giá vàng
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng năm 2025
​​​​​​​Giá vàng trong nước có thể tăng từ 7 – 8% trong năm 2025, nếu mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế không thay đổi

Việc phát triển công cụ tài chính mới và điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, có thể giúp ổn định thị trường vàng và giảm rủi ro vĩ mô.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Năm 2025, giá vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố trong và ngoài nước, bao gồm giá vàng thế giới, đồng đô la Mỹ, chính sách tiền tệ, nhu cầu vàng trong nước và tình hình lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, Việt Nam cần có cái nhìn toàn diện hơn để phát triển các chính sách phù hợp, giảm thiểu rủi ro tài chính và ổn định thị trường vàng.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá vàng trong năm 2025 là giá vàng thế giới. Dù Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách kiểm soát nhằm hạn chế đầu cơ vàng, giá vàng quốc tế vẫn có tác động lớn đến thị trường trong nước thông qua hoạt động nhập khẩu.

Mới đây nhất, Goldman Sachs đã một lần nữa điều chỉnh nâng mức dự báo giá vàng lên mức 3.300 USD/ounce vào cuối năm 2025 so với mức 2.890 USD/ounce và 3.100 USD/ounce như đã dự báo trước đó, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia mới nổi, vẫn duy trì hoạt động bổ sung vàng vào dự trữ. Điều này có thể dẫn đến việc giá vàng trong nước tăng từ 7 – 8% trong năm 2025, nếu mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế không thay đổi.

Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ lại có ảnh hưởng kép đến giá vàng. Đồng USD yếu đi có thể tạo áp lực làm tăng giá vàng quốc tế, bởi vàng thường có mối quan hệ nghịch chiều với USD. Đồng thời, sự suy yếu của USD cũng có thể làm giảm tỷ giá USD/VND, giúp giảm chi phí nhập khẩu vàng và tác động ngược lại đến giá vàng trong nước. Tuy nhiên, chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động tỷ giá, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến giá vàng.

Chính sách tiền tệ và quản lý thị trường vàng cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Lãi suất thấp trong những năm qua đã thúc đẩy dòng vốn chảy vào các kênh đầu tư như vàng và bất động sản, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, dự báo trong năm 2025, với sự phục hồi của nền kinh tế và xu hướng lãi suất có thể tăng nhẹ, dòng vốn đầu cơ có thể giảm bớt. Hơn nữa, các biện pháp hành chính của Chính phủ nhằm kiểm soát thị trường vàng, như siết chặt nhập khẩu và điều chỉnh chênh lệch giá, sẽ giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ và ổn định thị trường.

giá vàng

Nhu cầu vàng trong nước cũng tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá vàng. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ trong nhu cầu vàng vào quý III/2024 do giá vàng tăng cao, nhưng vàng vẫn được xem là một kênh đầu tư an toàn và phổ biến trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động. Khi lạm phát gia tăng, người dân thường tìm cách bảo vệ tài sản bằng cách tích trữ vàng, một xu hướng đã được chứng minh qua các giai đoạn khủng hoảng trước đây.

Cuối cùng, lạm phát là yếu tố không thể bỏ qua trong năm 2025. Vàng được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát, khi nền kinh tế đối mặt với áp lực giá cả tăng cao. Nếu lạm phát tại Việt Nam duy trì ở mức cao trong năm 2025, nhu cầu nắm giữ vàng sẽ tăng lên. Điều này sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu vàng toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia phát triển như Mỹ và các nền kinh tế lớn khác vẫn phải đối mặt với lạm phát cao hơn mức mục tiêu.

Rủi ro và khuyến nghị chính sách

Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam cũng cần đối mặt với các rủi ro tài chính vĩ mô. Việc phụ thuộc vào vàng như một công cụ đầu tư chính có thể tạo ra những biến động mạnh mẽ, nhất là khi giá vàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu như sự biến động của đồng bạc xanh hay tình hình địa chính trị.

Sự thiếu hụt các kênh đầu tư thay thế phù hợp cũng có thể khiến vàng trở thành tài sản đầu cơ, gây méo mó thị trường. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu vàng sẽ tạo ra áp lực lên tỷ giá và cán cân thanh toán, nếu giá vàng quốc tế tiếp tục tăng mạnh mà không có sự điều tiết hợp lý từ Chính phủ.

Khi so sánh với các quốc gia khác, có thể thấy một số bài học đáng chú ý. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có lượng tiêu thụ vàng lớn, nhưng họ đã có chiến lược dài hạn để điều tiết thị trường vàng. Trung Quốc, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, nhờ đó giảm thiểu tình trạng đầu cơ và giảm áp lực nhập khẩu vàng.

Ngoài ra, Singapore lại đi theo hướng phát triển thị trường vàng tài chính, khuyến khích đầu tư vàng thông qua các sản phẩm tài chính như ETF vàng, thay vì chỉ dựa vào vàng vật chất. Điều này giúp giảm bớt tác động của những biến động giá vàng và giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận vàng mà không phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung.

Hay tại Thái Lan và Indonesia đã phát triển các cơ chế điều tiết tỷ giá và sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá vàng. Những quốc gia này đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm tài chính thay thế để người dân không quá phụ thuộc vào vàng vật chất.

Để giải quyết những thách thức trong việc quản lý giá vàng và giảm thiểu các rủi ro tài chính, Việt Nam có thể tham khảo một số chính sách từ các quốc gia trên:

Thứ nhất, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm vàng tài chính như ETF vàng, chứng chỉ vàng… Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự đầu cơ vào vàng vật chất mà còn tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận vàng dễ dàng và an toàn hơn.

Thứ hai, cần có chính sách linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ và các giao dịch không minh bạch.

Thứ ba, Việt Nam cần phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các công cụ này sẽ giúp ổn định tỷ giá và giảm thiểu rủi ro khi giá vàng quốc tế biến động mạnh.

Thứ tư, Chính phủ cũng nên khuyến khích các kênh đầu tư thay thế như chứng khoán, bất động sản và các sản phẩm tài chính khác để giảm sự phụ thuộc vào vàng, tạo ra sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của người dân.

Nhìn chung, năm 2025 sẽ là một năm đầy thách thức đối với thị trường vàng Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua việc phát triển các công cụ tài chính mới và điều chỉnh các chính sách tiền tệ, Việt Nam có thể ổn định thị trường vàng và giảm thiểu các rủi ro tài chính vĩ mô. Các chính sách linh hoạt, kết hợp với việc học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, sẽ giúp thị trường vàng Việt Nam trở nên minh bạch và ổn định hơn trong tương lai.

nguồn: 24hmoney

FED
Fed giữ nguyên lãi suất, nhà đầu tư cần lưu ý gì ?

Giá vàng tăng vọt, liên tiếp lên mức cao kỷ lục mới dù Fed giữ nguyên lãi suất sau 3 lần giảm trước đó trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị leo thang.

Fed giữ nguyên lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đêm qua (19/3) quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 4,25-4,5%/năm dù chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng yếu hơn dự báo, ở mức 2,8% so với cùng kỳ.

Lạm phát ổn hơn, nhưng giá cả hàng hóa và dịch vụ có nguy cơ tăng do căng thẳng thương mại và địa chính trị – đây là yếu tố khiến Fed thận trọng chưa tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ vốn đã được thắt chặt từ giữa năm 2022 sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Thông thường, quyết định thận trọng của Fed sẽ khiến đồng USD tăng giá, qua đó gây áp lực lên giá vàng. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường đã khác. Đồng USD tiếp tục giảm giá và vàng leo thang lên mức cao kỷ lục mới.

Mặc dù nguy cơ lạm phát từ cuộc chiến thương mại là rất cao, nhưng Fed vẫn dự báo có thêm hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025, với tổng mức giảm khoảng 50 điểm cơ bản.

Cũng trong cuộc họp đêm qua, các quan chức đã cập nhật dự báo lãi suất và kinh tế cho năm 2025 và đến năm 2027, điều chỉnh tốc độ giảm dần các khoản nắm giữ trái phiếu. Theo đó, Fed hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống chỉ còn 1,7% cho năm 2025, thay vì mức 2,1% như trước đó.

Fed cũng điều chỉnh dự báo lạm phát lõi lên 2,8%, cao hơn so với mức 2,5% như trước.

Sở dĩ Fed tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng là bởi “bầu không khí bất ổn hiện tại” và sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế đã tăng lên”. Trong khi đó, nhiệm vụ chính của cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Mỹ là tối đa hoá việc làm và kiểm soát lạm phát ở mức thấp.

Sự phân hóa còn rõ nét hơn trong các thành viên Fed. Trong cuộc họp, có tới 4 người đưa ra quan điểm không thay đổi lãi suất trong năm 2025, thay vì chỉ 1 người có quan điểm như vậy tại cuộc họp hồi tháng 12 năm ngoái.

Các dự báo cũng cho thấy, Fed sẽ có hai đợt giảm lãi suất trong năm 2026 và thêm một đợt vào năm 2027. Fed kỳ vọng lãi suất chuẩn dài hạn sẽ ổn định ở mức khoảng 3%.

Quyết định của Fed diễn ra trong bối cảnh thị trường tài chính Mỹ biến động mạnh ở đầu nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã tung ra một loạt các biện pháp thuế quan đối với thép, nhôm và nhiều mặt hàng khác đã tạo ra làn sóng lo ngại trên thị trường tài chính. Washington đe dọa tung thêm các biện pháp mạnh hơn vào đầu tháng tới.

Như vậy, Fed tiếp tục duy trì chính sách “tạm dừng”. Tuy nhiên, nước Mỹ cũng như thế giới vẫn đang trong chu kỳ nới lỏng tiền tệ nhằm ứng phó với tăng trưởng kinh tế chậm lại.

FED

Thị trường tài chính, hàng hóa thế giới ra sao?

Mặc dù không giảm lãi suất nhưng Fed vẫn phát tín hiệu khá rõ ràng về xu hướng nới lỏng tiền tệ trong năm 2025. Đây là yếu tố giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng hơn 380 điểm (tương đương tăng hơn 0,9%).

Chỉ số tầm rộng S&P 500 xoá bớt phần lớn mức giảm kể từ cuối tháng 2.

Thị trường chứng khoán Mỹ trước đó giảm rất mạnh và đã rơi vào vùng suy thoái. Dù vậy, theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, kinh tế Mỹ “nhìn chung đang mạnh mẽ và đã đạt được những tiến triển đáng kể”, “các điều kiện của thị trường lao động vững chắc, lạm phát đã tiến gần hơn mục tiêu dài hạn 2% dù còn ở mức cao”.

Ông Powell cũng cho biết bất kỳ tác động nào từ vấn đề thuế quan đối với lạm phát có thể chỉ là ngắn hạn, là “tạm thời”.

Tuy nhiên, vàng tiếp tục tăng giá và lập kỷ lục cao mới sau cuộc họp của Fed. Giá vàng giao ngay có lúc lên gần 3.055 USD/ounce (đỉnh cao lịch sử) và tới 8h30 sáng 20/3 ở mức 3.052 USD/ounce.

Vàng vẫn là loại tài sản thu hút dòng tiền khi lạm phát ở mức cao hoặc/và thị trường tài chính biến động mạnh. Lãi suất có xu hướng giảm và một đồng USD đang yếu dần cũng là yếu tố hỗ trợ cho vàng.

Bất ổn địa chính trị leo thang ở Trung Đông, trong khi tại Ukraine vẫn bất ổn khiến vàng tăng giá. Nga và Ukraine đang cáo buộc nhau vi phạm thoả thuận mới về việc kiềm chế tấn công các mục tiêu năng lượng chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Giá dầu đi ngang sau tuyên bố của Fed. Dầu Brent tăng nhẹ lên 70,8 USD/thùng, còn dầu WTI tăng 0,4% lên 67,2 USD/thùng.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh ngân hàng trung ương sẽ theo dõi sát sao các diễn biến kinh tế và sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu cần thiết. Dù vậy, cũng nhiều người lo ngại về cụm từ “tạm thời” của ông Powell khi nói tác động của thuế quan đối với lạm phát.

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 (năm 2021-2022), Powell cũng từng mô tả đà tăng lạm phát là “tạm thời”. Nhưng trên thực tế, lạm phát đã lên tới 9,1% vào tháng 6/2022 và dai dẳng tới tận bây giờ.

Sáng 20/3, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng không thay đổi chính sách lãi suất khi các mối đe dọa thuế quan gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ (NDT). PBoC giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm ở mức 3,1% và kỳ hạn 5 năm ở mức 3,6%/năm.

nguồn: vietnamnet

vàng
CPI LÀ GÌ? CPI TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TỚI GIÁ VÀNG?

Kỳ vọng Lam phát là yếu tố có tác động rất lớn tiến tới xu hướng giá vàng. Khi tận hưởng được kỳ vọng tăng, giá vàng sẽ rất mạnh mẽ mang lại lợi ích từ một tài sản phi lợi suất. Vì vậy, là một nhà tư nhân và giao dịch vàng, để theo dõi khả năng phát hiện chắc chắn mà bạn sẽ không thể bỏ qua chỉ số này!

Chỉ số CPI là gì?

CPI là viết tắt của Chỉ số giá tiêu dùng hay Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là số được sử dụng để đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Nó đo lường sự thay đổi giá cả từ khía cạnh của người dùng và là cách thức chính để đo lường sự thay đổi trong xu hướng thu mua và phát.

CPI lõi cũng tương tự như CPI nhưng trong thành phần tính toán sẽ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng (các mặt hàng có giá trị biến đổi lớn).

Chỉ số CPI và CPI cơ bản của Mỹ được công bố hàng tháng và rất quan trọng đối với thị trường.

CPI hoạt động như thế nào tới giá vàng và thị trường chung?

Lạm phát luôn là mối quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng Trung thương (NHTW), thông thường phát sẽ được duy trì cố định ở một mức tiêu điểm (như tại Mỹ là 2%).

Khi phát quá thấp hoặc quá cao để đạt được mục tiêu, NHTW sẽ phải điều chỉnh các công cụ tiền tệ chính của mình để phát tăng hoặc giảm xuống rồi ổn định ở mục tiêu. Theo đó, các nhà giao dịch và đầu tư thường xuyên theo dõi việc phát hiện để đưa ra dự đoán về danh sách tiền tệ chính của NHTW vì danh sách tiền tệ chính có hoạt động rất lớn đối với giá của các loại tài sản.

Chỉ số CPI

Dưới đây là các trường hợp lý CPI có tác động rất mạnh tới thị trường và giá Vàng:

Đối với thị trường:

  • Trong bối cảnh xảy ra cao, Chỉ số CPI tiếp tục tăng mạnh sẽ tạo ra thị trường kỳ vọng rằng NHTW phải thắt chặt hơn.
  • Trong bối cảnh xảy ra, chỉ số CPI yếu kém sẽ tạo ra thị trường kỳ vọng rằng NHTW sẽ chắc chắn hơn.

Đối với giá vàng:

  • Nếu CPI tăng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, làm cho USD mạnh lên và giá Vàng có thể giảm.
  • Ngược lại, nếu CPI thấp hơn dự kiến, giá Vàng có khả năng phục hồi và tăng.

Trong bối cảnh hiện tại, sau khi NHTW đã mở khóa rất mạnh tay để cứu nền kinh tế khởi động Covid-19, giải phát đã tăng tốc rất nhanh và mạnh. Điều này làm cho chỉ số CPI trở nên rất quan trọng vì nếu nó tiếp tục tăng, thị trường sẽ kỳ vọng nhiều hơn về việc làm NHTW (Fed) phải sớm thắt chặt chính sách tiền tệ hơn từ đó khiến USD tăng mạnh và hoạt động tiêu tới cực giá vàng.

vàng
Giá vàng vượt mốc 2.700 USD/ounce, đạt kỷ lục mới

Vàng thế giới băng băng đi lên và chính thức vượt mốc 2.700 USD/ounce – kỷ lục mới của giá vàng sau nhiều ngày tăng khá chậm rãi trước đó.

Hiện giá vàng giao ngay giao dịch ở mức 2.707,9 USD/ounce tăng tới 33 USD/ounce so với ngày hôm qua. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York cũng tăng 15 USD/ounce, đạt 2.722,8 USD/ounce. Đây đều là những kỷ lục mới vừa được xác lập.

Cú bật của vàng xuất hiện bất chấp đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn đang giữ xu thế tăng khá vững vàng. Trước đó, kỳ vọng ngày càng chắc chắn hơn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất phần nào đã khiến giá vàng giao dịch “chùn chân” phần nào trước áp lực tăng của đồng đô la Mỹ.

Vai trò tài sản trú ẩn an toàn cùng việc hưởng lợi từ triển vọng chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương lớn đang hỗ trợ kim loại quý này. Ngay vừa tối qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức công bố quyết định cắt giảm lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản.

Số liệu được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 1/10 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Eurozone chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 2,2% của tháng 8, do chi phí năng lượng giảm mạnh. Lạm phát đã chậm lại và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Do đó, động thái trên đã sớm được các chuyên gia và giới đầu tư dự kiến, thậm chí dự trù cho kịch bản tiếp tục có thêm lần giảm tiếp theo trong các cuộc họp từ nay cho đến tháng 3/2025. Đây là lần thứ ba trong năm ECB sau lần giảm hồi tháng 6 và tháng 9 vừa qua.

vàng

Sức nóng của vàng thế giới nhanh chóng lan tới các sản phẩm vàng nhẫn trên thị trường. Thực tế vàng nhẫn đã tăng giá nhanh từ cuối giờ chiều qua.

Mở cửa sáng 18/10, tác động của thị trường thế giới tiếp tục đẩy giá tăng cao, nhiều nơi chấp nhận thu mua nhỉnh hơn vàng miếng tới vài trăm nghìn đồng mỗi lượng. Phú Quý công bố giá vàng nhẫn ở mức 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Tập đoàn DOJI và Bảo Tín Minh Châu chỉ thấp hơn  khoảng 100.000 đồng mỗi lượng. Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng nhẫn chưa biến động quá nhiều, nhưng hiện cũng giao dịch ở mức 83,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,75 triệu đồng/lượng (bán ra). Đây cũng là giá mua thấp nhất đối với sản phẩm nhẫn 9999 trên thị trường hiện tại.

Trái với biến động nhanh của vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang. Giá vàng miếng bán ra tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) và 4 ngân hàng có vốn nhà nước tiếp tục ở mức 86 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua vào, SJC và đa số hãng vàng công bố mức thu mua 84 triệu đồng/lượng, cũng tăng tương ứng mức tăng chiều bán ra. Riêng Vàng Mi Hồng (TP.HCM) mua vào với giá 85,3 triệu đồng/lượng.

Không riêng vàng, tỷ giá VND/USD cũng tăng nhanh từ hôm qua. Tỷ giá mua đã chính thức trở lại mốc 25.000 đồng. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức 25.040 VND/USD (mua vào) và 25.400 VND/USD (bán ra). Xu hướng tăng nhanh và chóng mặt trên đã kéo tỷ giá USD tại các ngân hàng tăng hơn 4%.

Chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở  mức cao nhất trong 11 tuần quanh mức 103,8 điểm. Nhiều khả năng, đồng đôla sẽ có tuần tăng thứ ba liên tiếp với diễn biến hiện tại.

giá vàng
Dự báo giá vàng quý 4 năm 2024: Tiếp tục tăng hay sẽ điều chỉnh giảm?

Thị trường vàng đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào năm 2024. Biến động đáng kể nhất xảy ra vào quý 3 năm 2024, khi nến quý là lớn nhất trong số tất cả các quý của năm. Bất ổn địa chính trị và việc cắt giảm lãi suất của Fed trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã làm suy yếu đồng đô la Mỹ, đây là những yếu tố chính đằng sau đợt tăng giá mạnh này. Bài viết này trình bày phân tích kỹ thuật về thị trường vàng và các chất xúc tác gần đây để hiểu hành vi giá và dự báo biến động giá vàng trong quý cuối cùng của năm 2024.

Dự báo giá vàng cho quý 4 năm 2024

Thị trường vàng đang có xu hướng tăng cao hơn và cho thấy mức tăng giá mạnh trong quý 3 năm 2024. Biểu đồ theo mùa bên dưới hiển thị dữ liệu giá trong 10 năm qua. Người ta thấy rằng tháng 10 thường là tháng giá đạt đỉnh hoặc tháng hợp nhất. Biểu đồ cho thấy năm 2023 và 2015 là những năm thị trường vàng trải qua mức tăng giá đáng kể vào tháng 10. Tuy nhiên, tất cả các năm khác trong thập kỷ qua đều cho thấy sự hợp nhất giá trong phạm vi. Một quan sát thú vị khác là tháng 9 đã mạnh vào năm 2024. Do đó, rất có thể nếu mục tiêu vàng là 2.700-3.000 đô la đạt được vào tháng 10, có thể sẽ có một đợt điều chỉnh giá mạnh và nhanh chóng vào tháng 10 hoặc tháng 11, sau đó là tháng 12 mạnh.

giá vàng

Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ phần trăm các tháng giá vàng đóng cửa cao hơn giá mở cửa trong thập kỷ qua. Có thể thấy rằng tháng 10 có 56% khả năng đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Tuy nhiên, biểu đồ giá thường cho thấy mô hình hợp nhất. Vì tháng 9 năm 2024 mạnh, nên khả năng giá tăng mạnh trong nửa đầu tháng 10, sau đó là điều chỉnh giá, có thể gây rủi ro trong quý 4 năm 2024. Do đó, khả năng điều chỉnh giá là có thể xảy ra trong quý cuối cùng của năm 2024, vào tháng 10 hoặc tháng 11, nhưng đợt điều chỉnh giá này có thể dẫn đến mức tăng giá mạnh vào tháng 12 năm 2024 và sang năm sau.

giá vàng

Động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng mạnh trong quý 4 năm 2024

Đợt tăng giá vàng gần đây được thúc đẩy bởi một số chất xúc tác chính đã củng cố sức hấp dẫn của kim loại này đối với các nhà đầu tư. Đầu tiên, kỳ vọng về việc Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất đã đóng một vai trò quan trọng. Với việc Fed đã thực hiện cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9 năm 2024, thị trường dự đoán sẽ nới lỏng thêm, có khả năng lên tới 75 điểm cơ bản nữa vào cuối năm. Lập trường chính sách tiền tệ ôn hòa này làm suy yếu lợi suất của các tài sản truyền thống như trái phiếu, khiến vàng không mang lại lợi suất trở thành khoản đầu tư hấp dẫn hơn. Hơn nữa, những đợt cắt giảm lãi suất này báo hiệu triển vọng kinh tế đang yếu đi, điều này thường thúc đẩy nhu cầu về các tài sản trú ẩn an toàn.

vàng

Ngoài chính sách tiền tệ, các mối quan ngại về địa chính trị cũng hỗ trợ cho đợt tăng giá vàng. Xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, cùng với sự leo thang gần đây ở Trung Đông giữa Israel và Hamas, đã làm gia tăng sự bất ổn toàn cầu. Những rủi ro địa chính trị như vậy thúc đẩy các nhà đầu tư hướng đến các tài sản trú ẩn an toàn, vì vàng theo truyền thống là một biện pháp phòng ngừa bất ổn địa chính trị và bất ổn kinh tế. Hành vi “chạy trốn đến nơi an toàn” này có thể sẽ tiếp diễn nếu những căng thẳng địa chính trị này vẫn chưa được giải quyết, tạo nền tảng vững chắc cho đà tăng giá của vàng.

Sự suy giảm của đồng đô la Mỹ cũng là một yếu tố then chốt hỗ trợ đà tăng giá của vàng. Kể từ cuối tháng 6, đồng đô la Mỹ đã suy yếu, ghi nhận các khoản lỗ hàng tuần liên tiếp khi triển vọng ôn hòa của Fed làm giảm sức hấp dẫn của nó. Đồng đô la Mỹ yếu hơn khiến vàng, được định giá bằng đô la, trở nên dễ mua hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác, do đó thúc đẩy nhu cầu. Miễn là Fed tiếp tục nghiêng về việc cắt giảm lãi suất và đồng đô la Mỹ vẫn chịu áp lực, xu hướng tăng giá vàng hiện tại có khả năng sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, xét đến sự gia tăng gần đây của kim loại này, có thể cần phải có sự thoái lui trong ngắn hạn để tránh kịch bản mua quá mức.

Hơn nữa, triển vọng vàng đạt mục tiêu giá là mức 3.000 đô la là có khả năng xảy ra nếu kỳ vọng về việc Fed tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ vẫn được duy trì. Bất ổn địa chính trị dai dẳng và Fed ôn hòa báo hiệu lãi suất thấp kéo dài, nhưng các động lực cơ bản cho vàng vẫn mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nên lưu ý đến khả năng biến động, nhưng xu hướng chung vẫn chỉ ra triển vọng tăng giá cho kim loại màu vàng trong tương lai gần.

Kết luận

Tóm lại, đà tăng giá trên thị trường vàng được thúc đẩy bởi các mô hình kỹ thuật mạnh mẽ và các yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ. Điều này cho thấy giá có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong ngắn hạn, nhắm mục tiêu vào mức từ 2.700 đến 3.000 đô la trong quý 4 năm 2024. Mặc dù có thể xảy ra sự điều chỉnh theo mùa vào tháng 10 hoặc tháng 11, nhưng sự thoái lui như vậy sẽ mang đến cơ hội mua cho các nhà đầu tư dài hạn. Các chất xúc tác chính bao gồm kỳ vọng của Fed về việc cắt giảm lãi suất thêm, căng thẳng địa chính trị và đồng đô la Mỹ yếu hơn, tiếp tục hỗ trợ cho đợt tăng giá của vàng. Do đó, bất chấp sự biến động tiềm ẩn trong ngắn hạn, triển vọng vẫn lạc quan, với triển vọng đạt mục tiêu giá 3.000 đô la nếu các điều kiện hiện tại vẫn tiếp diễn.

giá vàng
Vàng kỷ lục trên 2.500 USD/ounce, điều gì sẽ xảy ra sắp tới?

Vàng đang ở mức giá kỷ lục khi vượt qua ngưỡng 2.500 USD/ounce do thị trường đặt nhiều kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong tháng tới.

Vàng được giao dịch quanh mức kỷ lục 2.500 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng ngày 20/8, theo dữ liệu của Trading Economics. Như vậy, vàng trở thành một trong những mặt hàng có hiệu suất sinh lời tốt nhất năm 2024 khi đã tăng giá tới 21% kể từ đầu năm đến nay.

giá vàng

Các ngân hàng, bao gồm ANZ dự đoán vàng vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng giá. Còn giới phân tích dự đoán 5 động lực chính dưới đây sẽ chi phối thị trường vàng trong thời gian tới.

Lãi suất thực

Đợt tăng giá mới nhất của vàng chủ yếu là do kỳ vọng rằng các quan chức Fed sẽ sớm bắt đầu hạ lãi suất, với một đợt cắt giảm sẽ được thực hiện trong cuộc họp chính sách vào tháng tới. Câu chuyện đó sẽ kéo lãi suất thực xuống thấp hơn, tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho vàng thỏi – một sản phẩm đầu tư vốn không trả lãi.

Những động thái gần đây như giá vàng cao hơn và lãi suất thấp hơn, báo hiệu rằng các động lực vĩ mô truyền thống như lợi suất trái phiếu đang quay trở lại vị thế hàng đầu. Đầu năm nay, vàng thỏi vẫn tăng giá ngay cả khi lợi suất trái phiếu tăng, một mô hình biến động bất thường khiến các nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm không ngờ tới. Sự phân tách quan hệ giữa giá vàng và lợi suất trái phiếu ở thời điểm đó chủ yếu là do hoạt động mua vàng mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Quyết sách của Fed

Khi giá vàng tăng cao hơn, nhiều quỹ đầu cơ và nhà đầu tư gia nhập thị trường này hơn. Theo dữ liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ, các khoản cược tăng giá ròng đối với hợp đồng tương lai trên sàn Comex gần chạm mức cao nhất trong bốn năm vào giữa tháng 7. Tuần trước, mức tăng 9% lãi suất mở cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan hơn về vàng thỏi, thay vì chỉ đóng các vị thế bán khống.

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, sẽ có bài phát biểu đáng chú ý tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tuần này, với hàm chứa manh mối về chính sách tiền tệ sắp tới của Mỹ.

Theo Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại TD Securities, các chất xúc tác sắp tới cho thị trường vàng sẽ đến từ quan điểm chính sách được Fed nêu ra tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole, cùng với dữ liệu bảng lương sắp tới của Mỹ.

fed

Các nhà đầu tư ETF

Một kịch bản tương tự có thể đang diễn ra tại các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tập trung vào vàng thỏi, khi mà mối quan tâm đến thị trường vàng ngày càng lớn trong những tuần gần đây. Khi giá vàng tăng mạnh vào tháng 3 và tháng 4/2024, lượng nắm giữ ở các quỹ ETF vẫn tiếp tục ghi nhận dòng tiền chảy ra ròng. Tuy nhiên, từ tháng 6, tình hình dường như đã thay đổi khi các quỹ ETF đã chứng kiến dòng tiền chảy vào ròng trong hai tháng qua.

Nhu cầu thị trường OTC

Nhu cầu trên thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) – nơi các giao dịch được thực hiện thông qua các đại lý hoặc giữa người mua và người bán trực tiếp, không qua sàn giao dịch hoặc trung tâm thanh toán bù trừ – có thể khó theo dõi, nhưng đây là một đặc điểm quan trọng cần để mắt trong năm nay.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), hoạt động mua vàng thỏi vật chất gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động mua vào của các công ty gia đình ở châu Á, đã giúp lượng tiêu thụ vàng ghi nhận quý thứ hai tăng trưởng tốt nhất trong ít nhất 25 năm qua. Tổ chức này cũng cho biết nhu cầu tăng trưởng hơn nữa trên thị trường OTC dự kiến​ sẽ là động lực chính thúc đẩy đà tăng của vàng trong thời gian tới.

giá vàng
7 yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Trên thị trường, vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Có thể với người tiêu dùng vàng chỉ là trang sức, phụ kiện làm đẹp nhưng với nhà đầu tư thì vàng chính là thước đo tiêu chuẩn giá trị cho các loại tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng qua bài viết dưới đây nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Tác động của đồng USD đến giá vàng

Đồng USD cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Theo các chuyên gia, giá vàng và tiền tệ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, khi đồng USD tăng, giá vàng sẽ giảm xuống và ngược lại.

Sự suy giảm tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh thế, kéo theo đó là sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Họ sẽ dần chuyển sang dòng tiền tệ khác hoặc dùng vàng làm công cụ trao đổi hàng hóa.

Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến giá vàng

Lạm phát và lãi suất cũng là yếu tố tác động rõ rệt đến xu hướng của giá vàng. Về lý thuyết, lãi suất và giá vàng có mối quan hệ nghịch biến với nhau, cụ thể:

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương giảm, nguồn cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng, kéo theo đó là tình trạng lạm phát tăng. Khi thời điểm lạm phát xảy ra, nhà đầu tư sẽ mua vàng tích trữ nhiều hơn đồng nghĩa giá vàng cũng vì thế mà tăng cao.

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương tăng sẽ làm giảm giá vàng, do sự gia tăng về cạnh tranh từ các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng, lãi suất tăng làm trái phiếu và nhiều khoản đầu tư có lợi nhuận ổn định trở nên hấp dẫn. Vì thế, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư như trái phiếu, các quỹ ETF,… Lúc này, vàng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Ngược với lãi suất, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư phát sinh tâm lý tìm đến vàng để bảo tồn giá trị. Khi đó, giá vàng càng ở ngưỡng cao sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai.

fed

Chính sách và phương thức hoạt động của ngân hàng trung ương

Tại mỗi quốc gia, các ngân hàng trung ương sẽ đảm nhiệm trọng trách hoạch định về các chính sách tiền tệ. Những chính sách mua – bán vàng của ngân hàng trung ương có thể gây ra những tác động đáng kể đến giá vàng. Vàng sẽ trở nên khan hiếm và có giá trị hơn nếu ngân hàng trung ương thực hiện giao dịch mua nhiều hơn bán.

Nới lỏng định lượng (QE) là phương thức ngân hàng trung ương dùng để kích thích kinh tế đầu tư. Đây là chiến lược mua chứng khoán nhằm tăng cung tiền, khuyến khích các ngân hàng khác cho vay. Một số ngân hàng trên thế giới đang áp dụng cách này như: FED, ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng Anh, ngân hàng trung ương Châu Âu,…

Hoạt động của các quỹ giao dịch trao đổi ETF vàng

Các quỹ ETF như SPDR Gold Shares (GLD) và iShares Gold Trust (IAU) cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Các quỹ ETF này cho phép nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ được quỹ cung cấp.

Hiện nay cả GLD và IAU đều đang nắm giữ một khối lượng vàng vô cùng lớn. Giá vàng sẽ bị ảnh hưởng bởi hai quỹ, khi nhà đầu tư giao dịch mua – bán ồ ạt các chứng chỉ.

Yếu tố khủng hoảng kinh tế – chính trị toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế – chính trị là yếu tố đầu tiên gây ra những biến động về giá vàng. Thời điểm tình hình kinh tế không ổn định làm cho giá trị đồng tiền có sự thay đổi và lúc này vàng sẽ được hưởng lợi khi trở thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Lúc này, giá vàng sẽ có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định trở lại thị trường được phục hồi.

Mối quan hệ giữa dầu và giá vàng

Vàng và dầu đều được định giá bằng đồng USD, thế nên chúng luôn có sự tương quan nhất định với nhau. Mối tương quan này chỉ tồn tại, khi giá dầu bị biến động bởi tác động của đồng USD. Còn nếu khi giá dầu biến động từ một yếu tố khác thì rất khó khẳng định vàng và dầu có mối tương quan với nhau.

Quan hệ giữa nguồn cung – cầu vàng ảnh hướng tới giá vàng

Trên thực tế, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên quy luật cung – cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Tuy nhiên, từ 20 năm về trước các thợ đào vàng đã phải đào sâu hơn để tìm kiếm nguồn vàng chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối vật với các yếu tố nguy hiểm, tác động từ môi trường,… Cũng vì thế, mà chi phí sản xuất vàng tăng cao dẫn đến giá vàng tăng.

Vàng là một loại tài sản đầu tư được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Nhưng để đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng được kể trên. Từ đó kết hợp cùng các sự kiện trên thị trường tài chính, nhà đầu tư sẽ xây dựng được những chiến lược thông minh, nhạy bén.

Kết luận:

Bên trên là 7 yếu tố tác động đến giá vàng mà một nhà giao dịch nào khi tham gia vào thị trường điều phải nắm rõ. Mong rằng bài viết này hữu ích cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!