)
Khi đường MA (10) cắt đường MA(20) lên phía trên thì bạn có thể vào lệnh buy. Khi đường MA(10) cắt đường MA(20) xuống phía dưới, các bạn vào lệnh sell.
- MACD giao nhau
Đường MACD là chỉ báo phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất trong việc xác định xu hướng giá. Cấu tạo của MACD bao gồm 2 đường, đường tín hiệu và đường trung bình động MACD. Khi 2 đường này cắt nhau là tín hiệu cho các trader có thể mua vào hoặc bán ra.
- Nếu đường MACD đi lên và cắt đường tín hiệu dự báo xu hướng tăng, các trader có thể đặt lệnh mua.
- Ngược lại, khi đường MACD đi xuống và cắt đường tín hiệu, điều này dự báo thị trường sẽ giảm, các nhà đầu tư nên cân nhắc mở lệnh bán.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Swing trading mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn cái nhìn bao quát về loại trading ngắn hạn đầy tiền năng này và có thể đánh giá tính phù hợp của nó với bản thân. Chúc bạn thành công!