False Breakout là gì? Nhận biết và giao dịch theo False Breakout
Cho dù là người mới tham gia vào thị trường hay những nhà đầu tư lâu năm thì cũng cần phải học cách nhận biết sự phá vỡ giả. Nếu như không chú ý, bạn hoàn toàn có thể mất sạch số tiền trong tài khoản vì cái bẫy giá thị trường này. Để biết thêm về False Breakout và nắm bắt được hoàn toàn cái bẫy thị trường này thì đừng nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé!
False Breakout là gì?
Fasle Breakout – Phá vỡ giả đơn giản là 1 cú phá vỡ của giá lên trên 1 vùng kháng cự, hoặc xuống dưới 1 vùng hỗ trợ (và đóng cửa trên hoặc dưới vùng đó), hoặc cũng có thể là phá vỡ mô hình giá, và đi sau nó là 1 sự đảo chiều ngay lập tức.
Vấn đề muốn các bạn hiểu ở đây, là cây nến đã nằm hẳn dưới hỗ trợ nhé. Còn nếu như cây nến kia chỉ là phá qua hỗ trợ và rút chân về tạo pinbar, thì tôi không gọi đó là False Breakout.
Trường hợp 1: Nến phá qua hỗ trợ và rút chân trở lại, market chỉ đang test lại vùng hỗ trợ và phản ứng rất chính xác. Không gọi là phá vỡ giả
Trường hợp 2: Nến đóng cửa trên hẳn vùng kháng cự, sau đó quay trở xuống. Đây mới là phá vỡ giả
Các loại False Breakout thường gặp
Các dạng False Breakout phổ biến thường bao gồm:
- Bull Trap: Xuất hiện khi giá tăng và đạt đến mức kháng cự quan trọng, tạo ra tín hiệu mua. Tuy nhiên, ngược lại, giá rơi mạnh, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
- Bear Trap: Ngược lại với Bull Trap. Đây là trường hợp giá giảm và đạt đến mức hỗ trợ quan trọng, tạo ra tín hiệu bán. Nhưng sau đó, giá tăng mạnh, làm mất lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Shakeout: Xảy ra khi giá tạm thời phá vỡ mức kháng cự hoặc hỗ trợ, tạo ra tín hiệu mua hoặc bán. Tuy nhiên, sau đó giá điều chỉnh ngược lại, khiến nhà đầu tư phải chịu thiệt hại về vốn.
Cách phân biệt giữa False Breakout và Breakout
Phân biệt giữa False Breakout và Breakout là rất quan trọng. Vì nó giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác khi tham gia giao dịch. Breakout là khi giá của một tài sản tài chính vượt qua một mức giá quan trọng trên biểu đồ và duy trì được mức giá mới, tạo ra tín hiệu mua hoặc bán tích cực cho nhà đầu tư. Để xác định Breakout, nhà đầu tư cần nắm vững tình hình thị trường. Đồng thời sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và phân tích động lực tác động đến giá của tài sản.
Ngược lại, False Breakout xảy ra khi giá tạm thời phá vỡ mức giá quan trọng. Nhưng nó không giữ được lâu mà nhanh chóng phục hồi theo xu hướng ngược lại. Để nhận diện False Breakout, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc giá không duy trì mức giá mới và xuất hiện nhiều dấu hiệu không ổn định.
Một điều quan trọng nữa để phân biệt là mức độ thanh khoản của thị trường. Trong trường hợp thanh khoản thấp và giá chỉ tạm thời vượt qua mức giá quan trọng. Khả năng cao đó là False Breakout. Ngược lại, nếu thị trường có thanh khoản cao và giá giữ vững được mức giá mới, đó có thể là Breakout tích cực.
Cách phát hiện phá vỡ giả – False Breakout
Rất khó để phát hiện một False Breakout, chúng ta chỉ biết nó là phá vỡ giả sau khi nó đã xảy ra. Tức là bạn đã bị quét stop loss, trước khi nhận ra đó là một phá vỡ giả. Đặc biệt là những trader thích giao dịch scalping trên khung thời gian ngắn hạn, phá vỡ giả xảy ra lại càng nhiều.
Trên khung thời gian H4 chúng ta thấy thị trường xuất hiện tín hiệu phá vỡ giả, tuy nhiên khi mở về khung D1, không phát hiện thấy điều gì đặc biệt.
Đây cũng là lí do cho thấy mức độ quan trọng của chọn khung thời gian giao dịch forex theo phương pháp Price Action. Khung thời gian càng nhỏ thì mức độ nhiễu và đánh lừa của thị trường càng nhiều.
Vì thế để hạn chế gặp phá vỡ giả, hãy chọn giao dịch trên khung thời gian đủ lớn, tốt nhất là khung thời gian Daily, nếu các bạn muốn học price action.
Có một cách khác để phát hiện False breakout, nhưng theo tôi cách này ít khả thi trong thị trường forex, đó là sử dụng volume kết hợp breakout.
Thông thường khi thị trường Breakout khỏi 1 vùng giá sẽ cần một lực đẩy( khối lượng) đủ lớn và đột biến để phá vỡ một mức giá quan trọng, vì thế khi nhìn thấy điểm phá vỡ, hãy kiểm tra volume giao dịch, nếu volume tăng đột biến, thì đó là phá vỡ thật, chúng ta có thể tự tin hơn 1 chút khi giao dịch theo breakout. Ngược lại, nếu volume nhỏ, thì rất có thể đây là tín hiệu của một sự phá vỡ giả:
Tất nhiên, không có chuyện gì vẹn cả đôi đường cả. Rất nhiều trường hợp giá phá qua các key level và volume dao động cũng rất nhỏ, nhưng cuối cùng giá vẫn đi đúng hướng breakout, chúng ta không dám vào lệnh và cảm thấy sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Nhưng chúng ta thà rằng bỏ qua những cơ hội mù mờ như thế, còn hơn là vào lệnh với tâm lí đắn đo 50/50.
Mặt khác, volume chỉ phù hợp và đúng khi sử dụng cho các thị trường như tiền điện tử hoặc cổ phiếu vì những dạng thị trường đó có thể đo lượng được khối lượng giao dịch, còn thị trường forex không ai có thể thống kê đúng được khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách giao dịch với phá vỡ giả
Tại sao trader chúng ta lại phải sợ đột phá giả, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nó để giao dịch nhỉ?
Một nhịp phá vỡ mà thất bại ngay lập tức sau đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh (tăng giá), hoặc suy yếu (giảm giá), vì thế trader có thể tận dụng điều này để giao dịch, sức mạnh của False Breakout có lợi thế ngang ngửa các setup price action mà chúng ta đã biết.
1 cây nến Pinbar khung D1 được hình thành, thường chính là 1 phá vỡ giả trên khung H4
Quy tắc tận dụng phá vỡ giả rất đơn giản: khi phát hiện Phá vỡ giả thì ta trade ngược với hướng phá vỡ.
Lời kết
False Breakout là một hiện tượng thường gặp trong thị trường tài chính, tuy nhiên, nếu được phân tích và đánh giá đúng mức, các nhà đầu tư vẫn có thể tìm ra những cơ hội đầu tư tiềm năng. Để phân biệt False Breakout và Breakout, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ càng về tình hình thị trường, xem xét các chỉ báo kỹ thuật và động lực tác động đến giá của tài sản tài chính, đồng thời cũng cần xem xét đến mức độ thanh khoản của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.