Mô hình ABCD là gì? Đặc điểm và cách giao dịch trong Forex
Mô hình ABCD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trong thị trường tài chính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về mô hình ABCD, cách áp dụng nó vào thị trường để đạt hiệu quả nhất. Hãy cùng khám phá thêm về mô hình ABCD để trở thành một nhà giao dịch thành công nhé.
Mô hình ABCD là gì?
Mô hình ABCD còn có tên gọi đầy đủ là Harmonic ABCD. Mô hình này được phát triển bởi Scott Carney và được giới thiệu trong cuốn sách “Harmonic Trading” cùng với các mô hình Harmonic khác như: Mô hình cánh bướm, Gartley, Bat Pattern…
ABCD được đánh giá là mô hình đơn giản nhất trong các loại mô hình giá forex. Khi xuất hiện mô hình này, các nhà đầu tư thường kỳ vọng về sự đảo chiều của giá tại điểm D.
Tuy đơn giản nhưng để phát hiện ra mô hình ABCD ngoài sự tinh tường của đôi mắt đòi hỏi nhà đầu tư cần phải biết cách sử dụng Fibonacci. Theo đó, mô hình sẽ hoàn thành nếu thỏa mãn điều kiện AB, CD là 2 sóng song song với nhau và BC là đoạn điều chỉnh ở giữa. Đồng thời BC, CD phải đáp ứng các mức Fibonacci cụ thể.
Đặc điểm nhận dạng mẫu hình ABCD
Mẫu hình ABCB được hình thành từ 4 điểm A, B, C, D. Các điểm này khi nối lại với nhau sẽ tạo nên 3 đợt sóng là AB, BC và CD. Theo nguyên tắc biến động giá cũng sẽ có hai loại mẫu hình AB = BC tăng giá và giảm giá.
- AB = CD tăng giá, nếu thị trường đi lên tại D, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
- AB = CD giảm giá, thị trường đi xuống tại D nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.
Đặc điểm nhận dạng mẫu hình AB = CD tăng giá ( Bullish AB = CD)
- Cạnh AB đầu tiên sẽ theo chiểu giảm từ A xuống B
- Cạnh BC hình thành theo chiều tăng từ chân B lên đến C nhưng điểm C không cao quá A.
- Cạnh CD hình thành khi giá quay lại xu hướng giảm và điểm D thấp hơn điểm B, đồng thời AB phải bằng CD.
- Sau khi D hình thành, nhà đầu tư kiểm tra các tỷ lệ Fibonacci nếu thấy hợp lệ thì giá sẽ đảo chiều tăng tại D.
Đặc điểm nhận dạng mô hình AB = CD giảm giá ( Bearish AB = CD)
- Cạnh AB đầu tiên thể hiện sự tăng giá từ điểm A đến B
- Cạnh BC hình thành theo chiều hướng giảm sao cho điểm C nằm giữa A và B.
- Hình thành điểm D tạo nên cạnh CD sao cho điểm D nằm cao hơn B.
- Sau khi D hình thành, nhà đầu tư kiểm tra các tỷ lệ Fibonacci hợp lý tức là giá sẽ đảo chiều giảm xuống tại D.
Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình AB = CD
Mô hình AB = CD được xem là hoàn chỉnh khi tuân thủ đúng các ngưỡng Fibonacci cụ thể. Và tỷ lệ Fibonacci cơ bản được xây dựng trên mô hình AB = CD phải đáp ứng giá trị sau:
- BC thoái lui từ 0.382 – 0.886 so với AB.
- CD thoái lui từ 1.13 – 2.618 so với BC
Việc nhận định các mức Fibonacci khi thực hiện giao dịch với mô hình AB=CD khá quan trọng. Dựa vào các nhận định này, nhà đầu tư có thể xác định mô hình có chính xác hay không.
Ví dụ: Để hiểu rõ hơn về cách thức kết hợp giữa Fibonacci và mô hình AB=CD, chúng ta có thể nhìn vào mô hình dưới đây:
Theo mô hình trên, BC có giá trị điều chỉnh bằng 61.8% của cạnh AB, còn CD là 127.2% so với giá trị của BC. Đồng thời khi xét các chuyển động giá thì AB và CD có thời gian hình thành và độ dài tương đương với nhau.
Như vậy, chúng ta có thể thấy biên động giá mô hình trên đáp ứng các tiêu chí cơ bản của mô hình giá ABCD nên nhà đầu tư có thể tận dụng để giao dịch.
Phân loại mô hình AB = CD
Mô hình ABCD sử dụng để xác định đảo chiều của giá. Do đó, mô hình này cũng sẽ được phân loại dựa trên hoạt động tăng giá và giảm giá. Cụ thể như sau:
-
Mô hình AB = CD tăng giá (Bullish AB = CD)
Hình ảnh trên là một ví dụ của diễn biến tăng giá trong mô hình Bullish AB = CD. Theo đó bạn có thể thấy có đoạn AB giảm giá sau đó đảo chiều tăng tại BC và giảm giá tại CD. Độ cao của điểm C sẽ nằm giữa A và B, còn điểm D sẽ thấp hơn đáy B và cạnh AB = CD.
Ngoài ra, BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC nên đáp ứng hoàn toàn về mô hình ABCD tăng.
-
Mô hình AB = CD giảm giá (Bearish AB = CD)
Ngược lại với mô hình Bullish AB = CD, Bearish AB=CD thể hiện giá sẽ đảo chiều giảm. Mô hình này sẽ bắt đầu bằng nhịp tăng giá AB, BC điều chỉnh di chuyển ngược hướng với AB, sau đó CD lại tăng vọt lên và điểm D cao hơn đỉnh B. BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC.
Ngoài ra, BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC nên đáp ứng hoàn toàn về mô hình ABCD tăng.
-
Mô hình AB = CD giảm giá (Bearish AB = CD)
Ngược lại với mô hình Bullish AB = CD, Bearish AB=CD thể hiện giá sẽ đảo chiều giảm. Mô hình này sẽ bắt đầu bằng nhịp tăng giá AB, BC điều chỉnh di chuyển ngược hướng với AB, sau đó CD lại tăng vọt lên và điểm D cao hơn đỉnh B. BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC.
Tại D giá quay đầu giảm cho thấy thị trường đảo chiều giảm giá. Tuy nhiên, mô hình này chỉ cho kết quả chính xác khi chân CD = AB. Nếu độ dài chưa bằng nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch.
Cách giao dịch với mô hình ABCD
Mô hình ABCD có thể giúp nhà đầu tư vào lệnh chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu muốn thành công khi giao dịch thì phải có chiến lược thông minh. Cụ thể như thế nào thì mời các bạn tham khảo từng bước chi tiết dưới đây:
Bước 1: Xác định mô hình ABCD
Mô hình ABCD chỉ hợp lệ khi hội tụ đầy đủ những đặc điểm nhận dạng. Tức là nhà đầu tư cần xác định rõ xu hướng tăng, giảm giá, AB = CD, BC điều chỉnh giảm hoặc tăng, điểm B thấp hơn D, C thấp hơn A. Đồng thời BC đạt mức thoái lui 0.382 – 0.886 của AB, và CD đạt tỷ lệ thoái lui là 1.13 – 2.618 của BC.
Bước 2: Vào lệnh
Khi mô hình ABCD được xác nhận nhà đầu tư có thể tiến hành vào lệnh tại điểm D.
- Đối với mô hình ABCD tăng nhà đầu tư có thể vào lệnh BUY
- Đối với mô hình ABCD giảm thì vào lệnh SELL tại điểm D là hợp lý.
Bước 3: Xác định điểm cắt lỗ
Đặt lệnh cắt lỗ stop loss là hành động khôn ngoan để nhà đầu tư có thể bảo vệ tài khoản khi thị trường đi ngược lại xu hướng. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể đặt cắt lỗ như sau:.
- Nếu AB= CD tăng giá, điểm cắt lỗ nằm dưới điểm D
- Nếu AB = CD giảm giá, điểm cắt lỗ nằm trên điểm D.
Lưu ý: Với mô hình này điểm cắt lỗ và điểm vào lệnh sẽ rất gần nhau bởi nó cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ
Bước 4: Xác định điểm chốt lời
Mô hình ABCD cho thấy xu hướng đảo chiều khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động liên tục nên để thu được lợi nhuận kỳ vọng cần phải xác định được điểm chốt lời.
Theo đó, nhà đầu tư cần đặt chốt lời (take profit) cách điểm vào lệnh một đoạn bằng CD. Ngoài ra, dấu hiệu đảo chiều của mô hình này khá mạnh nên bạn có thể sử dụng lệnh chờ trailing stop để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình ABCD, cũng như cách nhận diện nó trên thị trường và áp dụng chúng thật hiệu quả khi giao dịch. Chúc các bạn thành công.