fed xén lông cừu
FED và chu kỳ “xén lông cừu”

FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện quy trình “xén lông cừu” qua các bước: “Bơm – Thổi – Xén”. Đây là cách mà FED chi phối và điều tiết nền kinh tế toàn cầu.

Giả định lấy bối cảnh vừa trải qua 1 Cuộc đại khủng hoảng, nền kinh tế kiệt quệ, các hoạt động sản xuất đình trệ, kinh doanh bị tê liệt. Khi đó hành động đầu tiên của Fed sẽ là bơm tiền(in tiền).

Quá trình 1: Bơm tiền

Bơm tiền thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ, chính phủ các nước khác sẽ mua trái phiếu Mỹ hưởng “lợi suất trái phiếu” theo từng kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm. Khi chính phủ Mỹ đã thu hút được lại nguồn lớn $ từ dân, từ các nước.

Fed tiếp tục thực hiện hành động “bơm” tiền ra khắp thị trường trong nước và khắp thế giới bằng các gói cho vay, gói cứu trợ, phục hồi nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khỏi phá sản…thậm chí lãi suất bằng 0.

Hoạt động bơm tiền của FED mở đầu cho chu trình “xén lông” nền kinh tế thế giới. USD là đồng tiền được dự trữ và có sức mạnh thanh khoản lớn nhất thế giới.
Do đó, khi Mỹ bơm tiền ra lưu thông, không chỉ dân Mỹ mà các nước khác cũng sẽ vay đồng USD. Để vay được đồng $, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có tài sản thế chấp cho Fed.

Như các nước sẽ dùng trái phiếu của nước đó để đổi lấy USD mang về. Khi đã có USD rồi, những nước này (chủ yếu là các nước đang phát triển) cũng sẽ in tiền ra để cứu nền kinh tế của nước mình. Khi hoàn thành bước bơm này để “cứu sống cừu”. Fed tiến đến bước tiếp theo “Thổi” hay “vỗ béo cừu”.

Quá trình 2: Thổi

Dòng tiền dư thừa trên trị trường thổi các loại bong bóng tài chính phình to. Tiền dư đổ vào chứng khoán, vào vàng, vào bất động sản, kinh doanh, sản xuất… Các doanh nghiệp làm ăn khấm khá, tiếp tục thế chấp để vay thêm tiền các ngân hàng để kinh doanh, sản xuất. Đẩy các thị trường tiếp tục tăng cao tạo ra các “bong bóng tài chính khổng lồ”…

Những bong bóng tài chính khổng lồ là hệ quả của quá trình “bơm – thổi” bởi FED.

Giai đoạn này diễn ra ở đỉnh của suy thoái kinh tế. “Đồng tiền mất giá, vàng  tăng cao, BĐS tăng, giá cả hàng hoá đều cao ( tiền tràn ngập khắp mợi nơi). Nhưng chi tiêu thắt chặt, hàng hoá tồn kho“.
Cái vòng tròn bơm, thổi này lặp đi lặp lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao. Khi đã thấy những “con cừu”  đủ lông để xén Fed tiến đến bước tiếp theo.

Quá trình 3: Xén lông cừu

Xén ở đây là hút lại tiền, bỏ lại 1 núi nợ cho thế giới. Bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm, dòng tiền từ dân sẽ đổ vào ngân hàng để lấy lãi suất cao. Đồng thời đó ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Dân bán vàng đi gửi tiết kiệm, giá vàng đi ngang và đi xuống.Tăng lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp hoạt động kém sẽ phải phá sản…

Giai đoạn này diễn ra khi bánh xe kinh tế khởi động lại. Doanh nghiệp bán bớt bất động sản lấy vốn làm ăn. Một mặt khác, cũng là lúc thị trường đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả.

Lãi suất vay cao cộng với làm ăn kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng xiết nợ.

Việc tăng lãi suất của Fed làm thắt chặt nguồn cung tiền, đồng thời kéo theo các nước khác cũng phải tăng lãi suất theo… Điều này dẫn đến các dòng tiền mới không được tạo ra làm khối lượng lớn tài sản như bất động sản, chứng khoán, vàng được thổi giá trước đó phải trở lại…mặt đất.

Các loại bong bóng vàng, BĐS, chứng khoán nổ, vỡ, trở về với giá trị thực. Giai đoạn cuối cùng “ Xén lông cừu” là lúc FED sẽ thu về lượng tài sản khổng lồ…Lúc này, Fed là con “cá voi khổng lồ” chỉ việc há to hàm nuốt hết tài sản của những tay mơ còn chưa hiểu được vì sao mình phá sản.

Đó chính là 3 giai đoạn của chu kỳ “xén lông cừu” mà Fed thực hiện với khoảng thời gian kéo dài từ 10-12 năm. Vòng lặp chu kỳ “xén lông cừu” cứ thế tiếp tục.

fed xén lông cừu

Tóm lại:

Đây chính là cách Fed vận hành nền kinh tế thế giới. Việc tăng giảm lãi suất cơ bản của Fed sẽ chi phối giá vàng và các loại tài sản…

Chỉ một hành động hạ và tăng lãi suất, Fed sẽ xuất khẩu được lạm phát đi khắp thế giới. Khi kinh tế hồi phục cũng là lúc các nước đang trả nợ thay cho nước Mỹ.

Người biết tận dụng chu kỳ “xén lông cừu” và kiểm soát tốt tâm lý sẽ giàu có lên nhanh chóng. Người coi thường nó và thờ ơ sẽ bị đào thải dù cho trước đó họ mạnh tới cỡ nào.

fed
FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là một từ khá quen thuộc đối với những ai quan tâm đến đầu tư và tài chính. Các nhà đầu tư dù là nhà đầu tư F0 hay “lão làng” trong thị trường thường hay nghe đến việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến toàn cầu. Vậy cụ thể FED là gì? Lịch sử hình thành phát triển ra sao? Và vai trò của tổ chức này đối với thị trường tài chính như thế nào? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

FED là gì?

FED (viết tắt của Federal Reserve System hay Cục dự trữ liên Bang), là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập vào ngày 23/12/1913. FED đã được ký hoạt động bởi tổng thống Woodrow Wilson theo một đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” nhằm để duy trì các  chính sách tiền tệ linh hoạt, cũng như giữ sự ổn định và an toàn cho nền kinh tế nước Mỹ.

Thực tế, FED là tổ chức tài chính hoàn toàn độc lập, không bị phụ thuộc hay tác động của Chính phủ Hoa Kỳ. FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền đô la Mỹ (USD).

Cơ cấu hệ thống FED

FED thường sẽ bao gồm một số các cơ sở tài chính tương đối quan trọng của nhà nước và tư nhân. Hệ thống Dự trữ Liên bang sẽ có cơ cấu tổ chức bao gồm một số thành phần chính:

  • Hội đồng Thống đốc sẽ bao gồm 7 thành viên, có nhiệm kỳ hoạt động trong 14 năm, do chính Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định.
  • Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang, gọi tắt là FOMC: bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và thêm 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh
  • 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực: Boston, New York, Philadelphia, hay Chicago, St. Louis, Richmond, Cleveland, Atlanta, cũng với Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
  • Hệ thống các ngân hàng thành viên.

fed

Vai trò của FED

FED là một tổ chức độc lập, không bị chi phối bởi Chính phủ Hoa Kỳ, đồng thời là tổ chức duy nhất có quyền phát hành Đô la Mỹ (USD). Vì thế, FED đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách tiền tệ của đất nước.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lãi suất và áp dụng các biện pháp thị trường mở qua các cuộc họp quyết định chính sách tiền tệ có tác động lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu. Đồng thời, FED giúp duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ

FED thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cụ thể:

  • Thực thi tất cả các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo ra các tác động liên quan đến điều kiện tiền tệ. Tín dụng với các mục đích tối đa việc làm, ổn định việc giá cả và điều hòa các lãi suất dài hạn.
  • Giám sát và quy định tất cả các tổ chức ngân hàng để có thể đảm bảo hệ thống tài chính và các ngân hàng quốc gia được an toàn, vững vàng và bảo đảm tối đa quyền tín dụng của tất cả những người tiêu dùng.
  • Duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế và kiềm chế được các rủi ro từ hệ thống có thể sẽ phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Cung cấp hầu hết các dịch vụ tài chính cho tất cả các tổ chức quản lý tài sản có giá trị. Các tổ chức chính thức ở nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận hành hệ thống để chi trả cho quốc gia.

fed

Nguyên nhân khiến lãi suất FED thay đổi

Lãi suất FED tăng

Khi FED tăng lãi suất, mục tiêu chính thường là kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát. Lạm phát có thể xảy ra khi có quá nhiều tiền mặt trong hệ thống kinh tế, lãi suất thấp khuyến khích vay mượn, và cầu kéo tăng cao. Điều này dẫn đến sự gia tăng đột ngột trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Việc tăng lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến lạm phát mà còn tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng, việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, do đó làm giảm việc mua sắm và đầu tư. Từ đó, có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm khó khăn cho doanh nghiệp.

Lãi suất FED giảm

Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, nhằm mục đích muốn kích thích nền kinh tế bằng cách làm cho việc vay mượn trở nên rẻ hơn, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, lãi suất FED giảm thì các ngân hàng trung ương thế giới sẽ giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc nội.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED tăng lãi suất gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới. Cụ thể:

  • FED đã tăng lãi suất vào tháng 6/2023 và dự báo còn tăng vào cuối năm 2023. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phục hồi kinh tế (do tiêu dùng, đầu tư giảm), đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái.
  • Dự báo lãi suất ở Mỹ sẽ tăng lên 3.8% vào năm 2023, tăng chi phí vốn và trả nợ cho hộ gia đình và doanh nghiệp, làm tăng áp lực lên tình hình kinh tế. Ngoài ra, tình hình căng thẳng Nga – Ukraine và chính sách Zero Covid của Trung Quốc gây khó khăn cho thị trường và làm tăng áp lực lạm phát.
  • Việc FED tăng lãi suất khiến tỷ giá USD tăng, thuận lợi cho xuất khẩu nhưng tạo áp lực lạm phát nhập khẩu.
  • Tăng lãi suất làm thay đổi dòng vốn đầu tư, tạo sự biến động trên thị trường và dịch chuyển danh mục đầu tư đến các kênh an toàn hơn.

Kết luận:

Bài viết trên đã tổng hợp những điều cơ bản về FED mà một nhà giao dịch nào cũng phải biết, mong rằng bài viết này sẽ giúp ít cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!

phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết

Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích thị trường forex được nhiều anh em trader ưa chuộng, bởi nó không cần phải sử dụng quá nhiều công cụ như phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, để phân tích hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, tài chính vi mô và vĩ mô… Vậy cụ thể, phân tích cơ bản là gì? Nó có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản trong thị trường tài chính nói chung là một phương pháp xác định giá trị nội tại của một loại tài sản, thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài như: kinh tế, xã hội, chính trị, tài chính… Từ đó, đưa ra dự báo xu hướng biến động của giá trong tương lai.

Mục đích của phân tích cơ bản chính là đánh giá xem tài sản đó đang bị định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại của nó hay không. Nếu cao hơn thì khả năng trong tương lai thị trường sẽ điều chỉnh giá giảm, còn nếu bị định giá thấp hơn thị trường sẽ điều chỉnh giá tăng để tài sản phản ánh đúng giá trị nội tại của nó.

Trong Forex, phân tích cơ bản thường xem xét các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc định giá đồng tiền của một đất nước. Nếu nó tốt, giá trị đồng tiền sẽ mạnh lên, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào quốc gia đó. Nhu cầu quy đổi tiền tệ để mua tài sản tại một quốc gia tăng lên cho thấy đồng tiền của quốc gia đó càng có giá trị.

Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản

Thông thường, khi tham gia giao dịch forex các trader thường quan tâm đến các cặp tỷ giá chính (có chứa đồng đô la Mỹ). Do đó, khi phân tích cơ bản các nhà đầu tư cần phải phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền tệ này. Đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ, bởi USD chính là đồng tiền mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn đến các đồng tiền của những quốc gia khác.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá của các cặp tiền tệ trong forex. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này sẽ tập trung vào phân tích 3 yếu tố chính có tác động lớn đến giá trị tiền tệ của một quốc gia, đó là:

1. Các yếu tố kinh tế

Tiền tệ của một quốc gia có giá trị hay không sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó có mạnh hay không. Nếu kinh tế của quốc gia đó phát triển mạnh thì đương nhiên giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ tăng cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia chúng ta sẽ xem xét các chỉ số như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp..

  • Lãi suất

Lãi suất là chỉ số quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến giá cả của các loại tiền tệ đặc biệt là lãi suất chiết khấu. Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại sẽ lấy đó làm cơ sở để ấn định và điều chỉnh lãi suất cho các cá nhân, tổ chức.

Khi lãi suất tăng yêu cầu ngân hàng phải gia tăng tiền dự trữ. Như vậy số tiền cho vay sẽ giảm và lãi suất vay tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm, các ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Khi này các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô, kinh tế phát triển đẩy giá của đồng tiền nội tại tăng lên.

Tuy nhiên, trong dài hạn nếu cho vay nhiều chứng tỏ lượng tiền lưu thông trên thị trường nhiều sẽ dẫn đến lạm phát và đồng tiền sẽ mất giá. Nếu lãi suất tăng thì đồng nội tệ cũng sẽ tăng.

lãi suất

  • Lạm phát

Lạm phát là tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát chính là do lượng tiền đang lưu thông quá nhiều nhiều. Khi này để cân bằng các ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát lãi suất để đồng tiền quốc gia đó có thể tăng giá.

Dựa vào chỉ số này trader có thể dự đoán được xu hướng tăng hay giảm của một đồng tiền nào đó. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng giao dịch Forex luôn đi theo cặp nên cần phải phân tích tổng thể cả 2 đồng tiền để đưa ra lựa chọn hợp lý.

  • Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kém, không mở rộng và bị ngưng trệ… Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia và hiển nhiên giá nội tại cũng sẽ giảm. Ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ các cơ sở sản xuất đang mở rộng quy mô, kinh tế của đất nước tốt nên giá của đồng nội tệ sẽ tăng.

  • GDP – Tổng sản phẩm quốc nội

GDP là thước đo tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn cụ thể. Các nhà đầu tư có thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của GDP để xác định mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng GDP tăng chưa thể khẳng định được kinh tế của quốc gia tốt. Bởi nếu lượng hàng hóa sản xuất nhiều nhưng không thể tiêu thị thì hàng sẽ tồn động, tiền sẽ âm 1 chỗ, doanh nghiệp điêu đứng. Từ đó sẽ dẫn đến kinh tế bị trì trệ. Do vậy khi đánh giá, nhà đầu tư cần xem xét thêm 2 yếu tố là cung cầu.

2. Các yếu tố chính trị – xã hội

Các yếu tố chính trị của một quốc gia bao gồm: luật lệ, bộ máy quản lý, quân sự, biểu tình, đình công…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Một quốc gia có tình hình chính trị không tốt hay thường xuyên xảy ra các sự kiện xã hội mang tính tiêu cực như: biểu tình, bạo động, xung đột quân sự,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và làm suy yếu giá trị đồng nội tệ.

Ngoài ra, các sự kiện quan trọng như bầu cử cũng luôn được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

bầu cử Mỹ

Các yếu tố về chính trị thường có mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ nhẹ hơn so với các yếu tố về kinh tế, tuy nhiên nó vẫn quan trọng hơn trong dài hạn.

3. Các sự kiện bất ngờ

Các sự kiện bất ngờ như: thiên tai, bão lụt, sóng thần… cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng kinh tế của một đất nước, từ đó sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp phân tích cơ bản

Bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định, và phân tích cơ bản cũng không ngoại lệ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản forex, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích này.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ dự đoán các xu hướng dài hạn khá chính xác.
  • Các tin tức tác quan trọng thường gây nên tác động mạnh đến giá. Nếu nhanh nhạy có thể nắm bắt thời cơ để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Hoặc cũng có thể phản ứng kịp thời để giảm thiểu các rủi ro.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với các chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc scalping.
  • Không phù hợp với các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm.
  • Phải dành nhiều thời gian đọc tin tức và nhanh nhạy với các thông tin

Công cụ phân tích cơ bản trong Forex

Để phân tích cơ bản thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các nguồn thông tin có sẵn, bao gồm:

  • Đối với các yếu tố kinh tế

Các chỉ số kinh tế như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp… các nhà đầu tư có thể theo dõi thông qua chính sách tiền tệ, bản công bố lãi suất của ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… Nếu muốn theo dõi các tin tức kinh tế, tài chính của Mỹ, nhà đầu tư có thể xem trên các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ như: Bloomberg, CNN, Fox News, CBS…

Trong forex, các đồng tiền được nhà đầu tư quan tâm nhất gồm: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, CHF, NZD. Do đó, nhà đầu tư có thể theo dõi các thông tin của NHTW các quốc giá đó qua: FED, ECB, BoE, BoJ, RBA, BoC, SNB và RBNZ.

  • Đối với các yếu tố chính trị, xã hội:

Về vấn đề chính trị – xã hội, các nhà đầu tư có thể theo dõi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội, báo chí… để nắm bắt thông tin kịp thời.

  • Lịch kinh tế

Đây là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Lịch kinh tế sẽ cung cấp thông tin về chỉ số kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm: thời gian, mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó… 

Xem lịch kinh tế ở một vài website uy tín: investing, ForexFactory, …

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về phân tích cơ bản là gì, ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản trong forex. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp nhà đầu tư tìm ra phương pháp phân tích thị trường ngoại hối phù hợp với mình.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Tham gia cộng đồng FxStreetVN zalo: https://zalo.me/g/ppyamy101