Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ
Quy tắc khi sử dụng Kháng Cự Hỗ Trợ

Kháng cự – hỗ trợ là khái niệm mà bất kỳ trader nào khi mới bước chân vào thị trường cũng được nghe đến. Chẳng phải tự nhiên mà nó lại trở nên thông dụng như vậy, tất cả đều có lý do của nó, mà lý do chủ yếu nó chính là cấu trúc của thị trường.

Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói về kháng cự và hỗ trợ cũng như những quy tắc liên quan bắt buộc phải biết nếu muốn sử dụng hiệu quả phương pháp này nhé!

Quy tắc khi sử dụng Kháng Cự Hỗ Trợ

Quy tắc 1 – Thử thách xu hướng hiện tại

Kháng cự – hỗ trợ gọi chung là cản thường đóng vai trò như một vật làm cho xu hướng yếu đi hoặc thậm chí là đảo chiều. Do đó, khi gặp cản, bạn nên đánh giá xem những vùng cản đó có đủ mạnh để thử thách xu hướng hiện tại hay không. Xu hướng hiện tại sẽ vượt qua cản hay sẽ chịu thua mà đảo chiều.

Việc thử thách xu hướng sẽ tùy thuộc vào độ mạnh của kháng cự hỗ trợ. Ví dụ cản được xác định trong 1 khung (H1 chẳng hạn) thì không mang tính thử thách lắm đối với xu hướng của khung đó. Nhưng cản được xác định ở khung cao hơn (khung D1) thì luôn luôn là thử thách cực kỳ lớn với xu hướng khung H1.

Do đó, xác suất đảo chiều của xu hướng khung H1 khi gặp cản D1 sẽ cao hơn. Và thử thách đó có khi không thể vượt qua được.

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Bài học rút ra: để xác định cản hiệu quả và ý nghĩa, bạn nên xác định ở khung thời gian cao hơn. Ví dụ nếu giao dịch ở khung D1 thì tìm cản khung W1 hoặc MN. Nếu giao dịch khung M15 thì tìm cản khung H1 hoặc H4.

Bạn sẽ biết xu hướng thực sự có vượt qua vùng cản đó hay không, nếu vượt được thì nội lực vẫn còn, bạn vẫn có thể yên tâm mà nương theo xu hướng. Nếu không vượt nổi, giá sẽ test quanh đó (gọi là tích lũy hay phân phối) trước khi đảo chiều.

Quy tắc 2 – Kháng cự là hỗ trợ, hỗ trợ cũng là kháng cự

 

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Quy tắc này thì ai cũng biết, chỉ cần học phân tích kỹ thuật là biết: khi giá đi xuyên qua một vùng kháng cự thì vùng đó sẽ biến thành hỗ trợ cho giá khi nó giảm xuống. Hoặc ngược lại, khi giá giảm xuyên qua vùng hỗ trợ thì vùng đó sẽ biến thành kháng cự khi giá điều chỉnh tăng.

Quy tắc này có được là do có sự thay đổi mối quan tâm giữa buyers và sellers tại vùng hỗ trợ – kháng cự đó, khiến đối tượng canh giữ vùng đó cũng thay đổi theo. Nói thì phức tạp, nhưng quy tắc này là bất di bất dịch và luôn đúng, nó mang tính ứng dụng cao và sử dụng ở mọi loại thị trường.

Quy tắc 3 – Củng cố cho sự bền vững

Quy tắc này nói rằng nếu giá càng test cản nhiều thì cản đó càng có giá trị vì nó rất mạnh. Dĩ nhiên những vùng cản mạnh như vậy mà bị xuyên qua thì đủ để thấy động lượng của giá mạnh như thế nào. Do đó, nếu sau nhiều lần test thất bại, chỉ cần 1 lần giá xuyên qua cản thì cũng đủ để giá di chuyển mạnh tới 1000 cây số.

Quy tắc này muốn nói đến độ chín của cản. Cản chưa test lần nào thì cũng không có gì biết trước, nhưng nếu cản test quá nhiều (5,6 lần) thì cũng khá rủi ro. Nhưng chỉ test vài lần thì độ tin cậy của cản khá là cao.

Quy tắc 4 – Volume

 

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Đúng là volume, chúng ta không thể bỏ qua volume khi xem xét tín hiệu giá tại cản. Đơn giản khi dòng tiền tăng tốt thì những vùng kháng cự – hỗ trợ khó lòng cản bước đi đại diện cho đông đảo thị trường. Ngược lại, một xu hướng mà không có volume hỗ trợ, khi gặp cản thì không có cách gì vượt qua nổi. Thế mới nói volume vừa là confirm indicator vừa là leading indicator.

Cụ thể, một cú breakout được xem là thành công nếu volume của thị trường tăng tốt. Còn một cú breakout được xem là false khi bạn nhìn bên dưới volume có vẻ giảm hoặc tại cây nến xuyên qua cản, volume xuất hiện như là cậu bé tí hon giữa rừng cây cổ thụ thì chắc chắn đỉnh đáy ở quanh đây thôi.

Đó chính là cách kết hợp giữa Volume và kháng cự / hỗ trợ.

Quy tắc 5 – Xác định thời điểm tạo đỉnh đáy

Kháng cự hỗ trợ thường được biết như công cụ để xác định vùng giá đảo chiều, nhưng đôi khi nó lại được những trader chuyên nghiệp sử dụng để timing – xác định được thời gian tạo đỉnh / đáy của thị trường. Đó là một tính năng vượt trội và rất hiệu quả của kháng cự hỗ trợ. Tuy nhiên việc timing không thể giúp cho bạn trở nên giàu có, suy cho cùng nó cũng chỉ là một công cụ như bao công cụ khác, không hơn không kém.

Kết luận:

Tôi đã chia xong 5 nguyên tắc về kháng cự hỗ trợ được xem là bất di bất dịch. Mong rằng những nguyên tắc này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công!

Kháng cự hỗ trợ
Cách giao dịch hiệu quả với hỗ trợ và kháng cự

Kháng cự và hỗ trợ là một phần không thể thiếu trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật. Khi xác định được vùng kháng cự, hỗ trợ sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định vào lệnh chính xác. Vậy kháng cự hỗ trợ là gì? Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.

Kháng cự và hỗ trợ là gì?

Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều tăng hoặc giảm và khả năng hành vi này sẽ lặp lại trong tương lai. Hỗ trợ và kháng cự là thời điểm lực cung (bên bán) và cầu (bên mua) gặp nhau. 

Các mức hỗ trợ và kháng cự khá quan trọng với trader khi xác định tâm lý thị trường và lực cung cầu. Khi các mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ giá sẽ di chuyển theo hướng mới. Trong trường hợp đó các mức hỗ trợ và kháng cự mới có thể sẽ được thiết lập.

Kháng cự hỗ trợ

  • Kháng cự là gì?

Kháng cự (Resistance) là điểm cao nhất mà đường giá đạt được khi thị trường đi lên và điều chỉnh giá giảm trở lại. Khi giá đến điểm kháng cự đa phần các nhà đầu tư sẽ vào lệnh bán.

  • Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ (Support) là điểm thấp nhất mà đường giá tạo được khi giá đang giảm sau đó tăng trở lại. Nhà đầu tư có thể dựa vào thời điểm giá chạm đến mức hỗ trợ để vào lệnh mua.

Các loại kháng cự hỗ trợ

Hỗ trợ và kháng cự được xem là công cụ chỉ báo hỗ trợ phân tích hiệu quả nhất dành cho các nhà đầu tư. Và dựa theo cách thức hoạt động, sự hình thành của xu hướng, các nhà đầu tư chia hỗ trợ và kháng cự thành 7 loại khác nhau gồm:

  • Theo xu hướng: Được hình thành khi nối 2 đỉnh và 2 đáy gần nhất với nhau.
  • Theo đường trung bình động: Về bản chất đường trung bình động MA cũng có thể sử dụng để xác định xu hướng. Vì vậy chúng ta cũng có thể sử dụng để xác định hỗ trợ, kháng cự.
  • Theo mức phục hồi Fibonacci: Dựa vào các con số % của dãy Fibonacci là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100% chúng ta cũng có mức hỗ trợ, kháng cự tương ứng.
  • Theo vùng giao dịch (trading range): giá sẽ hình thành đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước. Chúng ta có thể kẻ 2 đường thằng song song thành đường hỗ trợ, kháng cự
  • Theo khoảng trống (GAP): Sau khi giá thay đổi do thì sẽ phục hồi đến giữa khoảng trống rồi lao theo xu hướng. Dựa bào đó chúng ta cũng tìm ra được mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Tại các mức giá tròn: Là những mức giá được làm tròn như 1.2000 hoặc 1.3000 hoặc 1.1500….
  • Theo khung thời gian lớn nhỏ kết hợp: Ở khung thời gian ngắn hơn bạn có thể nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian cao hơn, đồng thời cũng nhìn thấy các mức ở khung nhỏ hơn.

Cách xác định vùng kháng cự hỗ trợ

Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá, cho nên các nhà đầu tư cần nắm được bản chất mới có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cụ thể để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự chúng ta có thể làm như sau:

  • Hỗ trợ, kháng cự là vùng giá

Với cách xác định này bạn cần phải dựa vào bóng nến để tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, nếu thấy vùng đỉnh hoặc đáy có nhiều nến thì ta  có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất với mức giá đóng cửa gần nhất.

Kháng cự hỗ trợ

  • Sử dụng biểu đồ đường để vẽ

Thay vì sử dụng biểu đồ nến chúng ta sẽ chuyển sang biểu đồ đường để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ. Với cách này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đỉnh và đáy. Từ đó có thể dễ dàng xác định vùng hỗ trợ, kháng cự. Để hiểu hơn các bạn có thể tham khảo ví dụ ở hình dưới đây.

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Có 2 phương pháp giao dịch với hỗ trợ và kháng cự được nhiều trader áp dụng là: giao dịch khi giá bật lại và giao dịch khi giá phá vỡ. Cụ thể như sau:

  • Giao dịch khi giá bật lại

Phương pháp giao dịch này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Có nghĩa là chúng ta sẽ đợi giá bật lại sau khi đã chạm vào các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự rồi mới tiến hành vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro trong trường hợp giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự.

Kháng cự hỗ trợ

  • Giao dịch khi giá phá vỡ

Thực tế, các mức hỗ trợ và kháng cự không được giữ mãi mãi, mà chúng thường xuyên bị phá vỡ. Khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự chúng ta sẽ giao dịch theo 2 cách sau: cách hung hăng và cách dè dặt.

– Cách hung hăng: Các trader sẽ vào lệnh mua hoặc bán khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng (giá cắt qua vùng này rất mạnh)

Kháng cự hỗ trợ

 Cách dè dặt: Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn cần đợi gia “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã phá vỡ vào lệnh khi giá bật trở lại.

Một số lưu ý về hỗ trợ và kháng cự

  • Hỗ trợ và kháng cự sẽ mạnh nếu giá thường xuyên biến động trong khu vực nhưng không thể phá vỡ nó. 
  • Khi giá phá vỡ hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự trong tương lai nếu giá giảm mạnh và ngược lại kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ nếu giá tăng mạnh.
  • Hãy để giá hình thành rõ ràng trước khi quyết định ra lệnh, bởi đôi khi thị trường đưa ra các động thái phá vỡ giả, khiến các nhà đầu tư nhận định sai về thị trường.
  • Nếu nhà đầu tư đang giao dịch trong ngày, hãy tập trung vào ngày hôm nay và đừng quá sa lầy vào việc tìm ra nơi hỗ trợ và kháng cự vào những ngày trước đó. Đừng cố gắng xem quá nhiều thông tin dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễu. Hãy chú ý đến những gì đang xảy ra hiện tại và đánh dấu các mức hỗ trợ và kháng cự của ngày hôm nay khi chúng hình thành.
  • Việc mua bán hỗ trợ và kháng cự cần rất nhiều thực hành. Hãy xác định mức kháng cự, hỗ trợ này và thực hiện trong khoản demo. Chỉ khi nhà đầu tư có lợi nhuận trong vài tháng mới nên cân nhắc giao dịch tiền thật.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về hỗ trợ và kháng cự mà các nhà đầu tư đang thắc mắc. Hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và đánh giá thị trường. Hy vọng với các nội dung này sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng đúng và thu lại lợi nhuận từ việc áp dụng hỗ trợ kháng cự trong giao dịch.