Cách giao dịch với khoảng trống GAP trong Forex

GAP
Cách giao dịch với khoảng trống GAP trong Forex

Trong phân tích kỹ thuật, một phương pháp giúp trader kiếm tiền hiệu quả trên thị trường forex chính là tận dụng khoảng trống GAP.  Vậy chính xác thuật ngữ GAP là gì và làm thế nào để giao dịch với GAP hiệu quả nhất? sẽ được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết này nhé!

GAP là gì?

GAP là thuật ngữ phổ biến trong Forex, dùng để chỉ khoảng trống giá giữa 2 phiên giao dịch liên tiếp khi giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và giá mở cửa của phiên giao dịch sau tăng hoặc giảm một cách đột biến.

Khoảng trống GAP được tạo ra khi giá tăng vọt gọi là GAP UP, ngược lại GAP tạo ra khi giá giảm mạnh được gọi là GAP DOWN.

Khi nào GAP xuất hiện?

GAP có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên một số thời điểm GAP thường xuất hiện trên thị trường Forex đó là:

  • Thứ 2 đầu tuần

Thị trường Forex nghỉ không giao dịch vào 2 ngày cuối tuần, tuy nhiên trong thời điểm này nếu có tin tức chấn động hoặc sự kiện kinh tế, chính trị ảnh hưởng mạnh đến giá thì vào phiên giao dịch thứ 2 khi thị trường mở cửa trở lại sẽ xuất hiện khoảng trống GAP.

  • GAP xuất hiện khi có biến động lớn

GAP cũng có thể được hình thành sau khi công bố các tin tức quan trọng ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Ví dụ: Một khoảng trống GAP đáng kể được hình thành trên biểu đồ của các cặp tiền tệ có đồng Franc Thụy Sĩ, sau khi Ngân hàng Thụy Sĩ thông báo bãi bỏ giới hạn tỷ giá hối đoái đồng Franc.

  • GAP xuất hiện vào các ngày lễ

Trường hợp thứ 3 có thể thấy GAP xuất hiện đó là khi các ngân hàng nghỉ lễ dài ngày dẫn đến các giao dịch bị ngắt quãng.

Các loại GAP trong forex

Trên thị trường Forex có 4 loại GAP phổ biến, mỗi loại sẽ có đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Common GAP (GAP thường)

Common GAP hay còn gọi là GAP thường, GAP phổ thông. Đây là loại GAP hay gặp nhất trên thị trường Forex và thường xuất hiện vào phiên mở cửa thứ 2 đầu tuần. Loại GAP này có khoảng cách nhỏ và thường được lấp đầy ngay sau đó nên thường được trader tận dụng vào giao dịch.

Common GAP (GAP thường)
Common GAP (GAP thường)

2. Breakaway GAP (GAP phá vỡ)

Breakaway GAP hay còn gọi là GAP phá vỡ, GAP đột phá. Loại GAP này thường xảy ra khi xuất hiện các tin tức chấn động khiến nhà đầu tư thay đổi tâm lý và chuyển hướng giao dịch nhanh chóng, dẫn đến giá chuyển sang một xu hướng mới từ tăng thành giảm hoặc ngược lại.

Breakaway GAP (GAP phá vỡ)
Breakaway GAP (GAP phá vỡ)

Nếu trên biểu đồ xuất hiện GAP đột phá kèm theo khối lượng giao dịch lớn thì khả năng cao xu hướng cũ sẽ bị phá vỡ và chuẩn bị hình thành xu hướng mới. Lúc này, Breakaway GAP đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi đó, trader có thể vào lệnh Long với GAP đột phá tăng và lệnh Short với GAP đột phá trên cây nến sau khoảng trống GAP.

3. Exhaustion GAP (GAP kiệt sức)

Exhaustion GAP hay còn gọi là GAP kiệt sức. Loại GAP này chủ yếu xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy sau khi xu hướng tăng hoặc giảm đã hình thành trong một thời gian dài trước đó. GAP kiệt sức xuất hiện báo hiệu xu hướng đó chuẩn bị kết thúc và khả năng thị trường sắp đảo chiều.

Exhaustion GAP (GAP kiệt sức)
Exhaustion GAP (GAP kiệt sức)

GAP kiệt sức xuất hiện kèm với khối lượng giao dịch lớn sẽ có sự xác nhận cao hơn, khi đó nhà đầu tư có thể vào lệnh.

4. Continuation GAP (GAP tiếp diễn)

Continuation GAP hay còn gọi là Runaway GAP, GAP tiếp diễn. Loại GAP này thường xuất hiện ở giữa một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt và cho thấy thị trường sẽ tiếp tục mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại.

Trong một xu hướng tăng, GAP tiếp diễn xuất hiện cho thấy phe mua sẽ tiếp tục đẩy giá lên cao hơn.

Trong một xu hướng giảm, GAP xuất hiện cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và họ sẽ tiếp tục bán ra để đẩy giá xuống thấp hơn nữa.

Continuation GAP (GAP tiếp diễn)
Continuation GAP (GAP tiếp diễn)

Khi nào khoảng trống GAP được lấp đầy?

Khi giá lấp đầy khoảng trống các trader sẽ lợi dụng thời điểm này để vào lệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự lấp đầy cũng xảy ra. Hơn nữa, việc lấp đầy không nhất thiết phải xảy ra ngay lập tức. Sau đây là một số trường hợp khoảng trống giá (GAP) được lấp đầy:

  • GAP xuất hiện tại các vùng kháng cự hỗ trợ mạnh thì giá sẽ có xu hướng retest lại nhằm xác định lại xu hướng trước khi tăng hoặc giảm.
  • GAP xuất hiện trong mô hình giá và sẽ lấp đầy để hoàn thành mô hình.

Các nhà đầu tư nếu biết cách tận dụng khả năng lấp đầy khoảng trống sẽ tạo nên ưu thế trong giao dịch. Ngoài ra, khi một khoảng trống được đóng lại, nhà đầu tư thường có thể tìm thấy cơ hội gia nhập lại vì giá sẽ quay trở lại hướng ban đầu.

Cách giao dịch với GAP hiệu quả

Bất cứ tín hiệu nào xuất hiện trên biểu đồ cũng có thể giúp trader tận dụng vào giao dịch và khoảng trống GAP cũng không ngoại lệ. Tùy thuộc vào từng loại GAP, trader có thể có chiến lược giao dịch riêng.

Chiến lược giao dịch với khoảng trống GAP như sau:

1. Bước 1: Canh GAP

Để canh GAP, trader nên theo dõi các tin tức, sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng diễn ra trên thế giới. Hoặc theo dõi biểu đồ vào ngày cuối tuần hoặc sau các ngày nghỉ khi xảy ra sự kiện tin tức quan trọng. Bởi đây là thời điểm GAP dễ xuất hiện nhất.

2. Bước 2: Xác định GAP

Dựa vào từng loại GAP và vị trí xuất hiện của GAP trên biểu đồ, trader có thể tận dụng tín hiệu để giao dịch.

Lưu ý:

  • Khi phân tích GAP trader nên kết hợp với các chỉ báo khối lượng để xác nhận tín hiệu một cách chính xác hơn.
  • GAP tiếp diễn (Continuation GAP) và GAP kiệt sức (Exhaustion GAP) báo hiệu giá sẽ đi theo 2 hướng khác nhau và dễ nhầm lẫn khi xác định nên trader phải cẩn thận để không dính bẫy 2 dạng GAP này.
  • GAP phá vỡ (Breakaway GAP) thường xuất hiện khi có tin tức chấn động nên rất khó lường trước giá. Khoảng trống của GAP phá vỡ có thể bị lấp đầy hoặc không.
  • Common GAP là loại GAP dễ được lấp đầy trong những giờ đầu tiên sau khi thị trường mở cửa, nên trader nên tận dụng giao dịch với Common GAP để tìm kiếm lợi nhuận.

3. Bước 3: Thực hiện giao dịch

Khi thấy xuất hiện Common GAP, trader hãy xác định các mức hỗ trợ/kháng cự để có thể vào lệnh chính xác.

  • Vào lệnh ngay lập tức sau khi xuất hiện đỉnh hoặc đáy gần GAP.
  • Đặt Stop Loss cách đáy/đỉnh khoảng 15 pip
  • Đặt Take Profit tại mức đóng cửa của cây nến trước khi xuất hiện GAP.

Ví dụ: Phân tích cặp tiền USD/JPY trên khung thời gian 1W.

GAP

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy xuất hiện Common GAP và ngay sau khi GAP này xuất hiện giá đã quay lại lấp đầy biểu đồ. Cho nên trader có thể tận dụng vào giao dịch. Cách đặt lệnh như sau:

  • Đặt lệnh Buy sau khi hình thành đáy và có sự xác nhận tín hiệu tăng từ cây nến xanh tại mức giá 111.648.
  • Đặt cắt lỗ stop loss dưới đáy sau GAP khoảng 15 pip.
  • Take Profit đặt tại mức giá đóng cửa của cây nến trước khi xuất hiện GAP là mức giá 116,630.

Lưu ý: Không phải lúc nào xuất hiện GAP giá cũng được lấp đầy. Do đó, trader nên sử dụng thêm các công cụ chỉ báo, mẫu hình nến xác để xác nhận sự lấp đầy trước khi vào lệnh.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin để giúp các nhà đầu tư có thể hiểu hơn về GAP là gì và cách dịch với khoảng trống GAP ra sao. Việc thực hiện vào lệnh GAP khá phức tạp nhưng nếu nhà đầu tư ứng dụng tốt có thể mang lại lợi nhuận hiệu quả cao. Đừng quên đặt các lệnh dừng lỗ trong bất kỳ giao dịch nào để hạn chế rủi ro.

Chúc bạn giao dịch thành công !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *