Archives April 2024

cặp tiền tệ
Nên giao dịch cặp tiền nào trong Forex ?

Người tham gia thị trường ngoại hối đều quan tâm đến các cặp tiền chính trong Forex. Bởi giá của những cặp tiền phổ biến này thường chỉ biến động trong một phạm vi khá nhỏ. Trader mua bán các cặp tiền tệ chính sẽ có nguồn thu nhập ổn định, không lo giá tăng giảm thất thường. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các cặp tiền tệ chính trên sàn forex là gì và vì sao chúng lại được giao dịch thường xuyên thông qua bài viết dưới đây.

Cặp tiền tệ là gì?

Khi giao dịch Forex bạn không được mua đồng tiền riêng lẻ mà phải mua/bán tiền theo từng cặp nhất định. Muốn tham gia giao dịch thành công và có lời thì đầu tiên bạn cần nắm rõ thông tin về tỷ giá các cặp tiền tệ này. Tỷ giá Forex còn có tên gọi phổ biến là tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Tức là bạn phải biết 1 đồng tiền của quốc gia này đổi được mấy đồng tiền của quốc gia khác.

Ví dụ: Giá EUR/USD có thể là 1,15, tức là bạn phải trả 1,15 USD để mua 1 EURO. Tỷ giá thay đổi có thể do đô la Mỹ đã tăng giá hoặc đồng Euro đã giảm giá trị. Khi tỷ giá tăng lên 1,21 đồng nghĩa với việc đồng Euro đã tăng giá trị. Vì giờ đây phải cần đến 1,21 USD để mua 1 EURO. Nếu tỷ giá giảm xuống 1,12 thì mua 1 EURO sẽ tốn ít USD hơn.

Trong giao dịch Forex, đồng tiền yết giá đứng trước trong cặp tiền tệ và được dùng để tính lượng tiền cần để ký quỹ. Còn đồng tiền đứng sau gọi là đồng tiền định giá, dùng để tính lời/lỗ khi bạn giao dịch.

Các cặp tiền chính trong forex là gì?

Mỗi loại tiền tệ có thể ghép với bất kỳ loại tiền tệ nào khác thành một cặp tiền tệ. Mọi loại tiền tệ đều có thể được giao dịch và trở thành tiền tệ định giá hoặc tiền tệ cơ sở. Tuy nhiên, trong số đó sẽ có một số cặp tiền được giao dịch phổ biến hơn những cặp tiền khác. Đây chính là cách mà các cặp tiền tệ ngoại hối chính hình thành.

Các cặp tiền chính trong Forex hay “Major Currency Pairs” là những cặp tiền phổ biến nhất với mọi trader. Chúng được giao dịch thường xuyên và được sử dụng rộng rãi trên thị trường ngoại hối. Thường thì các đồng tiền nằm trong nhóm các cặp tiền tệ chính là của những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất. Kinh tế tăng trưởng ổn định cũng là tiêu chí để một đồng tiền được lựa chọn trở thành một phần của cặp tiền tệ chính. Các cặp tiền xoay quanh những đồng tiền đến từ Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản cùng với một số nước Châu Âu phát triển. Có tất cả 7 cặp tiền tệ thuộc danh sách các cặp tiền chính trong Forex đã được công nhận.

cặp tiền tệ

Top 7 cặp tiền chính trong forex

Chắc hẳn ai cũng đoán được tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thị trường Forex là USD. Mỹ được biết đến là siêu cường kinh tế bậc nhất hành tinh và đô la Mỹ là ngoại tệ phổ biến được dùng làm trung gian thanh toán trên toàn thế giới. Vị trí thứ 2 thuộc về đồng tiền chung châu Âu Euro và tiếp đến là đồng Yên Nhật.

Các cặp tiền chính trong Forex được đề cập dưới đây có thể không phải sự lựa chọn tốt nhất để giao dịch sinh lời. Nhưng với ưu điểm là tỷ suất sinh lời ổn định chúng vẫn được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

Cặp EUR/USD

Sự thật là hơn một nửa số giao dịch trên thị trường ngoại hối liên quan đến đô la Mỹ. Cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất thế giới chính là EUR/USD với hơn 20% tổng khối lượng giao dịch. Cặp tiền này có sự chênh lệch rất thấp, gần như là thấp nhất trong số các cặp tiền tệ. Tính thanh khoản cao và ít bị biến động cũng là những nguyên nhân khiến Cặp EUR/USD giữ vị trí đầu bảng các cặp tiền chính trong Forex. Ngoài tính ổn định, EUR/USD có tính chuyển động lặp lại thuận lợi để trader đưa ra dự đoán.

Cặp USD/JPY

Đồng Yên được xem là một đồng tiền “trú ẩn” an toàn cho các  nhà đầu tư. Nghĩa là trong thời điểm thị trường bất ổn, họ sẽ tìm kiếm nơi ẩn náu vào đồng yên Nhật khiến đồng tiền này tăng giá. Do mức lãi suất thấp hơn nên trader lựa chọn  USD/JPY sẽ dễ dàng thu lợi nhuận lớn từ chênh lệch lãi suất với USD. Trong đó chênh lệch lãi suất giữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tác động đến giá trị của các đồng tiền này khi so sánh với nhau.

Cặp GBP/USD

Nhắc đến cặp tiền biến động với biên độ lớn trong thị trường Forex thì không thể bỏ qua cặp GBP/USD. Bảng Anh đã được mua bán tự do trên toàn thế giới và từng đứng nhất về mệnh giá. Hiện nay Đồng bảng đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu, chỉ sau Đô la Mỹ, Euro và Yên Nhật. Nhiều trader ưa chuộng cặp tiền tệ chính này vì chúng có khả năng sinh lời cao và khối lượng giao dịch lớn. Đi cùng với cơ hội kiếm lợi nhuận khủng thì rủi ro cũng khá cao chứ không hề an toàn. Hãy cân nhắc cẩn thận và có chiến thuật hợp lý khi giao dịch GBP/USD.

cặp tiền tệ

Cặp USD/CHF

Cái tên tiếp theo trong danh sách các cặp tiền chính trong forex là cặp USD/CHF. Bên cạnh Yên Nhật, đồng Franc Thụy Sĩ là hai loại tiền tệ trú ẩn an toàn phổ biến nhất. Điều này là vì Thụy Sĩ khá ổn định về tài chính và chính trị. Cặp tiền USD/CHF có xu hướng tương quan nghịch với EUR/USD, GBP/USD  và giá vàng. Nói một cách đơn giản, trong khi USD/CHF tăng lên thì vàng đang lên giá và ngược lại. Vẫn có trường hợp cùng chiều nhưng khá hiếm, vì thế nhiều trader đã phân tích XAUUSD từ USD/CHF.

Cặp AUD/USD

AUD/USD cũng được xếp hạng một trong những cặp tiền tệ chính dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Úc. Đồng đô la Úc AUD đã trở thành một loại tiền tệ tự do thả nổi từ năm 1983. Do Australia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô (than, quặng sắt) nên cặp tiền tệ này bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả hàng hóa. Giao dịch AUD/USD còn được gọi là giao dịch “Aussie” nên nếu nghe cái tên này trong các cuộc trò chuyện đừng quá bất ngờ nhé!

USD/CAD

Nền kinh tế của Canada phát triển tốt với trữ lượng gỗ và khí đốt tự nhiên lớn. Giá trị của đồng đô la Canada chịu ảnh hưởng bởi giá dầu – sản phẩm xuất khẩu chính của quốc gia này.Cặp tiền USD/CAD nằm trong số những cặp tiền tệ được giao dịch tích cực và có tính thanh khoản tốt nhất forex. Trong lịch sử từng có thời điểm USD/CAD đạt đến mức ngang bằng (tức tỷ lệ 1:1). Tuy nhiên đồng đô la Mỹ vẫn thường xuyên là đồng tiền mạnh hơn so với đô la Canada.

NZD/USD

Cặp tiền tệ cuối cùng thuộc top các cặp tiền chính trong Forex chính là NZD/USD. Nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế New Zealand với hơn 2/3 lượng hàng xuất khẩu là nông nghiệp. Giá sữa là một yếu tố đặc biệt tác động đến giá trị đồng tiền đô la New Zealand. Đôi lúc bạn sẽ thấy thuật ngữ “Kiwi” được trader sử dụng để chỉ cặp tiền tệ NZD / USD. Đồng đô la New Zealand thu hút trader bởi đây là loại tiền tệ có lợi suất tương đối cao.

Top các 9 cặp tiền tệ trong Forex có thanh khoản tốt nhất

Tính thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng và gần với giá thị trường nhất. Muốn xác định cặp tiền tệ nào có tính thanh khoản cao phải trải qua nhiều bước đo lường. Sau đó tổng hợp, tính toán và so sánh để đưa ra được mức thanh khoản của từng loại.

Đối với thị trường forex ta có thể ước tính khả năng thanh khoản của các loại tiền tệ. Phương pháp là dựa vào tổng khối lượng của toàn bộ đơn đặt hàng đang chờ xử lý. Kết hợp với thông tin, dữ liệu về hoạt động mua/bán của các cặp tiền tệ.

  • Xem hình trên có thể thấy cặp tiền tệ EUR/USD chiếm đến 28% tổng khối lượng giao dịch. Hay nói cách khác, trên thị trường Forex, đây là cặp tiền có tính thanh khoản cao nhất.
  • Vị trí thứ 2 thuộc về USD/JPY chiếm 13% cho thấy đây là cặp tiền thanh khoản khá tốt.
  • Xếp ngay sau đó cặp GBP/USD về đích với vị trí thứ 3 với tỷ lệ 11%.
  • Cặp AUD/USD ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ 6% theo sát nút là các cặp USD/CAD và USD/CHF chiếm 5%.
  • Ba cặp tiền tệ NZD/USD, EUR/JPY, GBP/JPY cùng chiếm 4% như nhau.

Phân loại cặp tiền tệ trong Forex

Người ta đã phân chia các cặp tiền thành ba nhóm là: cặp tiền tệ chính, cặp tiền tệ chéo, và các cặp ngoại lai:

Cặp tiền tệ chính (Major currency pairs hay Majors)

Các cặp tiền chính trong Forex đang chiếm hơn 70% tổng doanh thu của thị trường này. Hiện nay người ta đã công nhận 7 cặp tiền chính trong Forex mà chúng tôi đã nêu ở trên. Nếu là trader mới gia nhập thị trường tốt nhất nên bắt đầu với chúng. Kể các các trader đầy kinh nghiệm cũng có xu hướng yêu thích các cặp tiền chính hơn. Bởi thành phần chủ yếu là đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh.

Đặc trưng của các cặp tiền chính là tính thanh khoản cao, phổ biến, số lượng giao dịch khổng lồ. Chỉ cần giao dịch khôn khéo bạn hoàn toàn có thể kiếm lời khủng từ cặp tiền tệ chính. Trong các cặp tiền tế chính nếu có đồng tiền của một quốc gia dễ bị giá hàng hóa tác động sẽ được gọi là cặp tiền hàng hóa.

Cặp tiền tệ chéo (Cross-currency pairs/ Crosses) 

Thuật ngữ này dùng để chỉ những cặp tiền phổ biến nhưng không chứa đồng đô la Mỹ.

Ví dụ nổi bật như: GBP/JPY, AUD/CAD, GBP/CHF, hoặc EUR/AUD, EUR/JPY,…

Các cặp tiền này có mức chênh lệch rộng hơn một chút so với các cặp tiền chính. Khả năng thanh khoản cũng không cao bằng do thiếu vắng đồng USD. Tuy nhiên chúng vẫn khá phổ biến đạt đủ mức thanh khoản chuẩn của thị trường.  Ngoài những cặp tiền chéo chúng tôi giới thiệu vẫn còn rất nhiều cặp khác đang được giao dịch. Đối với trader đang giao dịch theo xu hướng cổ điển, họ thường chọn các cặp chứa đồng Yên Nhật.

Cặp tiền tệ ngoại lai (Exotic pairs hay Exotics) 

Cặp tiền tệ ngoại lai được kết hợp bởi một loại tiền tệ chính và một loại tiền tệ đến từ quốc gia có kinh tế ít phát triển hơn. Thường là tiền tệ của các thị trường mới nổi và các cặp này không có tính lỏng. Ngoài ra thì chênh lệch giá cũng rộng hơn nhiều hai loại cặp tiền tệ còn lại. Ví dụ như USD/RUB (Đồng Rúp Nga), USD/MXN (đồng Peso México) hay EUR/DDK (đồng Krone Đan Mạch) là 3 cặp tiền ngoại lai khá phổ biến. Trên thị trường forex, thị phần của tiền tệ chéo khá nhỏ và không được nhiều trader lựa chọn.

Tính thanh khoản thấp, biên độ biến động lớn, chênh lệch cao cùng với rủi ro lớn. Đây là những điều kiện kém hấp dẫn khiến trader dè chừng khi chọn cặp tiền này. Vẫn còn khá nhiều khó khăn trong khâu phân tích, dự báo do thiếu thông tin. Rất khó để dự báo được xu hướng tương lai của các cặp ngoại lai. Đây cũng là lý do cặp tiền này càng ít được giao dịch hơn. Đa số người mua/bán cặp tiền ngoại lai đến từ các quốc gia có đồng ngoại lai.

cặp tiền tệ

Ưu và nhược điểm của các cặp tiền chính trong forex

Ưu điểm

  • Từ đặc điểm của các cặp tiền có thể đưa ra một số nhận xét về ưu, nhược điểm của chúng. Trên cơ sở lợi thế vững chắc nhất củng cố cho các cặp tiền chính là mức độ phổ biến. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin có sẵn liên quan đến các cặp ngoại hối này. Bên cạnh đó tin tức về tỷ giá cũng được cập nhật liên tục trên các trang truyền thông.
  • Trên thực tế, tính thanh khoản tốt của các cặp tiền chính sẽ làm giao dịch dễ dàng hơn. Giao dịch cặp tiền chính diễn ra liên tục khiến thị trường ngoại hối thêm sôi nổi. Khối lượng lớn có nghĩa là nhiều người sẵn sàng mua hoặc bán tại một thời điểm nhất định. Từ đó làm giảm khả năng trượt giá và dù có xảy ra thì cũng chỉ trượt giá nhỏ. Trader có thể tham gia và thoát khỏi thị trường một cách dễ dàng với kích thước vị thế lớn.
  • Khi chi phí giao dịch giảm do khối lượng lớn, các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn có thể được giao dịch trên mức spread thấp hơn. Khả năng thanh khoản tốt cũng có tác dụng làm dịu sự biến động nói chung.

Nhược điểm

  • Là một trader, muốn thành công bạn phải theo dõi thường xuyên mọi dữ liệu biến động của thị trường. Xét ở mặt khác, thì đòi hỏi về lượng thông tin lớn cũng là nhược điểm của giao dịch Forex. Bạn phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về cặp tiền tệ chính đã chọn. Sau đó dựa trên kiến thức của mình để đưa ra quyết định mua/bán. Giao dịch cặp tiền tệ chính hoàn toàn không đảm bảo bạn sẽ có lợi nhuận hay là đạt lợi nhuận cao.
  • Các loại tiền tệ tạo nên các cặp chính đều được thả nổi tự do. Hay nói cách khác là giá của chúng được xác định bởi quy luật cung và cầu. Các ngân hàng trung ương có thể vào cuộc để kiểm soát giá nhưng không thể định hướng hoàn toàn. Thường chỉ khi cần ngăn giá tăng hoặc giảm quá mức có thể gây hại cho nền kinh tế.
  • Một nhược điểm tiềm năng khi giao dịch các cặp tiền chính trong Forex là không thể nhận loại lợi nhuận thường xuyên, đáng tin cậy và cố định. Thị trường ngoại hối không cho bạn lợi nhuận như kiểu của thị trường chứng khoán. Dù có là cặp tiền tệ chính thì lợi nhuận cũng không cố định như mua cổ phiếu, trái phiếu.

Đầu tư Forex – Cách chọn cặp tiền tệ Forex như thế nào?

Dựa vào tính thanh khoản, các nhà đầu tư có thể chọn ra cho mình một cặp tiền tệ có giá trị và mang về nhiều lợi thế trong các giao dịch. Vậy nên có thể nói, tính thanh khoản là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các nhà giao dịch có những quyết định sáng suốt. Trong đó, có thể kể đến một số đặc trưng cơ bản của các cặp tiền tệ thanh khoản như sau:

  • Đầu tiên là mức độ trượt giá (slippage) của các cặp tiền tệ này rất hiếm;
  • Bên cạnh đó, các cặp tiền tệ thanh khoản có giá trị chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread) ở mức thấp;
  • Cuối cùng là các đơn đặt hàng được tiến hành vô cùng nhanh chóng.

Trong đó mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread) giải thích lý do vì sao các trader chỉ ưa chuộng các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao trong các giao dịch. Vì vậy có một số nhà đầu tư chỉ chọn giao dịch với cặp tiền EUR/USD thay vì các loại khác.

Tuy nhiên, việc 7 cặp tiền tệ có sự khác nhau về tính thanh khoản không làm cản trở giao dịch của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các trader cũng cần hiểu rõ bản chất tính thanh khoản của các cặp tiền tệ để đưa ra những chiến lược giao dịch sáng suốt nhất. Đó là tính thanh khoản của của các cặp tiền tệ có bắt nguồn từ tính thanh khoản của các loại tiền tệ tạo thành nó.

usd

USD là vua trong thị trường ngoại hối

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến đồng đô la Mỹ (USD) – đồng tiền được xem là mạnh nhất trong thị trường ngoại hối và được nhiều nhà giao dịch ưa chuộng. Dưới đây là một vài đặc điểm giúp USD trở thành vua của thị trường ngoại hối:

  • Có thể thấy, gần như mọi nhà đầu tư trên thế giới đều yêu thích các cặp tiền tệ có chứa đồng USD trong các giao dịch ngoại hối. Đó là do sự tăng trưởng không ngừng trong nhiều năm của nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như quy mô vô cùng rộng lớn mà nền kinh tế này sở hữu.
  • Ngoài ra, đô la Mỹ thường là đồng tiền trung gian trong các giao dịch vì nó là đồng tiền dự trữ toàn cầu không chính thức. Hầu hết các ngân hàng trung ương và tổ chức đầu tư trên thế giới đều nắm giữ đồng USD.
  • Bên cạnh đó, đồng đô la Mỹ đã đáp ứng những yêu cầu nhất định và trở thành tiền tệ tiêu chuẩn cho đa số các loại hàng hóa trên thế giới. Trong đó có thể kể đến như dầu thô và các loại kim loại quý hiếm.

Kết luận

Trên đây là những thông tin đã tổng hợp để giới thiệu đến bạn. Mua/bán các loại tiền là cách kiếm tiền phổ biến và thông dụng nhất trong forex. Các cặp tiền chính là đối tượng được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn thuận lợi giao dịch hơn. Chúc bạn giao dịch thành công!

phiên giao dịch forex
CÁC PHIÊN GIAO DỊCH FOREX THEO GIỜ VIỆT NAM

Thị trường forex là mảnh đất màu mỡ cho các trader kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các cặp tiền tệ. Thế nhưng, để có thể kiếm tiền trên thị trường ngoại hối, bạn cần nắm được thời gian mở cửa và các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam. Qua đó bạn mới có thể xây dựng chiến lược một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về phiên giao dịch forex và khung giờ giao dịch được coi là hiệu quả để giao dịch.

Các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam

Thị trường ngoại hối đang được chia thành 4 phiên giao dịch chính, đại diện cho 4 trung tâm giao dịch hàng đầu thế giới, bao gồm : NewYork (Mỹ), Sydney (Úc), London (Anh) và Tokyo (Nhật). Thời gian mỗi phiên hoạt động là 9 tiếng và thời gian đóng, mở cửa của mỗi phiên theo các mùa cũng có sự khác nhau. Sau đây là các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam:

  • Phiên Sydney – Úc

Phiên Úc (phiên Sydney) là phiên giao dịch chào ngày mới tại Việt Nam, là khởi đầu mới cho một tuần trading forex.

Tính theo giờ Việt Nam, phiên bắt đầu mở cửa từ 5h sáng và kết thúc lúc 14h vào mùa hè thu (từ tháng 4 đến tháng 10). Vào mùa đông xuân (từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau), thị trường mở cửa lúc 4h sáng và đóng cửa lúc 13h chiều.

Vì bắt đầu mở cửa từ khá sớm nên phiên giao dịch khá bình yên, thị trường hoạt động không sôi nổi và cũng không có nhiều biến động mạnh. Do đó, các traders còn gọi nó với cái tên là phiên Thái Bình Dương.

Do đây là phiên giao dịch tại Sydney nên đô la Úc (AUD) là đồng tiền được trao đổi nhiều nhất. Nếu muốn thu lợi nhuận lớn trong khung giờ này, bạn nên chọn các cặp tiền có chứa đồng AUD, trong đó có các cặp tỷ giá phổ biến như AUD/USD hay NZD/USD, chúng có thanh khoản lớn và biến động mạnh hơn so với các cặp tiền còn lại. 

phiên giao dịch forex

  • Phiên Tokyo – Châu Á

Phiên Toky, hay còn gọi là phiên Châu Á là phiên mở cửa sau phiên Úc 1 giờ đồng hồ. Theo đó, phiên Tokyo mở cửa vào lúc 6h sáng và kết thúc hoạt động lúc 15h chiều theo giờ Việt Nam. Thời gian hoạt động của phiên không có sự thay đổi vào cả 4 mùa trong năm.

Nhìn chung, khung giờ giao dịch tại Tokyo phần lớn trùng với thời gian giao dịch của Sydney. Do đó, khi phiên Tokyo bắt đầu hoạt động, thị trường sẽ sôi động hơn một chút, nhưng vẫn khá yên ắng vào buổi sáng.

Cặp tiền tệ lý tưởng trong khung giao dịch là các cặp tiền có chứa đồng đô la Úc (AUD) và đồng Yên Nhật (JPY). Tuy nhiên, đồng AUD vẫn được trao đổi nhiều hơn cả, trong khi đồng JPY cũng nhận được quan tâm lớn nhưng không giao dịch sôi nổi bằng.

  • Phiên London – Châu Âu

Theo giờ Việt Nam, phiên London bắt đầu mở cửa từ 14h đến 23h vào mùa hè và từ 15h đến 24h vào mùa đông. 

Đây là phiên giao dịch cực kỳ sôi động và có volume giao dịch lớn nhất so với các phiên còn lại. Vì tại Châu Âu, dòng tiền luân chuyển là rất lớn; mặt khác, thời điểm phiên London mở cửa cũng là lúc phiên Tokyo đi vào những phút hoạt động cuối. Các trader Châu Âu vào lệnh trong khi các trader Châu Á thoát lệnh khiến giá biến động vô cùng mạnh mẽ.

Để giao dịch hiệu quả trong khung thời gian này, các bạn nên chọn các cặp tiền tệ tiêu biểu có chứa đồng EUR và bảng Anh (GBP) như: GBP/USD, EUR/USD.

  • Phiên NewYork – Mỹ

Tính theo giờ Việt Nam, phiên NewYork (phiên Mỹ) mở cửa từ 19h đến 4h sáng hôm sau vào mùa hè-thu và bắt đầu từ 20h đến 5h sáng hôm sau vào mùa đông -xuân. Như vậy, thị trường forex sẽ kết thúc một tuần giao dịch vào 4h sáng thứ Bảy (mùa hè) hoặc 5h sáng thứ Bảy (mùa đông).

Khi phiên NewYork đi vào hoạt động cũng là lúc thị trường ngoại hối bùng nổ. Đây là phiên giao dịch sôi nổi chỉ sau phiên London. Những tin tức kinh tế chính trị quan trọng cũng được tung ra tại đầu phiên NewYork khiến những biến động tại khung giao dịch này thường rất khốc liệt. 

Phần lớn nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn phiên giao dịch này vì họ thường chỉ có nhiều thời gian rảnh vào buổi tối. Các cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất là những cặp tỷ giá có chứa các đồng tiền mạnh sau: USD, EUR, GBP, JPY, AUD.

Phiên giao dịch Forex hiệu quả nhất theo giờ việt nam?

Không có phiên giao dịch forex tốt nhất theo giờ Việt Nam, tuy nhiên có những thời điểm được cho là có nhiều cơ hội kiếm lời hơn hẳn.

Thời gian tốt để giao dịch forex là khi có sự trùng nhau giữa các phiên giao dịch mở. Tại thời điểm này, khối lượng giao dịch được đẩy lên cao nhất khiến thanh khoản cao, chênh lệch spread giảm và biến động giao dịch tăng lên tạo ra nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận.

Dưới đây là hình minh họa cụ thể:

phiên giao dịch forex

Ví dụ như khoảng thời gian từ 19h – 23h đối với mùa hè và 20h – 24h đối với mùa đông, tính theo giờ Việt Nam. Đây là thời gian phiên London và phiên New York cùng hoạt động dẫn đến khối lượng giao dịch tại đây rất cao. Kết quả là thị trường sẽ di chuyển nhanh, tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận nhanh chóng.

Thời điểm không nên giao dịch:

  • Sáng thứ 2 – lúc này các nhà giao dịch ở Âu và Mỹ vẫn còn nghỉ cuối tuần.
  • Tối thứ 6 – khi thị trường Châu Âu đã nghỉ.
  • Không nên giao dịch vào những ngày nghỉ lễ.
  • Không nên giao dịch vào những thời điểm có tin quan trọng được công bố vì giá sẽ biến động bất thường.

Kết luận

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam và khung giờ giao dịch forex tốt nhất trong ngày. Hi vọng có thể giúp mọi người lựa chọn được khung thời gian giao dịch forex phù hợp với bản thân và mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn thành công!

bitcoin
Khi nào Bitcoin sẽ đạt mức cao mới?

Bitcoin (BTC) đang có dấu hiệu phục hồi sau đợt giảm mạnh gần đây xuống chỉ còn trên 60.000 USD. Tiền điện tử ban đầu đã tăng 1,8% trong biểu đồ hàng ngày và 3,1% so với tháng trước.

Tuy nhiên, BTC vẫn giảm 0,6% trong biểu đồ hàng tuần và 5,2% trong biểu đồ 14 ngày. Lần phục hồi mới nhất của BTC có thể là do sự kiện halving diễn ra vào ngày 20 tháng 4 năm 2024.

Khi việc giảm một nửa hoàn tất, BTC có thể tăng lên mức cao mới mọi thời đại, như một số nhà phân tích dự đoán.

Bitcoin (BTC) được dự đoán sẽ đạt mức cao mới mọi thời đại

Theo Thuyền trưởng Faibik, BTC ‘ đang hình thành mô hình cờ tăng giá trên biểu đồ khung thời gian hàng ngày. ‘ Thuyền trưởng Faibik lưu ý rằng một đột phá tăng giá có thể dẫn đến mức cao mới mọi thời đại của tiền điện tử ban đầu vào tháng 5.

bitcoin

CoinCodex cũng vẽ ra một bức tranh tăng giá cho Bitcoin (BTC) trong vài tuần tới. Nền tảng này dự đoán BTC sẽ đạt mức cao mới mọi thời đại vào cuối tuần này, đạt 74.594 USD vào ngày 26 tháng 4 năm 2024. Việc đạt 74.594 USD từ mức hiện tại sẽ dẫn đến mức tăng trưởng khoảng 12,71%.

Hơn nữa, CoinCodex dự đoán Bitcoin (BTC) sẽ tiếp tục tăng giá vào tháng 5, đạt 86.416 USD vào ngày 19 tháng 5 năm 2024. Việc đạt 86.416 USD từ mức giá hiện tại sẽ dẫn đến mức tăng trưởng khoảng 30,57%.

Changelly cũng dự đoán quỹ đạo tăng giá của BTC. Nền tảng này kỳ vọng BTC sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 74.069 USD vào ngày 26 tháng 4 năm 2024. Hơn nữa, nền tảng này dự đoán BTC sẽ đạt 84.941 USD vào ngày 17 tháng 5 năm 2024.

Nếu Bitcoin (BTC) có thể duy trì mức giá trên 80.000 USD, chúng ta có thể chứng kiến ​​một đợt tăng giá khác, đưa tiền điện tử ban đầu lên hơn 100.000 USD. Tuy nhiên, với việc Cục Dự trữ Liên bang hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất, các nhà đầu tư có thể trở nên mệt mỏi với các tài sản rủi ro, chẳng hạn như tiền điện tử.

nguồn: blogtienao

giá vàng
Bí quyết giao dịch Vàng hiệu quả

XAU/USD là một trong những cặp chính trong thị trường Forex, vì vậy chúng tôi chia sẻ với bạn những bí quyết để giao dịch vàng thành công. Nhiều Trader chọn cặp Vàng/Đô la Mỹ là cặp giao dịch chính trong suốt quá trình giao dịch Forex của họ, vì biến động mạnh, thanh khoản tốt….

Nếu bạn muốn trade Vàng hiệu quả và tận dụng tốt các cơ hội tiềm năng để mang lại lợi nhuận tốt nhất thì cần ghi nhớ 4 mẹo giao dịch Vàng dưới đây.

Bí quyết giao dịch Vàng hiệu quả

1.Sử dụng các đường và kênh xu hướng

Trade Gold bạn cần nhìn ra xu hướng giá.

Kẻ tay để xác định xu hướng của giá Vàng. Đường trung bình là một chỉ báo kỹ thuật xu hướng vô cùng hiệu quả trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, đối với giao dịch Vàng, chỉ báo này đã được chứng minh là không hiệu quả bằng các đường và kênh xu hướng vẽ tay.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng những công cụ vẽ xu hướng thủ công khi giao dịch Vàng. Chúng không chỉ giúp bạn xác định xu hướng giá Vàng hiệu quả, mà cũng giúp xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự vô cùng chính xác.

2.Phân tích vàng đa khung thời gian

Chiến thuật phân tích đa khung thời gian sẽ giúp tăng khả năng phân tích của bạn, dưới đây là cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả:

Vàng là một tài sản có độ biến động cao. Vì vậy, nếu bạn không có một cái nhìn rộng đối với diễn biến của giá Vàng, bạn sẽ rất dễ bị mắc phải các bẫy tăng giá (Bull trap) hoặc giảm giá (Bear trap).

Nếu bạn thường xuyên giao dịch Vàng trên các đồ thị ngắn hạn (từ 1 giờ trở xuống), hãy sử dụng các đồ thị trung và dài hạn (4 giờ, 1 ngày, hoặc 1 tuần) để xác định xu hướng tổng thể và các mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng của giá Vàng. Khung thời gian càng lớn, các mức hỗ trợ và kháng cự càng có độ tin cậy cao.

Ngược lại, nếu bạn thường xuyên giao dịch trên các đồ thị dài hạn, hãy sử dụng các đồ thị ngắn hạn để tối ưu hóa các điểm vào, mức cắt lỗ và chốt lời của bạn.

3.Lưu ý các báo cáo kinh tế Mỹ & biến động USD

Trên thị trường, Vàng và Đô la Mỹ thường có mối tương quan tiêu cực. Điều đó có nghĩa là, Vàng thường tăng giá khi USD hạ giá, và ngược lại.

Vì vậy, việc theo dõi sát sao các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và diễn biến của đồng USD sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng của Vàng tốt hơn.

Một số dữ liệu quan trọng nên theo dõi trên lịch kinh tế:

  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
  • GDP
  • Bảng lương phi nông nghiệp (Non-farm Payrolls)
  • Thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp (Employment Change và Unemployment Rate)
  • Chỉ số Quản lý thu mua (PMI)
  • Doanh số bán lẻ (Retail Sales)

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi diễn biến các buổi họp và quyết định về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những động thái nâng lãi suất của cơ quan này rất có thể khiến đồng USD tăng giá; ngược lại, đồng USD có thể giảm giá khi Fed tuyên bố hạ lãi suất.

Các tin tức về chính trị hay thời tiết cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến diễn biến của đồng USD. Vì thế, bạn hãy nhớ liên tục cập nhật những tin tức mới về đồng tiền này trên các cổng thông tin tài chính như CNBC hoặc Bloomberg …

4.Tập trung vào Đỉnh và Đáy của vàng

XAU/USD là cặp giao dịch có xu hướng chạy trong một vùng giá, một trong những chiến lược dễ nhất để giao dịch Vàng thành công là xác định các điểm mua và bán quanh các đỉnh và đáy trước đó.

vàng

Vàng là một tài sản tương đối ổn định, nên việc giao động quanh một vùng giá đỉnh đáy một thời gian là thường xuyên. Việc  đơn giản hóa phân tích và giao dịch đỉnh đáy có thể diễn ra trong nhiều ngày thậm chí nhiều tháng, vì vậy nếu bạn lướt sóng nhanh thì đây có lẽ không phải một bí quyết thích hợp.

Kết luận

Việc giao dịch vàng cần tâm lý vững, kiến thức chắc, bạn nên thường xuyên rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất nhé.

giá vàng
7 yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Trên thị trường, vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Có thể với người tiêu dùng vàng chỉ là trang sức, phụ kiện làm đẹp nhưng với nhà đầu tư thì vàng chính là thước đo tiêu chuẩn giá trị cho các loại tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng qua bài viết dưới đây nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Tác động của đồng USD đến giá vàng

Đồng USD cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Theo các chuyên gia, giá vàng và tiền tệ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, khi đồng USD tăng, giá vàng sẽ giảm xuống và ngược lại.

Sự suy giảm tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh thế, kéo theo đó là sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Họ sẽ dần chuyển sang dòng tiền tệ khác hoặc dùng vàng làm công cụ trao đổi hàng hóa.

Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến giá vàng

Lạm phát và lãi suất cũng là yếu tố tác động rõ rệt đến xu hướng của giá vàng. Về lý thuyết, lãi suất và giá vàng có mối quan hệ nghịch biến với nhau, cụ thể:

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương giảm, nguồn cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng, kéo theo đó là tình trạng lạm phát tăng. Khi thời điểm lạm phát xảy ra, nhà đầu tư sẽ mua vàng tích trữ nhiều hơn đồng nghĩa giá vàng cũng vì thế mà tăng cao.

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương tăng sẽ làm giảm giá vàng, do sự gia tăng về cạnh tranh từ các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng, lãi suất tăng làm trái phiếu và nhiều khoản đầu tư có lợi nhuận ổn định trở nên hấp dẫn. Vì thế, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư như trái phiếu, các quỹ ETF,… Lúc này, vàng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Ngược với lãi suất, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư phát sinh tâm lý tìm đến vàng để bảo tồn giá trị. Khi đó, giá vàng càng ở ngưỡng cao sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai.

fed

Chính sách và phương thức hoạt động của ngân hàng trung ương

Tại mỗi quốc gia, các ngân hàng trung ương sẽ đảm nhiệm trọng trách hoạch định về các chính sách tiền tệ. Những chính sách mua – bán vàng của ngân hàng trung ương có thể gây ra những tác động đáng kể đến giá vàng. Vàng sẽ trở nên khan hiếm và có giá trị hơn nếu ngân hàng trung ương thực hiện giao dịch mua nhiều hơn bán.

Nới lỏng định lượng (QE) là phương thức ngân hàng trung ương dùng để kích thích kinh tế đầu tư. Đây là chiến lược mua chứng khoán nhằm tăng cung tiền, khuyến khích các ngân hàng khác cho vay. Một số ngân hàng trên thế giới đang áp dụng cách này như: FED, ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng Anh, ngân hàng trung ương Châu Âu,…

Hoạt động của các quỹ giao dịch trao đổi ETF vàng

Các quỹ ETF như SPDR Gold Shares (GLD) và iShares Gold Trust (IAU) cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Các quỹ ETF này cho phép nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ được quỹ cung cấp.

Hiện nay cả GLD và IAU đều đang nắm giữ một khối lượng vàng vô cùng lớn. Giá vàng sẽ bị ảnh hưởng bởi hai quỹ, khi nhà đầu tư giao dịch mua – bán ồ ạt các chứng chỉ.

Yếu tố khủng hoảng kinh tế – chính trị toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế – chính trị là yếu tố đầu tiên gây ra những biến động về giá vàng. Thời điểm tình hình kinh tế không ổn định làm cho giá trị đồng tiền có sự thay đổi và lúc này vàng sẽ được hưởng lợi khi trở thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Lúc này, giá vàng sẽ có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định trở lại thị trường được phục hồi.

Mối quan hệ giữa dầu và giá vàng

Vàng và dầu đều được định giá bằng đồng USD, thế nên chúng luôn có sự tương quan nhất định với nhau. Mối tương quan này chỉ tồn tại, khi giá dầu bị biến động bởi tác động của đồng USD. Còn nếu khi giá dầu biến động từ một yếu tố khác thì rất khó khẳng định vàng và dầu có mối tương quan với nhau.

Quan hệ giữa nguồn cung – cầu vàng ảnh hướng tới giá vàng

Trên thực tế, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên quy luật cung – cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Tuy nhiên, từ 20 năm về trước các thợ đào vàng đã phải đào sâu hơn để tìm kiếm nguồn vàng chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối vật với các yếu tố nguy hiểm, tác động từ môi trường,… Cũng vì thế, mà chi phí sản xuất vàng tăng cao dẫn đến giá vàng tăng.

Vàng là một loại tài sản đầu tư được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Nhưng để đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng được kể trên. Từ đó kết hợp cùng các sự kiện trên thị trường tài chính, nhà đầu tư sẽ xây dựng được những chiến lược thông minh, nhạy bén.

Kết luận:

Bên trên là 7 yếu tố tác động đến giá vàng mà một nhà giao dịch nào khi tham gia vào thị trường điều phải nắm rõ. Mong rằng bài viết này hữu ích cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!

forex
Những lỗi cơ bản trong giao dịch Forex và cách phòng tránh

Là một trader, đôi khi chúng ta sẽ mắc phải những lỗi cơ bản làm ảnh hưởng đến kết quả giao dịch, có thể dẫn tới thua lỗ thậm chí là cháy tài khoản. Dưới đây là những lỗi cơ bản thường gặp trong giao dịch Forex và cách để phòng tránh chúng.

1. Bị cuốn vào sóng của thị trường và quên kỷ luật giao dịch

Mỗi nhà giao dịch forex khi bước chân vào thị trường đều có chuẩn bị cho mình một kế hoạch giao dịch cụ thể, chi tiết nếu muốn thành công. Trong kế hoạch giao dịch đó, nhà giao dich phải xác định rõ phương pháp xác định xu hướng, cách tìm điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ, điểm chốt lời, cách di chuyển lệnh dừng theo thị trường, hệ thống quản lý rủi ro…. Bản kế hoạch giao dịch này được xem là kim chỉ nam cho hành động của nhà giao dịch trên thị trường.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà giao dịch quá chú ý đến diễn biến của thị trường và bị hút vào đó mà quên đi kế hoạch giao dịch của mình. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó khiến nhà giao dịch từ bỏ đi thế mạnh của mình và giao dịch theo sự cảm tính.

Cách phòng tránh: Luôn xem lại và thậm chí in kế hoạch giao dịch ra giấy, đặt trước bàn làm việc. Mỗi khi thị trường dao động mạnh, nhà giao dịch nên nhìn lại bản kế hoạch giao dịch trước mặt một lần nữa trước khi vào lệnh.

Trader forex

2. Không cắt lệnh lỗ, không chấp nhận thất bại

Nhiều nhà giao dịch bị cảm xúc chi phối hoặc không có kế hoạch giao dịch rõ ràng nên sau khi vào lệnh xong đã không đặt lệnh dừng lỗ, hoặc khi giá xuống gần đến điểm dừng lỗ thì lập tức dời điểm dừng lỗ đi xa hơn hoặc xóa bỏ điểm dừng lỗ.

Nguyên nhân của hành động này là vì nhà giao dịch lo sợ rằng khi giá chạm vào điểm dừng lỗ, họ sẽ thua lỗ vốn. Họ tiếp tục giữ các lệnh lỗ với hi vọng 1 thời điểm nào đó trong tương lai, giá sẽ quay lại điểm họ đã đặt lệnh, giúp lệnh lỗ chuyển thành hòa vốn và có thể có lời.

Cách phòng tránh: Việc không chịu cắt lệnh lỗ theo kế hoạch giao dịch là điều rất nguy hiểm. Thứ nhất, nó tiềm ẩn nguy cơ gây thua lỗ hết vốn cho nhà giao dịch, một khi thị trường tiếp tục đi ngược hướng xa hơn. Thứ hai, sự không tuân thủ kế hoạch giao dịch gây nên thói quen xấu cho nhà giao dịch, khiến họ dễ dàng lặp lại sai lầm này về sau.

Để phòng tránh lỗi này, nhà giao dịch phải luôn chuẩn bị và đặt lệnh dừng lỗ ngay lập tức khi vừa vào lệnh, đồng thời không bao giờ xóa lệnh dừng lỗ hoặc thay đổi lệnh dừng lỗ theo chiều hướng xấu hơn. Tập luyện thói quen có lệnh dừng lỗ là điều cơ bản trong giao dịch forex.

3. Thay đổi quá nhiều phương pháp giao dịch

Nhiều nhà giao dịch forex bắt đầu giao dịch với 1 phương pháp giao dịch nào đó, nhưng sau chỉ 1 vài giao dịch không được như ý, đã vội vàng chuyển sang các phương pháp giao dịch khác. Để rồi cứ như vậy, nhà giao dịch chuyển liên tục các phương pháp giao dịch trong một thời gian ngắn, dẫn đến không thể thông hiểu bất cứ phương pháp giao dịch nào.

Việc thử nghiệm quá nhiều phương pháp giao dịch khiến nhà giao dịch bị mệt mỏi, không thể tập trung và thậm chí là chán nản vì mỗi lần thay đổi phương pháp giao dịch là nhà giao dịch phải bắt đầu nghiên cứu lại từ đầu.

Cách phòng tránh: Nhà giao dịch cần phải chọn phương pháp giao dịch mình cảm thấy phù hợp thông qua nghiên cứu sơ bộ ban đầu. Sau khi đã sử dụng, nhà giao dịch cần ghi lại kết quả của khoảng 100 giao dịch đầu tiên và phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong phương pháp của mình, từ đó tinh chỉnh phương pháp.

Nếu đã tinh chỉnh nhiều lần nhưng không hiệu quả, nhà giao dịch mới tiến hành đổi phương pháp. Tránh việc chuyển đổi quá nhiều phương pháp gây tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà giao dịch.

Trader forex

4. Đặt mục tiêu quá sức hoặc sai lầm

Khi bước chân vào thị trường, nhà giao dịch nào cũng có 1 kỳ vọng, 1 mục tiêu nào đó cho bản thân mình. Tuy nhiên, có nhiều nhà giao dịch đã đặt các mục tiêu sai lầm hoặc quá sức và đôi khi là khó có thể thực hiện được, ví dụ như phải làm tài khoản tăng trưởng 1% mỗi ngày, hoặc phải kiếm được lợi nhuận 200 đô la mỗi ngày, hoặc chốt lời 500 pips mỗi tuần.

Những con số cụ thể như trên sẽ gây ra khó khăn cho nhà giao dịch, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động chậm hoặc không phù hợp với phương pháp giao dịch của nhà giao dịch, dẫn đến việc nhà giao dịch không thể đạt mục tiêu. Từ chỗ không đạt mục tiêu, nhà giao dịch đôi khi tăng sức ép lên bản thân để cố gắng giao dịch nhiều hơn, từ đó phá vỡ kỷ luật và kế hoạch giao dịch, dẫn đến việc tạo các thói quen xấu và hậu quả là gây ra rủi ro thua lỗ.

Cách phòng tránh: Hãy đặt các mục tiêu mà bản thân có thể kiểm soát được như phải tuân thủ kế hoạch giao dịch, phải có dừng lỗ khi giao dịch hoặc không thua lỗ quá 3% tài khoản trong mỗi ngày giao dịch. Tuyệt đối không đặt các mục tiêu mà bản thân không chủ động được để tránh gây áp lực.

Kết luận

Trên đây là 4 lỗi cơ bản mà nhiều nhà giao dịch forex hay mắc phải. Việc xác định các lỗi này và xây dựng cách phòng tránh giúp nhà giao dịch giảm thiểu rủi ro thua lỗ cũng như nâng cao khả năng tìm kiếm lợi nhuận khi giao dịch forex.

forex
Số Tiền Nạp và Đòn Bẩy ảnh hưởng Kết Quả giao dịch như thế nào?

Đòn bẩy và số tiền nạp ảnh hưởng đến kết quả giao dịch như thế nào. Cùng chúng tôi thảo luận về vốn và đòn bẩy trong giao dịch Forex.

Số tiền nạp và đòn bẩy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giao dịch

Bạn có phải là một nhà giao dịch Forex theo trường phái “đánh nhanh rút gọn”? Bạn có đang thực hiện theo chiến thuật nạp những số tiền nhỏ nhiều lần vào tài khoản giao dịch của mình thay vì nạp số tiền lớn một lần duy nhất?

Có rất nhiều Trader giao dịch Forex cũng đang làm giống như bạn. Đây là một chiến thuật được sử dụng rộng rãi trong giới trader nhằm mục đích hạn chế rủi ro đối với tiền vốn. Có thể bạn đang bị rơi vào vòng xoáy Nạp – Rút – Nạp.

Các chuyên gia trong ngành tài chính đã phát hiện ra một sự thật bất ngờ: hầu hết những người thực hiện theo chiến thuật này có kết quả giao dịch kém hơn hẳn so với những người nạp số tiền lớn trong một lần duy nhất.

Tại sao lại như vậy? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Bảng so sánh tỷ lệ sinh lời của các nhà giao dịch với 3 nhóm vốn khác nhau. Nguồn: Dailyfx
Bảng so sánh tỷ lệ sinh lời của các nhà giao dịch với 3 nhóm vốn khác nhau. Nguồn: Dailyfx

Một trong những yếu tố khiến cho thị trường Forex được ưa chuộng đó là đòn bẩy (Margin). Nó giúp các nhà giao dịch có thể “lên sàn” với số vốn rất nhỏ. Chẳng hạn, chỉ với 10 USD, một nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy 1:500 có thể giao dịch như thể họ có 5000 USD trong tài khoản. Chính vì lý do này, nhiều nhà giao dịch Forex, mặc dù có vốn lớn, vẫn lựa chọn phương pháp nạp số tiền nhỏ và giao dịch sử dụng đòn bẩy cao.

Theo một khảo sát của Dailyfx được thực hiện dựa trên kết quả giao dịch của hơn 10.000 người tham gia thị trường Forex, các nhà giao dịch có số vốn lớn trong tài khoản và sử dụng đòn bẩy thấp thường có tỷ lệ lệnh lời cao hơn so với các nhà giao dịch có số vốn nhỏ và sử dụng đòn bẩy cao.

Vòng Xoáy Nạp – Rút – Nạp…

Đòn bẩy chính là đòn bẫy, phải thật cẩn trọng với mọi quyết định nạp tiền và quyết định vào lệnh.

Trên thực tế, chiến thuật nạp-giao-dịch-rút-cháy-nạp ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả giao dịch của bạn. Dưới đây là hai lý do chính:

Vòng xoáy Nạp – Rút – Nạp – Rút – Nạp
Vòng xoáy Nạp – Rút – Nạp – Rút – Nạp

Đòn bẩy cao: Đòn bẩy là một con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn gia tăng lợi nhuận; tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn lỗ nhanh và nhiều hơn. Khi sử dụng đòn bẩy cao, bạn đã khiến cho rủi ro trong giao dịch tăng lên.

Ảnh hưởng tâm lý: Khi có một số tiền nhỏ trong tài khoản, bạn có xu hướng chấp nhận mất mát nhiều hơn. Điều này dễ khiến bạn phá bỏ các nguyên tắc giao dịch và trở nên liều lĩnh khi thị trường dậy sóng. Ngược lại, khi có một số vốn lớn trong tài khoản, bạn thường sẽ thận trọng hơn đối với công việc giao dịch của mình.

Nói một cách đơn giản, khi giao dịch với một số vốn nhỏ và đòn bẩy cao, bạn đã vô tình khiến rủi ro tăng lên đáng kể. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến kết quả của bạn vì rủi ro chính là kẻ thù lớn nhất đối với các nhà giao dịch Forex.

Kết luận

Như vậy, việc lựa chọn số vốn và đòn bẩy hợp lý là vô cùng quan trọng khi giao dịch Forex. Chúng tôi khuyên bạn hãy dành thời gian để tính toán chi tiết việc này trước khi bước vào “thương trường”.

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác giao dịch thật với một số vốn nhỏ, bạn có thể sử dụng tài khoản Cent của Exness. Với 20 USD tiền nạp, bạn sẽ có 2000 Cent trong tài khoản – đủ để bạn tập luyện giao dịch.

fed xén lông cừu
FED và chu kỳ “xén lông cừu”

FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện quy trình “xén lông cừu” qua các bước: “Bơm – Thổi – Xén”. Đây là cách mà FED chi phối và điều tiết nền kinh tế toàn cầu.

Giả định lấy bối cảnh vừa trải qua 1 Cuộc đại khủng hoảng, nền kinh tế kiệt quệ, các hoạt động sản xuất đình trệ, kinh doanh bị tê liệt. Khi đó hành động đầu tiên của Fed sẽ là bơm tiền(in tiền).

Quá trình 1: Bơm tiền

Bơm tiền thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ, chính phủ các nước khác sẽ mua trái phiếu Mỹ hưởng “lợi suất trái phiếu” theo từng kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm. Khi chính phủ Mỹ đã thu hút được lại nguồn lớn $ từ dân, từ các nước.

Fed tiếp tục thực hiện hành động “bơm” tiền ra khắp thị trường trong nước và khắp thế giới bằng các gói cho vay, gói cứu trợ, phục hồi nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khỏi phá sản…thậm chí lãi suất bằng 0.

Hoạt động bơm tiền của FED mở đầu cho chu trình “xén lông” nền kinh tế thế giới. USD là đồng tiền được dự trữ và có sức mạnh thanh khoản lớn nhất thế giới.
Do đó, khi Mỹ bơm tiền ra lưu thông, không chỉ dân Mỹ mà các nước khác cũng sẽ vay đồng USD. Để vay được đồng $, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có tài sản thế chấp cho Fed.

Như các nước sẽ dùng trái phiếu của nước đó để đổi lấy USD mang về. Khi đã có USD rồi, những nước này (chủ yếu là các nước đang phát triển) cũng sẽ in tiền ra để cứu nền kinh tế của nước mình. Khi hoàn thành bước bơm này để “cứu sống cừu”. Fed tiến đến bước tiếp theo “Thổi” hay “vỗ béo cừu”.

Quá trình 2: Thổi

Dòng tiền dư thừa trên trị trường thổi các loại bong bóng tài chính phình to. Tiền dư đổ vào chứng khoán, vào vàng, vào bất động sản, kinh doanh, sản xuất… Các doanh nghiệp làm ăn khấm khá, tiếp tục thế chấp để vay thêm tiền các ngân hàng để kinh doanh, sản xuất. Đẩy các thị trường tiếp tục tăng cao tạo ra các “bong bóng tài chính khổng lồ”…

Những bong bóng tài chính khổng lồ là hệ quả của quá trình “bơm – thổi” bởi FED.

Giai đoạn này diễn ra ở đỉnh của suy thoái kinh tế. “Đồng tiền mất giá, vàng  tăng cao, BĐS tăng, giá cả hàng hoá đều cao ( tiền tràn ngập khắp mợi nơi). Nhưng chi tiêu thắt chặt, hàng hoá tồn kho“.
Cái vòng tròn bơm, thổi này lặp đi lặp lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao. Khi đã thấy những “con cừu”  đủ lông để xén Fed tiến đến bước tiếp theo.

Quá trình 3: Xén lông cừu

Xén ở đây là hút lại tiền, bỏ lại 1 núi nợ cho thế giới. Bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm, dòng tiền từ dân sẽ đổ vào ngân hàng để lấy lãi suất cao. Đồng thời đó ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Dân bán vàng đi gửi tiết kiệm, giá vàng đi ngang và đi xuống.Tăng lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp hoạt động kém sẽ phải phá sản…

Giai đoạn này diễn ra khi bánh xe kinh tế khởi động lại. Doanh nghiệp bán bớt bất động sản lấy vốn làm ăn. Một mặt khác, cũng là lúc thị trường đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả.

Lãi suất vay cao cộng với làm ăn kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng xiết nợ.

Việc tăng lãi suất của Fed làm thắt chặt nguồn cung tiền, đồng thời kéo theo các nước khác cũng phải tăng lãi suất theo… Điều này dẫn đến các dòng tiền mới không được tạo ra làm khối lượng lớn tài sản như bất động sản, chứng khoán, vàng được thổi giá trước đó phải trở lại…mặt đất.

Các loại bong bóng vàng, BĐS, chứng khoán nổ, vỡ, trở về với giá trị thực. Giai đoạn cuối cùng “ Xén lông cừu” là lúc FED sẽ thu về lượng tài sản khổng lồ…Lúc này, Fed là con “cá voi khổng lồ” chỉ việc há to hàm nuốt hết tài sản của những tay mơ còn chưa hiểu được vì sao mình phá sản.

Đó chính là 3 giai đoạn của chu kỳ “xén lông cừu” mà Fed thực hiện với khoảng thời gian kéo dài từ 10-12 năm. Vòng lặp chu kỳ “xén lông cừu” cứ thế tiếp tục.

fed xén lông cừu

Tóm lại:

Đây chính là cách Fed vận hành nền kinh tế thế giới. Việc tăng giảm lãi suất cơ bản của Fed sẽ chi phối giá vàng và các loại tài sản…

Chỉ một hành động hạ và tăng lãi suất, Fed sẽ xuất khẩu được lạm phát đi khắp thế giới. Khi kinh tế hồi phục cũng là lúc các nước đang trả nợ thay cho nước Mỹ.

Người biết tận dụng chu kỳ “xén lông cừu” và kiểm soát tốt tâm lý sẽ giàu có lên nhanh chóng. Người coi thường nó và thờ ơ sẽ bị đào thải dù cho trước đó họ mạnh tới cỡ nào.

fed
FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là một từ khá quen thuộc đối với những ai quan tâm đến đầu tư và tài chính. Các nhà đầu tư dù là nhà đầu tư F0 hay “lão làng” trong thị trường thường hay nghe đến việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến toàn cầu. Vậy cụ thể FED là gì? Lịch sử hình thành phát triển ra sao? Và vai trò của tổ chức này đối với thị trường tài chính như thế nào? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

FED là gì?

FED (viết tắt của Federal Reserve System hay Cục dự trữ liên Bang), là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập vào ngày 23/12/1913. FED đã được ký hoạt động bởi tổng thống Woodrow Wilson theo một đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” nhằm để duy trì các  chính sách tiền tệ linh hoạt, cũng như giữ sự ổn định và an toàn cho nền kinh tế nước Mỹ.

Thực tế, FED là tổ chức tài chính hoàn toàn độc lập, không bị phụ thuộc hay tác động của Chính phủ Hoa Kỳ. FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền đô la Mỹ (USD).

Cơ cấu hệ thống FED

FED thường sẽ bao gồm một số các cơ sở tài chính tương đối quan trọng của nhà nước và tư nhân. Hệ thống Dự trữ Liên bang sẽ có cơ cấu tổ chức bao gồm một số thành phần chính:

  • Hội đồng Thống đốc sẽ bao gồm 7 thành viên, có nhiệm kỳ hoạt động trong 14 năm, do chính Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định.
  • Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang, gọi tắt là FOMC: bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và thêm 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh
  • 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực: Boston, New York, Philadelphia, hay Chicago, St. Louis, Richmond, Cleveland, Atlanta, cũng với Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
  • Hệ thống các ngân hàng thành viên.

fed

Vai trò của FED

FED là một tổ chức độc lập, không bị chi phối bởi Chính phủ Hoa Kỳ, đồng thời là tổ chức duy nhất có quyền phát hành Đô la Mỹ (USD). Vì thế, FED đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách tiền tệ của đất nước.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lãi suất và áp dụng các biện pháp thị trường mở qua các cuộc họp quyết định chính sách tiền tệ có tác động lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu. Đồng thời, FED giúp duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ

FED thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cụ thể:

  • Thực thi tất cả các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo ra các tác động liên quan đến điều kiện tiền tệ. Tín dụng với các mục đích tối đa việc làm, ổn định việc giá cả và điều hòa các lãi suất dài hạn.
  • Giám sát và quy định tất cả các tổ chức ngân hàng để có thể đảm bảo hệ thống tài chính và các ngân hàng quốc gia được an toàn, vững vàng và bảo đảm tối đa quyền tín dụng của tất cả những người tiêu dùng.
  • Duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế và kiềm chế được các rủi ro từ hệ thống có thể sẽ phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Cung cấp hầu hết các dịch vụ tài chính cho tất cả các tổ chức quản lý tài sản có giá trị. Các tổ chức chính thức ở nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận hành hệ thống để chi trả cho quốc gia.

fed

Nguyên nhân khiến lãi suất FED thay đổi

Lãi suất FED tăng

Khi FED tăng lãi suất, mục tiêu chính thường là kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát. Lạm phát có thể xảy ra khi có quá nhiều tiền mặt trong hệ thống kinh tế, lãi suất thấp khuyến khích vay mượn, và cầu kéo tăng cao. Điều này dẫn đến sự gia tăng đột ngột trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Việc tăng lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến lạm phát mà còn tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng, việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, do đó làm giảm việc mua sắm và đầu tư. Từ đó, có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm khó khăn cho doanh nghiệp.

Lãi suất FED giảm

Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, nhằm mục đích muốn kích thích nền kinh tế bằng cách làm cho việc vay mượn trở nên rẻ hơn, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, lãi suất FED giảm thì các ngân hàng trung ương thế giới sẽ giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc nội.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED tăng lãi suất gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới. Cụ thể:

  • FED đã tăng lãi suất vào tháng 6/2023 và dự báo còn tăng vào cuối năm 2023. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phục hồi kinh tế (do tiêu dùng, đầu tư giảm), đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái.
  • Dự báo lãi suất ở Mỹ sẽ tăng lên 3.8% vào năm 2023, tăng chi phí vốn và trả nợ cho hộ gia đình và doanh nghiệp, làm tăng áp lực lên tình hình kinh tế. Ngoài ra, tình hình căng thẳng Nga – Ukraine và chính sách Zero Covid của Trung Quốc gây khó khăn cho thị trường và làm tăng áp lực lạm phát.
  • Việc FED tăng lãi suất khiến tỷ giá USD tăng, thuận lợi cho xuất khẩu nhưng tạo áp lực lạm phát nhập khẩu.
  • Tăng lãi suất làm thay đổi dòng vốn đầu tư, tạo sự biến động trên thị trường và dịch chuyển danh mục đầu tư đến các kênh an toàn hơn.

Kết luận:

Bài viết trên đã tổng hợp những điều cơ bản về FED mà một nhà giao dịch nào cũng phải biết, mong rằng bài viết này sẽ giúp ít cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex
Tương quan giữa các loại tài sản trên thị trường Forex

Tương quan giữa 2 hay nhiều tài sản trên thị trường tài chính là khi một tài sản tăng giá thì tài sản kia lại giảm giá. Khi giao dịch Forex Bạn có bao giờ để ý, khi một cặp tiền tệ nào đó tăng thì sẽ có một cặp khác giảm hoặc ngược lại không?

Nếu đã từng thì bạn đã chứng kiến một mối tương quan tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi bàn luận về vấn đề tương quan trong thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng trong bài viết này nhé!

Tương quan tiền tệ

Trong thị trường tài chính, tương quan là công cụ thống kê hai cặp tỷ giá di chuyển (biến động) trong mối quan hệ với nhau. Tương quan tiền tệ (currency correlation) cho chúng ta biết liệu hai cặp tỷ giá di chuyển theo cùng một hướng, ngược chiều hay là ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian nhất định.

Một ví dụ về tương quan nghịch là tình huống trong đó kỳ vọng của các nhà giao dịch trái ngược nhau, như trường hợp EURUSD và USDCHF. Trong hình sau, chúng ta có thể quan sát thấy hình ảnh phản chiếu của các cặp tiền tệ:

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Khi giao dịch Forex, điều quan trọng cần nhớ là bạn đang giao dịch theo cặp, nên sẽ không có cặp tiền tệ nào cô lập hoàn toàn.Việc tìm hiểu cách các cặp tiền tệ khác nhau di chuyển so với nhau ra sao sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn khách quan hơn trong phân tích, giảm thiểu mức độ rủi ro khi giao dịch Forex. Điều bạn cần làm là trang bị kiến thức để có thể tồn tại trên thị trường tài chính khốc liệt này.

Cách tận dụng tương quan tiền tệ

Thông thường, sự tương quan được sử dụng để xác nhận độ chính xác của phân tích. Bạn có thể quan sát hành vi của một cặp tiền cụ thể và dựa vào đó để đưa ra kết luận về cặp tiền tương quan với nó. Càng nhiều giao dịch chuyển động theo cùng một hướng, thì khả năng thiết lập một xu hướng mới càng cao, từ đó cơ hội giao dịch thành công cũng tăng lên. Bằng cách này, bạn sẽ thêm tự tin khi thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc.

Tương quan của các cặp tiền tệ có thể làm tăng gấp đôi cả lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn. Hãy xem xét một ví dụ về tương quan thuận. Ví dụ: bạn chịu rủi ro 5% tiền gửi và mở lệnh giao dịch trên các cặp tiền tương quan thuận EUR/USD và EUR/GBP. Trong trường hợp này, tổng rủi ro của hai giao dịch sẽ không phải là 5%, mà là 10%. Tuy nhiên, số tiền lợi nhuận cũng sẽ tăng gấp đôi.

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Chiến lược tương quan tiền tệ forex

Giao dịch với các cặp tiền tương quan Forex khá đơn giản. Tùy thuộc vào cặp tiền tệ bạn đang giao dịch, hãy chú ý đến các cặp tiền tệ khác có đồng tiền định giá giống với công cụ tài chính của bạn. Bạn sẽ phải xem xét cẩn thận biểu đồ giá của các cặp tiền tệ tương quan với nhau. Nếu bạn thấy rõ là giá của một cặp sẽ giảm thì đừng mua tiền tệ tương quan với cặp này. Bằng phương pháp này, bạn có thể lọc ra các tín hiệu giả một cách đáng tin cậy.

Ví dụ:

Giả sử cặp tiền giao dịch của bạn là GBPUSD (Bảng Anh và Đô la Mỹ). Đô la Mỹ là một loại tiền tệ đặc biệt, vì nó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nhiều loại tiền tệ trên thế giới. Trong trường hợp này, nên chú ý đến biểu đồ giá của cặp EURUSD (euro và đô la Mỹ) trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Ngoài ra, đừng quên chú ý đến tin tức. Mặc dù bạn đang giao dịch bằng đồng bảng Anh, nhưng dữ liệu quan trọng về đồng tiền châu Âu có thể có ảnh hưởng lớn đến bảng Anh. Đây sẽ là biểu hiện thực sự của tương quan tiền tệ. Hãy luôn chú ý đến những gì xảy ra với các loại tiền tệ tương quan với công cụ giao dịch của bạn – đây là bản chất của việc giao dịch các cặp tiền tương quan Forex.

Đồng Đô la Mỹ và Vàng

Như chúng ta đã biết, cả Vàng và đồng Đô la Mỹ (USD) đều được coi là những tài sản trú ẩn an toàn. Tuy thế mà, trong điều kiện bình thường, chúng lại có mối tương quan – Vàng sẽ hạ giá khi đồng Đô la Mỹ (USD Index) tăng giá, và ngược lại.

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Vì sao hai loại tài sản này lại có biến động trái chiều? Lý do nằm ở dòng vốn của các nhà đầu tư. Khi thị trường ổn định, các nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn; họ thường sẽ ưu tiên đầu tư vào các loại trái phiếu hoặc chứng khoán của Mỹ vì chúng có thể đem đến mức sinh lời tốt. Các loại tài sản trú ẩn như Vàng, vì vậy, sẽ bị bán ra với mục đích đổi lấy Đô la Mỹ để có thể mua cổ phiếu hoặc trái phiếu Mỹ. Điều này khiến cho giá trị của đồng Đô la Mỹ tăng lên; trong khi đó, giá trị của Vàng sẽ giảm xuống.

Ngược lại, khi thị trường không ổn định, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên mua vào những tài sản trú ẩn an toàn. Họ sẽ bán các tài sản rủi ro như cổ phiếu Mỹ để đổi lấy Đô la Mỹ, sau đó sử dụng đồng tiền này để mua các tài sản an toàn như Vàng hoặc một số loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác như yên Nhật hoặc Franc Thụy Sĩ. Điều này khiến cho giá trị của Vàng tăng lên, còn giá trị của đồng Đô la Mỹ giảm xuống.

Mối quan hệ giữa đồng Đô la Mỹ và Vàng có thể bị phá vỡ trong một số điều kiện nhất định. Ví dụ, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư có thể sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với các tài sản an toàn như nợ của chính phủ Mỹ. Điều này khiến cho giá trị của cả đồng Đô la Mỹ và Vàng đều tăng lên.

Các chỉ số chứng khoán và đồng Franc Thụy Sĩ/Yên Nhật

Các chỉ số chứng khoán có mối tương quan tiêu cực với đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) và đồng Yên Nhật (JPY). Lý do là bởi vì hai đồng tiền này thường được coi là loại tiền trú ẩn an toàn. Khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu ổn định, dòng vốn của các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển từ các tài sản an toàn sang các tài sản rủi ro như cổ phiếu, khiến cho nhu cầu và giá trị của những đồng tiền này bị giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế toàn cầu trở nên không ổn định, dòng vốn của các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang những đồng tiền này và làm cho giá trị của chúng tăng lên.

Kết luận

Trên đây là những mối tương quan phổ biến trên thị trường tài chính. Hãy luôn ghi nhớ những mối tương quan này; chúng sẽ giúp bạn phán đoán xu hướng thị trường tốt hơn.