Category Phân tích cơ bản

phí Commission
Phí hoa hồng (Commission) trong Forex là gì? Lưu ý phí hoa hồng để chọn sàn giao dịch tốt.

Trong giao dịch forex, có một loại chi phí mà bạn sẽ luôn nghe nói đến là Commission. Vậy chính xác commission forex là gì? Phí commission forex ở mỗi sàn được tính như thế nào và có đặc điểm ra sao? Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm hiểu chính xác và chi tiết hơn về Commission nhé!

Các bạn muốn nhận lại tiền phí hoa hồng sàn Exness có thể liên hệ chúng tôi để nhận : “Backcom Exness là gì? Hướng dẫn nhận Backcom”

Commission Forex là gì?

Commission hay còn gọi là phí hoa hồng, nó là số tiền mà các nhà giao dịch ngoại hối cần phải trả cho sàn mỗi khi thực hiện lệnh: lệnh mở và lệnh đóng. Như vậy, nếu không tính các loại phí khác thì phí hoa hồng và phí spead là 2 loại thu nhập chủ yếu của sàn.

Phí commission có thể hiểu như việc rút, chuyển tiền từ ngân hàng, bạn sẽ tốn một khoản phí khá nhỏ. Khoản phí này dùng để duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên. Đối với sàn Forex cũng tương tự như thế, khoản phí commission họ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên.

Hiện nay trên thị trường có một số sàn Forex đưa ra lời hứa là miễn phí phí commission, tuy nhiên đó chỉ là lời quảng cáo từ sàn đến người dùng. Bởi lẽ sàn bắt buộc phải thu phí hoa hồng mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Thay vào đó sàn sẽ có những cách thu phí hoa hồng khác nhau.

Các loại phí hoa hồng thường gặp

Sẽ có 2 hình thức thu phí hoa hồng mà bạn thường gặp:

  • Khoản thu commission cố định: Ở loại commission này, sàn sẽ thu phí cố định với bất kỳ khối lượng hay bất kỳ cặp tiền nào. Thoạt nhìn đây có thể là loại hoa hồng tốt nhất vì bạn có thể xác định được phí hoa hồng mà mình sẽ mất. Tuy nhiên, nếu giao dịch với khối lượng thấp, điều này sẽ ảnh hường khá lớn đến lợi nhuận mà bạn nhận lại được.
  • Khoản thu commission dựa trên tỷ lệ phần trăm: Loại commission này sẽ thu tỷ lệ phần trăm khá thấp giữa sự chênh lệch mức giá mua và bán. Bạn nên lựa chọn mức commission thấp nhất là 1,5 pips và cao nhất là 5 pips dù thị trường có thay đổi đi chăng nữa.

Các sàn ngoại hối khác nhau có mức phí hoa hồng khác nhau

Sau khi hiểu được phí Commission là gì, thì bạn sẽ thấy sự chênh lệch về phí này giữa các sàn. Tất cả các sàn ngoại hối không thực sự bình đẳng, do đó mức phí giao dịch giữa các sàn cũng có sự chênh lệch. Và nó được giải thích sàn Forex là sàn không được quy định cụ thể về bên tham gia bao gồm: nhà tạo lập thị trường sơ cấp, ngân hàng và các công ty tổng hợp giá nhỏ lẻ,…

Nhà tạo lập thị trường càng có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng lớn, đưa ra nhiều giá tốt thì giá các cặp ngoại hối đưa ra giao dịch càng thấp. Nhờ đó mà hoa hồng giao dịch dựa trên sự chênh lệch giữa các cặp ngoại hối cũng thấp hơn. Với mức hoa hồng thấp hơn, các sàn có thể dễ dàng cạnh tranh với sàn có mức hoa hồng cao.

Tuy nhiên, có nhiều sàn nhỏ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người giao dịch để lừa gạt. Họ cung cấp mức chi phí hoa hồng thấp hay hầu như không có để nâng mức giá giao dịch của các cặp tiền chênh lệch khá nhiều so với các sàn lớn.

phí Commission

Công thức tính phí commission

Công thức tính phí được thực hiện theo 2 dạng phổ biến như sau:

Dạng 1 – Commission = X $/lot

Công thức tính cụ thể của dạng 1 sẽ là:

Commission = Khối lượng lot * X * 2

Ví dụ:

Giao dịch cặp tiền EUR/USD có khối lượng là 3 lot. Áp dụng mức phí hoa hồng chuẩn là 7 USD/lot/giao dịch.

=> Commission = 3 * 7 * 2 =  42 USD.

Dạng 2 – Commission = X$/1 triệu $ giao dịch

Công thức tính cụ thể của dạng 2 sẽ là:

Commission = Khối lượng giao dịch (USD) * (X:1.000.000) * 2

Ví dụ:

Giao dịch cặp tiền EUR/USD có khối lượng là 3 lot (300.000 USD). Áp dụng mức phí hoa hồng của sàn là 7 USD/1 triệu USD giao dịch.

=> Commission = 300.000 USD * (7:1.000.000) * 2 = 4.2 USD

Đây là các công tính được áp dụng thủ công khi tính phí commission forex. Nó giúp cho nhà đầu tư có thể hình dung và nắm chính xác hơn về loại chi phí này.

Ngày nay, việc tính phí hoa hồng ở các sàn forex chủ yếu được thực hiện tự động. Nó sẽ là một phần tích hợp có sẵn trên nền tảng giao dịch tiên tiến. Vì thế việc theo dõi và kiểm tra commission forex là gì không còn quá khó khăn, phức tạp nữa. Trader chỉ cần click chuột là đã có thể theo dõi ngay phần phí hoa hồng của mình.

Lưu ý về phí commission khi chọn sàn forex

Trước khi giao dịch ở bất kỳ một nhà môi giới nào đó, trader nên lưu ý về phí commission forex là gì. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giao dịch về sau. Những điểm lưu ý chính gồm có:

– Phí commission càng thấp thì khả năng tối ưu giao dịch sẽ càng cao. Kèm theo đó là mức lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư cũng tốt hơn rất nhiều.

– Ngoài phí hoa hồng, các nhà môi giới còn áp dụng thêm một số khoản phí khác. Trong đó thường có là phí spread (chênh lệch), phí swap (hoán đổi) và phí thanh toán nạp rút tiền.

– Trader cần lưu ý thêm ở các sàn áp dụng chính sách “No Commission”. Nếu miễn phí hoàn toàn phí hoa hồng, rất có thể broker này sẽ áp dụng các khoản phí khác cao hơn.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về phí commission forex là gì? Cũng như cách tính và lưu ý khi chọn sàn forex có áp dụng commission. Hy vọng các trader sẽ tham khảo kỹ càng hơn. Từ đó áp dụng vào chính giao dịch của mình một cách ưu việt nhất!

spread
Spread là gì? các yếu tố ảnh hưởng đến Spread

Spread là một trong những thuật ngữ phổ biến trong giao dịch ngoại hối. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn sàn giao dịch forex và lợi nhuận của các trader. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ spread là gì trong forex và thường nhầm lẫn chúng với phí hoa hồng của các nhà môi giới. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chênh lệch spread qua bài viết dưới đây nhé.

Spread là gì?

Spread là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán một sản phẩm nào đó. Trên thị trường forex, spread là sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask tại cùng một thời điểm.

Trong đó:

  • Giá Bid (giá chào mua) là mức giá mà công ty chấp nhận mua một cặp tiền tệ nào đó của bạn. Cũng có thể hiểu Bid là mức giá mà bạn có thể bán ra ngoài thị trường.
  • Giá Ask (giá chào bán) là mức giá thị trường sẽ bán cho bạn một loại tài sản nào đó. Cũng có thể hiểu, Ask là mức giá tốt nhất mà bạn có thể mua từ thị trường.

Thông thường giá Bid sẽ thấp hơn hoặc bằng giá Ask. Đây cũng là điều dễ hiểu vì giá mua lúc nào cũng sẽ cao hơn giá bán. Hiện nay, nguồn thu nhập chủ yếu của các sàn giao dịch là Spread. Vậy nên, khi các nhà đầu tư tham gia giao dịch phải tìm hiểu kỹ về phí Spread để tối đa hóa lợi nhuận.

Các tính spread trong Forex

Cách tính spread trong forex rất đơn giản, các chỉ cần áp dụng công thức sau:

SPREAD = GIÁ ASK – GIÁ BID

Thông thường đơn vị được dùng để đo spread sẽ là “pip” hoặc “point”, tức là spread tính bằng pip sẽ được dùng số thập phân thứ 4 của giá ask trừ đi số thập phân thứ 4 của bid. Hầu hết các cặp tiền tệ sẽ đều có 4 số thập phân nhưng Yên Nhật thì chỉ có 2 số.  

Ví dụ cụ thể:

  • Cặp tiền tệ EUR/USD được báo giá với giá mua là 1,13000 và giá bán là 1,13008 ⇒ phí spread = 1,13008 – 1,13000 = 0,00008 tương ứng với 0,8 pip hoặc 8 point.

     ⇒ 0,8 pip chính là khoản phí bạn phải trả cho sàn giao dịch để mở lệnh mua EUR/USD

  • Giả sử trên thị trường Forex, 1 pip trên mỗi hợp đồng có giá trị bằng 10 đơn vị đồng định giá ⇒ 1 pip = 10 USD. 

     ⇒ Khi giao dịch 1 lot, số tiền chênh lệch spread mà bạn phải trả cho sàn là: 0,8 x 10 = 8 USD

Các loại spread phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại spread phổ biến là spread cố định và spread thả nổi. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng:

1. Spread cố định

Spread cố định (Stable Spread) là loại Spread có giá trị gần như không đổi trong mọi điều kiện của thị trường. Loại Spread này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của chênh lệch và mức thay đổi giá trong một khung thời gian nhất định.

– Ưu điểm:

  • Các trader không cần lo lắng khi thị trường biến động, hạn chế rủi ro từ việc giãn spread.
  • Dễ dàng tính toán được chi phí trước khi vừa vào lệnh.
  • Spread cố định yêu cầu số vốn nhỏ nên phù hợp với những nhà giao dịch có tài chính hạn hẹp.
  • Phù hợp với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.

– Nhược điểm: 

  • Spread cố định thường cao hơn so với Spread thả nổi.
  • Trader sẽ gặp khó khi giá biến đổi và phải ép chịu một mức giá “không ưng ý” do bên môi giới yêu cầu. 
  • Bất lợi cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi spread cố định sẽ không phản ứng kịp với hiện tượng trượt giá, làm bạn bị thua lỗ.

spread

2. Spread thả nổi (co giãn)

Trái với spread cố định, spread thả nổi là giá trị thay đổi tùy thuộc vào độ chênh lệch giá của thị trường. Chúng có thể rơi ở mức giá đỉnh điểm hoặc thấp tùy vào từng thời điểm.

– Ưu điểm:

  • Spread thả nổi thường thấp hơn Spread cố định khá nhiều.
  • Khi giao dịch với Spread thả nổi, lệnh giao dịch của bạn không bị requote. Do đó, bạn có thể vào lệnh ngay lập tức mà không phải lo lắng lệnh không được khớp hay xảy ra tình trạng báo giá lại.
  • Giao dịch minh bạch, bởi bạn sẽ được cung cấp tỷ giá đúng với tỷ giá thị trường.
  • Phù hợp với các trader thích giao dịch lướt ván, tìm cơ hội mua và bán có lợi cho bản thân

– Nhược điểm:

  • Khi thị trường biến động mạnh Spread sẽ bị giãn. Do đó các trader cần tránh giao dịch khi có tin tức gây biến động thị trường.
  • Sẽ khó cho những traders mới tham gia vào thị trường
  • Khiến bạn dễ mất vốn, tiền đầu tư khi chọn sai thời điểm mua và bán

Các yếu tố ảnh hưởng đến spread

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến spread, các trader cần phải nắm rõ để chủ động trong các giao dịch:

  • Giá mua/bán của tiền tệ ở từng thời điểm: khoảng cách bid-ask càng xa thì spread càng lớn.
  • Tính thanh khoản: Các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn (dễ dàng mua hoặc bán) thì khoảng cách giữa giá mua và giá bạn sẽ thấp hơn.
  • Khối lượng giao dịch: Các tài sản có khối lượng giao dịch cao hơn thường sẽ có chênh lệch hẹp hơn.

Ngoài các yếu tố trên thì spread còn phụ thuộc vào rủi ro kinh tế, chính trị và điều kiện của thị trường. Khi thị trường bị giao động bởi những tin tức bất lợi hoặc có lợi về chính trị, kinh tế lập tức giá tiền tệ thay đổi làm spread cũng đổi theo.  

Tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch sẽ có mức spread khác nhau. Do đó, khi tham gia thị trường forex các trader nên lựa chọn những sàn giao dịch uy tín và có spread thấp để giảm thiếu chi phí và tăng lợi nhuận.

Một số sàn forex spread thấp nhất có thể kế đến như: sàn Exness với spread thả nổi từ 0,0 pip hay sàn IC Markets từ 0.0 pip đến 1.1 pip cho tất cả giao dịch….

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho trader những thông tin chi tiết về khái niệm spread là gì và các yếu tố ảnh hướng đến spread. Nhìn chung, để có thể thu về các khoản lợi nhuận khi đầu tư forex, các nhà giao dịch cần hết sức cẩn trọng và xem xét kỹ chênh lệch spread và tỉnh táo lựa chọn thời điểm vào lệch phù hợp.

Tham gia cộng đồng FxStreetVN zalo: https://zalo.me/g/ppyamy101

phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết

Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích thị trường forex được nhiều anh em trader ưa chuộng, bởi nó không cần phải sử dụng quá nhiều công cụ như phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, để phân tích hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, tài chính vi mô và vĩ mô… Vậy cụ thể, phân tích cơ bản là gì? Nó có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản trong thị trường tài chính nói chung là một phương pháp xác định giá trị nội tại của một loại tài sản, thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài như: kinh tế, xã hội, chính trị, tài chính… Từ đó, đưa ra dự báo xu hướng biến động của giá trong tương lai.

Mục đích của phân tích cơ bản chính là đánh giá xem tài sản đó đang bị định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại của nó hay không. Nếu cao hơn thì khả năng trong tương lai thị trường sẽ điều chỉnh giá giảm, còn nếu bị định giá thấp hơn thị trường sẽ điều chỉnh giá tăng để tài sản phản ánh đúng giá trị nội tại của nó.

Trong Forex, phân tích cơ bản thường xem xét các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc định giá đồng tiền của một đất nước. Nếu nó tốt, giá trị đồng tiền sẽ mạnh lên, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào quốc gia đó. Nhu cầu quy đổi tiền tệ để mua tài sản tại một quốc gia tăng lên cho thấy đồng tiền của quốc gia đó càng có giá trị.

Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản

Thông thường, khi tham gia giao dịch forex các trader thường quan tâm đến các cặp tỷ giá chính (có chứa đồng đô la Mỹ). Do đó, khi phân tích cơ bản các nhà đầu tư cần phải phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền tệ này. Đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ, bởi USD chính là đồng tiền mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn đến các đồng tiền của những quốc gia khác.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá của các cặp tiền tệ trong forex. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này sẽ tập trung vào phân tích 3 yếu tố chính có tác động lớn đến giá trị tiền tệ của một quốc gia, đó là:

1. Các yếu tố kinh tế

Tiền tệ của một quốc gia có giá trị hay không sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó có mạnh hay không. Nếu kinh tế của quốc gia đó phát triển mạnh thì đương nhiên giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ tăng cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia chúng ta sẽ xem xét các chỉ số như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp..

  • Lãi suất

Lãi suất là chỉ số quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến giá cả của các loại tiền tệ đặc biệt là lãi suất chiết khấu. Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại sẽ lấy đó làm cơ sở để ấn định và điều chỉnh lãi suất cho các cá nhân, tổ chức.

Khi lãi suất tăng yêu cầu ngân hàng phải gia tăng tiền dự trữ. Như vậy số tiền cho vay sẽ giảm và lãi suất vay tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm, các ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Khi này các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô, kinh tế phát triển đẩy giá của đồng tiền nội tại tăng lên.

Tuy nhiên, trong dài hạn nếu cho vay nhiều chứng tỏ lượng tiền lưu thông trên thị trường nhiều sẽ dẫn đến lạm phát và đồng tiền sẽ mất giá. Nếu lãi suất tăng thì đồng nội tệ cũng sẽ tăng.

lãi suất

  • Lạm phát

Lạm phát là tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát chính là do lượng tiền đang lưu thông quá nhiều nhiều. Khi này để cân bằng các ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát lãi suất để đồng tiền quốc gia đó có thể tăng giá.

Dựa vào chỉ số này trader có thể dự đoán được xu hướng tăng hay giảm của một đồng tiền nào đó. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng giao dịch Forex luôn đi theo cặp nên cần phải phân tích tổng thể cả 2 đồng tiền để đưa ra lựa chọn hợp lý.

  • Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kém, không mở rộng và bị ngưng trệ… Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia và hiển nhiên giá nội tại cũng sẽ giảm. Ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ các cơ sở sản xuất đang mở rộng quy mô, kinh tế của đất nước tốt nên giá của đồng nội tệ sẽ tăng.

  • GDP – Tổng sản phẩm quốc nội

GDP là thước đo tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn cụ thể. Các nhà đầu tư có thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của GDP để xác định mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng GDP tăng chưa thể khẳng định được kinh tế của quốc gia tốt. Bởi nếu lượng hàng hóa sản xuất nhiều nhưng không thể tiêu thị thì hàng sẽ tồn động, tiền sẽ âm 1 chỗ, doanh nghiệp điêu đứng. Từ đó sẽ dẫn đến kinh tế bị trì trệ. Do vậy khi đánh giá, nhà đầu tư cần xem xét thêm 2 yếu tố là cung cầu.

2. Các yếu tố chính trị – xã hội

Các yếu tố chính trị của một quốc gia bao gồm: luật lệ, bộ máy quản lý, quân sự, biểu tình, đình công…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Một quốc gia có tình hình chính trị không tốt hay thường xuyên xảy ra các sự kiện xã hội mang tính tiêu cực như: biểu tình, bạo động, xung đột quân sự,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và làm suy yếu giá trị đồng nội tệ.

Ngoài ra, các sự kiện quan trọng như bầu cử cũng luôn được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

bầu cử Mỹ

Các yếu tố về chính trị thường có mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ nhẹ hơn so với các yếu tố về kinh tế, tuy nhiên nó vẫn quan trọng hơn trong dài hạn.

3. Các sự kiện bất ngờ

Các sự kiện bất ngờ như: thiên tai, bão lụt, sóng thần… cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng kinh tế của một đất nước, từ đó sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp phân tích cơ bản

Bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định, và phân tích cơ bản cũng không ngoại lệ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản forex, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích này.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ dự đoán các xu hướng dài hạn khá chính xác.
  • Các tin tức tác quan trọng thường gây nên tác động mạnh đến giá. Nếu nhanh nhạy có thể nắm bắt thời cơ để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Hoặc cũng có thể phản ứng kịp thời để giảm thiểu các rủi ro.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với các chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc scalping.
  • Không phù hợp với các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm.
  • Phải dành nhiều thời gian đọc tin tức và nhanh nhạy với các thông tin

Công cụ phân tích cơ bản trong Forex

Để phân tích cơ bản thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các nguồn thông tin có sẵn, bao gồm:

  • Đối với các yếu tố kinh tế

Các chỉ số kinh tế như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp… các nhà đầu tư có thể theo dõi thông qua chính sách tiền tệ, bản công bố lãi suất của ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… Nếu muốn theo dõi các tin tức kinh tế, tài chính của Mỹ, nhà đầu tư có thể xem trên các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ như: Bloomberg, CNN, Fox News, CBS…

Trong forex, các đồng tiền được nhà đầu tư quan tâm nhất gồm: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, CHF, NZD. Do đó, nhà đầu tư có thể theo dõi các thông tin của NHTW các quốc giá đó qua: FED, ECB, BoE, BoJ, RBA, BoC, SNB và RBNZ.

  • Đối với các yếu tố chính trị, xã hội:

Về vấn đề chính trị – xã hội, các nhà đầu tư có thể theo dõi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội, báo chí… để nắm bắt thông tin kịp thời.

  • Lịch kinh tế

Đây là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Lịch kinh tế sẽ cung cấp thông tin về chỉ số kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm: thời gian, mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó… 

Xem lịch kinh tế ở một vài website uy tín: investing, ForexFactory, …

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về phân tích cơ bản là gì, ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản trong forex. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp nhà đầu tư tìm ra phương pháp phân tích thị trường ngoại hối phù hợp với mình.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Tham gia cộng đồng FxStreetVN zalo: https://zalo.me/g/ppyamy101