Archives May 2024

Tổng thống và Ngoại trưởng Iran 'thiệt mạng do tai nạn trực thăng'
Tổng thống và Ngoại trưởng Iran ‘thiệt mạng do tai nạn trực thăng’

Truyền hình nhà nước Iran thông tin rằng Tổng thống Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian và một số người khác đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng ở tây bắc Iran.

“Tổng thống Raisi, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian và tất cả người trên trực thăng đã thiệt mạng trong vụ tai nạn,” một quan chức cấp cao giấu tên nói với Reuters.

Phó Tổng thống Iran Mohsen Mansouri cũng xác nhận điều này trên trang mạng xã hội của mình.

Một quan chức Iran khác cho biết chiếc trực thăng bị đốt cháy hoàn toàn trong vụ tai nạn.

Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo (IRNA) của Iran đăng tải những thước phim do drone ghi lại cho thấy mảnh vỡ từ chiếc trực thăng. Hãng này viết rằng Tổng thống Raisi đã “tử vì đạo khi đang phụng sự tổ quốc”.

Truyền thông Iran đưa tin rằng trực thăng Bell 212 do Mỹ sản xuất chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã gặp hôm Chủ nhật 19/5 khi đang bay qua những ngọn núi trong sương mù dày đặc.

Sáng 20/5, hãng thông tấn nhà nước Iran IRINN và hãng thông tấn Mehr News đưa tin từ hiện trường rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết không tìm thấy ai sống sót.

Trước đó, lực lượng cứu hộ đã xác định và đến địa điểm rơi của chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi. Theo người đứng đầu Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Iran Pir-Hossein Kolivand, ít nhất 73 đội cứu hộ đang có mặt tại khu vực máy bay trực thăng rơi gần làng Tavil ở tỉnh Đông Azerbaijan của Iran.

Các đội tìm kiếm đã định vị được mảnh vỡ của chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi cùng các quan chức cấp cao gặp nạn.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, sau khi lực lượng cứu hộ xác định được các mảnh vỡ trực thăng, một quan chức Iran cho biết chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi đã hoàn toàn bị thiêu rụi khi rơi xuống. “Thật không may, toàn bộ người trên máy bay e rằng đều đã chết”, vị quan chức nói với hãng tin.

Trước đó, vào ngày 19/5, chiếc trực thăng Bell 212 chở Tổng thống Raisi và phái đoàn tháp tùng đã gặp nạn ở tỉnh Đông Azarbaijan.

Theo IRIB TV, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, Thống đốc tỉnh Đông Azarbaijan Malek Rahmati, cũng có mặt trên trực thăng chở Tổng thống Raisi. Tổng cộng có 9 người trên chiếc trực thăng gặp nạn.

Sóng Elliott
Nhận biết và giao dịch sóng Elliott hiệu quả trong forex

Sóng elliott là một công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường cũng như cổ phiếu. Dựa vào nền tảng lý thuyết Dow Jones và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp đi lặp lại đã đưa ra những nguyên lý cơ bản của lý thuyết sóng Elliott. Cùng chúng tôi tìm hiểu sóng elliot là gì, cách đếm sóng elliott và hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott.

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là một lý thuyết phân tích kỹ thuật được sáng tạo bởi Ralph Nelson Elliot vào cuối thập kỷ 1930.

Lý thuyết này cho rằng giá cả trên thị trường diễn biến theo các chu kỳ sóng có sự lặp lại, và đối với mỗi chu kỳ, có thể chia thành các sóng con.

Mục tiêu của lý thuyết Sóng Elliot là giúp nhà giao dịch và nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá cả tương lai trên thị trường tài chính.

Sóng Elliott

Cấu trúc sóng Elliott

Elliott wave di chuyển theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là sóng đẩy, giai đoạn thứ hai là sóng điều chỉnh, hay còn gọi là sóng hồi.

1.Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này như sau:

Sóng Elliott

  • Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao. 
  • Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
  • Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất. 
  • Sóng 4 xuất hiện khi nhiều trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn. 
  • Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết. 

Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5.

2.Mô hình sóng Elliott điều chỉnh

Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.

Sóng Elliott

Nếu mô hình sóng đẩy đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái là a,b,c.

Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng.

Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản, là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

  • Mô hình Zig-Zag

Như đã đề cập ở trên, mô hình này gồm những bước giá đi ngược chiều với xu hướng chủ của thị trường trước đó. Cụ thể, sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn sóng B.

Sóng Elliott

Mặt khác, trong một đợt điều chỉnh, thị trường có thể xuất hiện 2-3 mẫu hình zig-zag liên tiếp nhau. Và trong mỗi sóng của mô hình zig-zag, ta có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy (mô hình 5 sóng), người ta gọi đây là mô hình sóng trong sóng.

  • Mô hình phẳng 

Mô hình phẳng là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) khá quen thuộc. Với dạng mô hình này, chiều dài của từng sóng tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.

Sóng Elliott

  • Mô hình hình tam giác 

Mô hình tam giác này có đặc điểm hơi khác so với mẫu hình giá tam giác mà các bạn đã tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể, mô hình trên được tạo thành bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ nhau. Nó bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideway.

Hình dáng của mô hình tam giác khá đa dạng, có thể là hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần…

Sóng Elliott

Nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott

Trong cuốn The Wave Principle, Elliott đã đưa ra các quy tắc và hướng dẫn đếm sóng để có thể xác định đúng.

Ba quy tắc (3-Rule) bắt buộc khi đếm sóng Elliot bao gồm:

  • Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1

Ba hướng dẫn (3-Guideline) khi đếm sóng:

  • Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
  • Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại
  • Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Chiến lược giao dịch theo sóng elliott chắc hẳn là phần nội dung bạn đọc mong chờ nhất và cũng là đề mục quan trọng nhất trong bài viết ngày hôm nay. Vậy nên hãy cùng tham khảo phương pháp giao dịch chuẩn mực sau đây.

  • Bước 1: Phân tích thị trường 

Giả sử, bạn nhận ra sóng Elliott đang di chuyển theo xu hướng giảm như trong hình. Trong đó, sóng điều chỉnh a, b, c đang chuyển động trong giai đoạn sideway; từ đó dần tạo thành mô hình phẳng. Vậy nên, thị trường chỉ có thể hình thành một sóng đẩy mới khi sóng c chấm dứt.

  • Bước 2: Vào lệnh

Tại thời điểm bắt đầu sóng c như trên hình, bạn vào lệnh bán, đây được xem là điểm vào lệnh tiềm năng giúp bạn bắt kịp xu hướng đầu của một sóng đẩy mới. 

Sóng Elliott

  • Bước 3: Cắt lỗ

Điểm cắt lỗ (stop loss) được phía trên đỉnh của sóng 4 và cách đỉnh này khoảng một vài pips.

Kết luận

Với những chia sẻ bổ ích trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được khái niệm sóng Elliott là gì, cũng như cách ứng dụng lý thuyết sóng này vào giao dịch ngoại hối sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn giao dịch thành công!

lạm phát
Lạm phát và Giảm phát ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch Forex?

Hiểu được tác động của lạm phát và giảm phát sẽ giúp bạn rất nhiều để thiết lập nên một chiến lược giao dịch thành công và chinh phục thị trường Forex. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được điều quan trọng: Lạm phát/ Giảm phát và ảnh hưởng của chúng lên giao dịch Forex.

Lạm phát là gì ?

Thị trường Forex, được coi là thị trường tài chính lớn nhất trên toàn thế giới, chịu ảnh hưởng bởi những biến động và điều kiện kinh tế khác nhau, chẳng hạn như lạm phát và giảm phát.

Lạm phát là một chỉ số thể hiện tốc độ tăng giá của hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế. Với việc tăng giá, thì một loại tiền tệ có thể mua ít hơn trước đây và sức mua của nó giảm xuống.

Chúng ta cần lưu ý rằng lạm phát có thể được chia thành ba loại (lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp). Hai trong số các chỉ số phổ biến thể hiện lạm phát là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI).

  1. Lạm phát do cầu kéo (demand-pull) xảy ra khi nhu cầu về hàng hoá cao hơn khả năng sản xuất hàng hoá của một quốc gia. Ngoài ra, điều này có thể xảy ra khi cung tiền tăng hoặc phá giá tiền tệ của một quốc gia.
  2. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push) xảy ra khi có sự gia tăng chi phí sản xuất, trong đó có chi phí nhân công.
  3. Mặt khác, lạm phát tích hợp (built-in) thì dựa trên kỳ vọng và cái gọi là vòng xoáy tiền lương – giá cả. Khi giá cả tăng thì mọi người sẽ kỳ vọng có nhiều tiền lương hơn; khi lương tăng thì chi phí cũng tăng theo.

Ngoài ra, còn có siêu lạm phát khi giá cả tăng với tốc độ cực kỳ chóng mặt. Siêu lạm phát thường là kết quả của chiến tranh và bất ổn xã hội, như châu Âu sau Thế chiến thứ hai, đặc biệt là Hungary, là một ví dụ rõ ràng về siêu lạm phát.

Lưu ý rằng những người nắm giữ tiền mặt sẽ bị lạm phát ảnh hưởng một cách tiêu cực; trong khi những người có tài sản, chẳng hạn như hàng hoá chứng khoán, có thể được hưởng lợi từ lạm phát. Vì thế, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc ngân hàng trung ương phải giữ mức lạm phát trong giới hạn hợp lý.

Lạm phát ảnh hưởng đến giao dịch Forex như thế nào?

Do ảnh hưởng của lạm phát đối với tiền tệ của một quốc gia, nên tỷ giá hối đoái với các loại tiền tệ khác cũng thay đổi. Lưu ý rằng hiệu ứng này thường là tiêu cực. Lạm phát cũng liên quan đến lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái; các chuyên gia cho rằng lãi suất thấp hiếm khi thu hút được đầu tư nước ngoài.

Nếu không có nhu cầu về một loại tiền tệ thì khả năng mua và bán loại tiền tệ cụ thể này sẽ thấp. Vì giá trị cảm nhận của bất kỳ đồng tiền pháp định nào cũng là quan trọng nhất, nên quốc gia với lạm phát cao vẫn có thể sở hữu một tiền tệ được mong muốn hơn trong thế giới giao dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ lạm phát cũng có thể so sánh được giữa các quốc gia.

Không chỉ có lạm phát tác động đến đầu tư và giao dịch nước ngoài mà sự ổn định chính trị của một quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng trong Forex, cũng như tăng trưởng kinh tế và mức nợ của quốc gia đó.

Giảm phát là gì?

Giảm phát là một vấn đề kinh tế khác có thể ảnh hưởng đến thế giới Forex. Giảm phát được định nghĩa là lạm phát âm hoặc tỷ lệ lạm phát xuống dưới 0%. Giảm phát dẫn đến giảm giá cả và tăng giá trị tiền tệ của một quốc gia. Giảm phát có thể do nguồn cung tiền và tín dụng của một quốc gia giảm, năng suất tăng hoặc chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, giảm phát thường xảy ra sau thời gian mở rộng tiền tệ nhân tạo.

Điều thú vị là một số cuộc khủng hoảng giảm phát quan trọng nhất trên thế giới đã xảy ra vào những năm 30 ở Mỹ, những năm 90 ở Nhật Bản và trong cuộc Đại suy thoái ở Mỹ. Tiến bộ công nghệ ngày nay cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, năng suất, chi phí và nhu cầu.

Trên thực tế, bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế toàn cầu đều ảnh hưởng đến đầu tư và giao dịch. Chúng ta cần lưu ý rằng mặc dù giảm phát có lợi cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính. Một ví dụ mà nhiều nhà kinh tế đưa ra là những người đi vay phải trả lại số tiền có giá trị hơn những gì họ đã vay. Đồng thời, giảm phát có thể mang lại lợi ích cho các công ty có dự trữ tiền mặt cao và ít nợ.

Giảm phát ảnh hưởng đến giao dịch Forex như thế nào?

Như đã nêu ở trên, giảm phát có tác động đáng kể đến nền kinh tế của một quốc gia. Mình sẽ lấy một ví dụ giảm phát tác động ra sao cho các bạn dễ hình dung nhé!

Trong thế giới Forex, các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, nếu giảm phát là do nhu cầu thấp và khả năng sinh lời kém của các doanh nghiệp, thì tiền tệ của một quốc gia có thể bị mất giá và các nhà đầu tư nước ngoài không còn ưa thích nữa.

Ngược với thiểu phát (cắt giảm lạm phát), thì tăng phát (thúc đẩy lạm phát) cũng có thể xảy ra. Ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng tăng phát được định nghĩa là hành động kích thích một quốc gia bằng cách tăng cung tiền, giảm lãi suất và áp dụng cắt giảm thuế, đặc biệt là sau một giai đoạn suy thoái tài chính.

Đó là lý do tại sao không còn nghi ngờ gì nữa, giảm phát là một động lực di chuyển trong Forex. Điều thú vị là khi giao dịch cặp USD/JPY và USD/EUR – hai cặp tiền phổ biến – thì nỗi lo giảm phát có thể thu hút các khoản đầu tư vào đồng đô la.

lạm phát

Cách theo dõi lạm phát và giảm phát trong Forex

Lạm phát và giảm phát là hai hiện tượng quan trọng có thể ảnh hưởng đến giao dịch Forex và các nỗ lực đầu tư khác. Việc theo dõi các thông báo tin tức và dữ liệu toàn cầu là điều cần thiết để giúp các bạn hiểu tác động của lạm phát/ giảm phát đối với chiến lược/ mục tiêu giao dịch của mình. Các bạn hãy:

  • Kiểm tra các trang web về giao dịch Forex và của các ngân hàng trung ương khác nhau. Đừng quên rằng các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tiền tệ một cách trực tiếp đó nhé!
  • Nhớ rằng không chỉ tỷ lệ lạm phát quan trọng mà còn cả tin tức thị trường và kỳ vọng trước khi phát hành dữ liệu chính thức cũng quan trọng không kém!
  • Đừng quên rằng giảm phát và lạm phát cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch Forex!
  • Xem xét các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thị trường Forex, chẳng hạn như chính trị, thương mại toàn cầu và các vấn đề xã hội!

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về lạm phát và giảm phát là gì? cũng như tầm ảnh hưởng của nó đến Forex như thế nào. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn trong quá trình giao dịch, Chúc bạn giao dịch thành công!

lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý của lý thuyết Dow trong forex

Lý thuyết Dow chính là nguồn gốc cơ bản của phân tích kỹ thuật trong đầu tư forex. Cho nên việc nắm rõ 6 nguyên lý cơ bản được tác giả Charles H. Dow xây dựng là điều rất quan trọng và cần thiết. Chính vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về lý thuyết dow là gì và các nguyên lý của lý thuyết Dow trong forex. Mời các bạn cùng theo dõi!

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng cơ bản để nghiên cứu những biến động của phương pháp thị trường đầu tư. Lý thuyết Dow thể hiện rõ nét sự biến động tăng giảm xảy ra trên thị trường. Từ nền tảng kiến thức nhập môn cơ bản này, người ta có thể dễ dàng phân loại nắm bắt được các nền tảng lý thuyết khác ngoại trừ chỉ báo Ichimoku do người Nhật xây dựng. 

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Trong các lý luận của mình Charles H. Dow đã giới thiệu nên 6 nguyên lý cơ bản nhất. Mỗi nội dung trong nguyên lý này đều dựa vào sự tác động của thị trường. Cụ thể như sau:

1. Nguyên lý 1 : Thị trường phản ánh tất cả

Nội dung của nguyên lý này chỉ rõ giá của cổ phiếu và các chỉ số đều chịu tác động của thị trường. Nó không chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại mà còn liên quan đến các điều kiện thông tin trong quá khứ. Các yếu tố như mức giá lạm phát, cảm xúc của nhà đầu tư hay lãi suất cũng được thể hiện rõ trong nguyên lý này.

lý thuyết Dow

Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng được Dow đề cập mà ông đã loại trừ các yếu tố bất kỳ ảnh hưởng trung gian từ thiên tai như động đất, sóng thần hoặc các vấn đề về khủng bố…. Nhưng trong thực tế những tác động từ rủi ro này cũng củng cố rất lớn và ngày nay đã được đưa vào đánh giá thị trường.

2. Nguyên lý 2 : 3 xu thế của thị trường.

Theo DOW thì thị trường luôn có 3 xu thế chính. Mỗi xu thế sẽ mang những đặc điểm riêng như là:

  • Xu thế cấp một ( Primary Movement): Thường kéo dài hơn một năm hoặc vài năm. Xu thế này chia ra làm 2 nhóm xu thế tăng hoặc giảm và luôn kìm hãm sự phát triển của nhau.

Dựa vào xu thế cấp 1 các nhà đầu tư có thể tiếp tục xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn. Mục đích của các nhà đầu tư giao dịch ngoại hối là mua sớm nhất thậm chí là đầu tiên khi thị trường bắt đầu tăng giá và nắm giữ đến khi Bear Market bắt đầu.

lý thuyết Dow

  • Xu thế cấp hai (Medium Swing) : Đây chỉ là xu thế phụ và có chiều hướng ngược với xu thế cấp một. Chẳng hạn nếu xu thế chính tăng thì xu thế cấp 2 là giảm và ngược lại. Xu thế cấp 2 thường kéo dài từ 3 tuần đến không quá 3 tháng.
  • Xu hướng nhỏ (Medium Swing): thời gian thể hiện của xu hướng này khá ngắn, thông thường không quá 3 tuần. Nó thường áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng thứ hai.

3. Nguyên lý 3 : 3 giai đoạn trong xu thế chính.

Trong lý thuyết của mình DOW cũng chia xu thế chính thành 3 giai đoạn. Trong đó:

  • Đối với xu hướng tăng sẽ được hình thành bởi 3 giai đoạn tích lũy, bùng nổ và quá độ.
  • Đối với xu hướng giảm sẽ hình thành bởi 3 giai đoạn phân phối, tuyệt vọng và sụp đổ đóng cửa.

lý thuyết Dow

Đối với xu hướng chính tăng

  • Giai đoạn tích lũy: thị trường trong giai đoạn này di chuyển rất chậm, gần như không có biến động. Nếu các nhà đầu tư ít am hiểu không thể đoán biết thị trường nên dễ rơi vào tình trạng bán tháo.
  • Giai đoạn bùng nổ: Thị trường có những biến động mạnh mẽ và giá có dấu hiệu tăng lên. Thời điểm này các hoạt động mua vào đã bắt đầu diễn ra bởi tâm trạng chung của thị trường khá lạc quan.
  • Giai đoạn quá độ: Hay còn gọi là giai đoạn phân phối. Tin tức được tung ra nhiều và làm nóng thị trường, chuyển trạng thái từ hưng phấn sang thái quá. Mọi người đều có nhu cầu mua vào và đây là thời điểm để các nhà đầu tư thông minh thực hiện hành động bán ra.

Đối với xu hướng chính giảm

  • Giai đoạn phân phối: Thường gắn liền với giai đoạn quá độ của xu hướng tăng. Khi này các cá mập tích cực phân phối hàng ra thị trường khiến khối lượng tăng. Nhà đầu tư tích cực mua vào với hi vọng giá sẽ tăng cao nhưng lại không biết là mình đang đu đỉnh và sắp vỡ mộng.
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Thời điểm này số lượng mua vào bắt đầu giảm dần, nhà đầu tư có xu hướng bán ra. Các tin xấu cũng được cá mập bơm ra khiến những nhà đầu tư bên ngoài không dám nhảy vào.
  • Giai đoạn giảm mạnh (sụp đổ): Nhà đầu tư bắt đầu bán ra khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Người tham gia thị trường khi này sẽ không còn quan tâm đến giá mà chỉ mong muốn thoát khỏi thị trường để gỡ lỗ. Tuy nhiên, đây lại là khởi đầu cho giai đoạn tích lũy và một xu thế tăng lại bắt đầu hình thành.

4. Nguyên lý 4: Các chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Nếu thị trường có sự biến động đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc ngược lại thì phải có sự xác nhận của cả 2 chỉ số. Đối với thị trường truyền thống chính là sự xác nhận của chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số trung bình đường sắt.

lý thuyết Dow

Ví dụ nếu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho thấy sẽ có sự đảo chiều từ giảm sang tăng toàn bộ nhưng chỉ số vận tải lại trong xu thế giảm thì nó sẽ không được xác nhận. Do đó, muốn xác nhận thị trường thì phải có sự đồng thuận của 2 yếu tố này.

5. Nguyên lý 5: Sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng

Theo nhận định trong lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch sẽ đi cùng tương quan với xu thế thị trường. Các nhà đầu tư cần dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xác xu hướng thị trường đang diễn ra. Khối lượng giá tăng lên sẽ kéo theo xu hướng tăng và nếu khối lượng giá giảm sẽ khiến xu hướng giảm.

6. Nguyên lý 6 : Xu hướng thị trường chính sẽ duy trì và chỉ biến động khi thị trường đảo chiều

Nội dung nguyên lý này đưa ra nhận định một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện sự đảo chiều. Do đó, nhà đầu tư cần tập cho mình sự kiên nhẫn, chờ đợi tương lai có tín hiệu đảo chiều mới có thể giao dịch.

Những mặt hạn chế của lý thuyết Dow

Trải qua hơn 100 năm, nhưng đến ngày nay lý thuyết Dow vẫn tồn tại và được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa lý thuyết này đúng hoàn toàn. Một vài nhược điểm hạn chế còn tồn tại trong nguyên tắc lý thuyết Dow:

  • Độ trễ lớn

Trong nguyên lý thứ 3 Dow có chia xu thế chính thành 3 giai đoạn hỗ trợ. Nếu nhà đầu tư tuân theo và chỉ mua vào, bán ra ở giai đoạn bùng nổ (xu thế chính tăng) và tuyệt vọng (xu thế chính giảm) thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ở giai đoạn đầu và cuối của biến động.

  • Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng

Trong nguyên lý một lý thuyết Dow có chỉ ra mọi yếu tố như lạm phát, cảm xúc của nhà đầu tư hay lãi suất đều ảnh hưởng đến giá cả. Nhưng ông lại bỏ qua yếu tố thiên tai như động đất, sóng thần hoặc các vấn đề về khủng bố… Mà trong thực tế yếu tố này lại tác động rất nhiều đến giá cả trên thị trường.

  • Không áp dụng nhiều khi giao dịch trung hạn và ngắn hạn

Lý thuyết Dow đặc biệt chú trọng xu hướng chính nên nhà đầu tư cần phải đợi tạo đỉnh và đáy rõ ràng. Điều này khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian phân tích và tìm ra xu thế chính mà bỏ qua mất cơ hội đầu tư trung hạn và ngắn hạn. Điều này sẽ không có lợi cho những nhà đầu tư giao dịch scalpingday trading, swing trading.

  • Khiến các nhà đầu tư khó xác định xu thế

Dow chia thị trường thành 3 giả định bao gồm xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Ba xu thế này được hình thành do giá tăng giảm trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, trong thực thế giá lại biến động liên tục nên nhà đầu tư khó xác định chính xác được các xu thế kết thúc. Từ đó sẽ đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.

Kết luận

Nền tảng kiến thức tìm hiểu từ lý thuyết Dow đến nay vẫn còn tồn tại và được nhiều trader áp dụng trong phân tích thị trường. Hiểu và nắm được nền tảng lý thuyết Dow trong Forex sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được các biến động tiếp theo thị trường, từ đó thực hiện các giao dịch chính xác và hiệu quả.

Fibonacci
Fibonacci là gì? Cách giao dịch Forex theo Fibonacci

Fibonacci là một dãy số vô cùng quan trọng trong toán học và được ứng dụng rất rộng lãi trong nhiều lĩnh vực. Trong thị trường tài chính, dãy số nãy cũng được áp dụng một cách rất hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho trader. Vậy cụ thể, Fibonacci là gì? Cách sử dụng dãy Fibonacci như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Fibonacci là gì?

Fibonacci là một trong những chỉ báo kỹ thuật được các anh em trader ưa chuộng. Người ta thường dùng dãy số Fibonacci để xác định hỗ trợ và kháng cự. Từ đó xây dựng chiến lược giao dịch, tìm điểm đặt lệnh, cắt lỗ chốt lời hợp lý.

Dãy Fibonacci được đặt theo tên của Leonardo Fibonacci, một nhà toán học người Ý sống vào thế kỷ 12. Ông giới thiệu dãy số này trong cuốn sách “Liber Abaci” (Sách Tính Toán), xuất bản năm 1202. Trong sách, Fibonacci sử dụng dãy số này để giải quyết một bài toán liên quan đến sự sinh sản của thỏ, trong đó mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó, bắt đầu từ 0 và 1. Dãy số này có rất nhiều ứng dụng trong toán học và tự nhiên, như trong hình học, lý thuyết số và các mô hình sinh học.

Dãy số Fibonacci là gì?

Chuỗi Fibonacci là một dãy số bắt đầu từ số 0 và 1, các số tiếp theo là tổng của 2 số đứng trước đó và cứ thế kéo dài vô tận. Cụ thể, dãy số Fibonacci là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584, 4181, 6765…

Tuy nguyên lý và quy tắc hình thành dãy số này vô cũng đơn giản nhưng nó lại có một ý nghĩa vô cũng quan trọng. Đặc biệt là với một vài tỉ lệ được tạo ra từ sự tương quan giữa các con số trong dãy Fibonacci mà chúng ta vẫn gọi là tỷ lệ vàng.

Tỷ lệ vàng Fibonacci là gì?

Từ dãy số Fibonacci người ta đã tìm ra tỷ lệ vàng. Tỷ lệ vàng (kí hiệu là φ) là tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn.

Tỷ lệ vàng Fibonacci được biểu diễn như sau:

Fibonacci

Phương trình này có nghiệm là 1.618

Ví dụ: Tỷ lệ 1.618

  • 89 / 55 = 1.61818 ~ 1.618
  • 144 / 89 = 1.61797 ~ 1.618

Ngoài tỷ lệ vàng 1,618 ra người ta cũng tìm ra một số tỷ lệ nữa thường xuyên xuất hiện như 0.328, 0.5 , 0.236

Nhìn chung, tỷ lệ vàng xuất hiện rất nhiều trong đời sống. Ví dụ như: nếu bạn chia số ong cái cho những con ong đực trong một tổ ong, bạn sẽ nhận được kết quả là 1.618. Đối với hoa hướng dương, mỗi hạt mới cách hạt cuối cùng là 0,618 hạt. 

Fibonacci cũng áp dụng cho con người. Có rất nhiều trường hợp tỷ lệ vàng này hoạt động liên quan đến cơ thể của chúng ta: một ví dụ là tỷ lệ chiều dài của cẳng tay so với bàn tay của con người 1,618.

Các loại Fibonacci thường dùng

Nếu các bạn thường xuyên sử dụng các ứng dụng biểu đồ, chẳng hạn như TradingView, bạn sẽ thấy có tổng hơn 10 loại Fibonacci khác nhau. Nhưng chỉ có 2 loại là phổ biến nhất là Fibonacci thoái lui và mở rộng.

Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)

Đây là các đường nằm ngang tại các mức tỷ lệ vàng, qua đó giúp các nhà giao dịch xác định được các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng nơi giá có khả năng sẽ đảo chiều hoặc kết thúc đợt thoái lui.

Fibonacci

Fibonacci mở rộng (Fibonacci Expansion)

Đây là các đường nằm ngang tại mức fibo, nhưng khác với fibonacci thoái lui, đây là tỷ lệ dùng để dự đoán những vùng mà giá có thể đạt đến.

Fibonacci

Ứng dụng của Fibonacci trong forex

Fibonacci luôn đúng trong mọi lĩnh vực từ đời sống, khoa học và con người. Vậy trong Forex thì sao? Dãy số này có ứng dụng như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp trong phần dưới đây để có câu trả lời chính xác. 

1. Dựa vào Fibonacci hồi lại để đặt lệnh mua bán

Công cụ Fibonacci sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng. Theo đó bạn có thể đặt lệnh Buy, Sell với ý tưởng như sau:

  • Đặt lệnh Buy dựa vào sự hồi lại của giá tại các mức hỗ trợ do Fibonacci tạo ra khi mà thị trường đang có xu hướng tăng.
  • Đặt lệnh Sell cũng dựa vào sự hồi lại của giá tại các mức kháng cự do Fibonacci tạo ra khi thị trường đang có xu hướng giảm.

Nếu muốn tìm ra mức hồi lại thì bạn cần bắt được đỉnh và đáy gần nhất trên biểu đồ. Tiếp theo nếu thấy thị trường có xu hướng giảm thì bạn sẽ kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy, còn đối với xu hướng tăng thì kéo từ đáy lên đỉnh.

Để hiểu hơn về cách ứng dụng này thì chúng ta có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

  • Ví dụ đối với xu hướng tăng

Fibonacci

Để vẽ Fibonacci hồi lại chúng ta sẽ tìm đỉnh và đáy sau đó nối chúng lại với nhau. Khi này chỉ báo sẽ chỉ ra các mức hồi lại là 0.236, 0382, 0.500, 0.618 và 0.764.

Khi này chúng ta sẽ kỳ vọng giá sẽ giảm từ đỉnh xuống các điểm hỗ trợ Fibonacci và hồi lại để đặt lệnh Buy.

Nhìn vào hình ta thấy giá đã giảm quá mức 0.236 và tiếp tục giảm vài tuần sau đó cho đến khi chạm mức hỗ trợ 0.382 thì nó không giảm được nữa và bật lên lại. Lúc này đặt lệnh Buy ở mức 0.382 là khá lý tưởng.

  • Ví dụ đối với xu hướng giảm

Tương tự ta cũng tìm đỉnh và đáy sau đó nối đỉnh và đáy với nhau. Khi này chỉ báo cũng chỉ ra mức hồi lại là 0.236, 0382, 0.500, 0.618 và 0.764. Khi này nhà đầu tư cũng kỳ vọng giá sẽ tăng lại đến điểm kháng cự Fibonacci rồi bật ngược giảm trở lại.

Fibonacci

Thật vậy khi nhìn vào ảnh trên ta thấy giá vượt điểm hồi lại 0.236, 0.382 trong vài tuần sau đó khi chạm đến điểm 0.5 bật lại và giảm sau. Khi này ta đặt lệnh Sell tại điểm 0.5 là rất hợp lý.

2. Dựa vào Fibonacci mở rộng để tìm điểm chốt lời

Để hiểu hơn về cách sử dụng này chúng ta sẽ cùng đi phân tích ví dụ khi xu hướng giá đang tăng và đang giảm. Cụ thể như sau:

  • Đối với xu hướng tăng

Fibonacci

Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá đang trong xu hướng tăng, đáy tại điểm 1.0132, đỉnh 1.0899, điểm hồi lại là 0.5. Sau 3 lần test tại mức 0.5 thì giá đã tiếp tục tăng. Khi này điểm đặt lệnh sẽ là tại điểm hồi quy 0.5 và ta sẽ bắt đầu tìm điểm chốt lời.

Fibonacci

Nhìn vào hình ta thấy giá tăng mạnh từ 0.5 đến mức 0.618 ngang với đỉnh ban đầu. sau đó nó lại giảm về mức hỗ trợ 0.382 rồi lại tăng bật lên ngưỡng 1.0 rồi lại lên mức 1.618.

Khi này ta có thể đặt điểm chốt lời take profit tại 0.618, 1.00 và 1.618 

  • Đối với xu hướng giảm

Nhìn ảnh ta cũng thấy giá đang trong xu hướng giảm, đỉnh tại 1.3363, đáy 1.2522, điểm hồi lại là 0.618. Khi giá đạt đến điểm hồi lại nó bật lại và tiếp tục giảm. Khi này ta sẽ đặt lệnh Sell tại điểm hồi lại 0.618. Tiếp theo nhà đầu tư sẽ tìm điểm chốt lời.

Fibonacci

Nhìn vào hình ta thấy giá giảm mạnh từ 0.618 đến 0.32 – 2 lần 0.5 – 3 lần, 0.618 – 2 lần. Khi này ta sẽ đặt chốt lời tại 0.382, 0.5, 0.618

3. Dựa vào Fibonacci mở rộng để tìm điểm cắt lỗ

Việc đặt cắt lỗ sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi giao dịch bởi không có phương pháp nào là đúng hoàn toàn. Cụ thể khi chọn cắt lỗ bằng công cụ Fibonacci chúng ta sẽ đặt tại mức Fibonacci tiếp theo hoặc tại đỉnh đảo chiều hoặc đáy đảo chiều gần nhất.

  • Đặt điểm cắt lỗ tại Fibonacci tiếp theo

Để hiểu hơn về cách đặt này chúng ta cũng sẽ cùng đi qua ví dụ dưới đây:

Fibonacci

Nếu vào lệnh tại điểm 0.382 thì điểm đặt cắt lỗ là tại mức trên 0.5 hoặc cao hơn nếu bạn dự đoán xu hướng tăng còn kéo dài.

  • Đặt điểm cắt lỗ tại đỉnh, đáy gần nhất trước đó

Fibonacci

Như trong ảnh này bạn sẽ đặt điểm cắt lỗ phía bên trên đỉnh mà bạn đã chọn trước đó. Đây được coi là cách đặt lỗ khá an toàn cho những nhà đầu tư dài hạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế bị chạm điểm chặn lỗ và kiếm được lời hơn.

Lưu ý khi sử dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Tuy chuỗi Fibonacci rất hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế:

  • Không phải lúc nào Fibonacci cũng chính xác vì vậy chúng ta cần kết hợp với các chỉ báo khác để có được những dự báo chính xác hơn.
  • Việc lựa chọn khung thời gian, đỉnh, đáy để vẽ Fibonacci cũng không hề đơn giản và phụ thuộc vào góc nhìn, tầm hiểu biết và kiến thức của traders. Vì vậy, bạn cần phải luôn trau dồi kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng bản thân khi sử dụng dãy số fibonacci trong chứng khoán, forex.

Kết Luận

Fibonacci là một công cụ tuy hiệu quả nhưng vẫn không hiệu quả khi sử dụng đơn lẻ. Vì vậy các bạn cần kết hợp một cách hợp lý với các chỉ báo khác để có được sự dự báo chính xác hơn. Hy vọng bài viết dãy số fibonacci này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và ứng dụng thành công vào chiến lược giao dịch của bản thân!

Mô hình ABCD
Mô hình ABCD là gì? Đặc điểm và cách giao dịch trong Forex

Mô hình ABCD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trong thị trường tài chính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về mô hình ABCD, cách áp dụng nó vào thị trường để đạt hiệu quả nhất. Hãy cùng khám phá thêm về mô hình ABCD để trở thành một nhà giao dịch thành công nhé.

Mô hình ABCD là gì?

Mô hình ABCD còn có tên gọi đầy đủ là Harmonic ABCD. Mô hình này được phát triển bởi Scott Carney và được giới thiệu trong cuốn sách “Harmonic Trading” cùng với các mô hình Harmonic khác như: Mô hình cánh bướm, Gartley, Bat Pattern…

ABCD được đánh giá là mô hình đơn giản nhất trong các loại mô hình giá forex. Khi xuất hiện mô hình này, các nhà đầu tư thường kỳ vọng về sự đảo chiều của giá tại điểm D.

Mô hình ABCD

Tuy đơn giản nhưng để phát hiện ra mô hình ABCD ngoài sự tinh tường của đôi mắt đòi hỏi nhà đầu tư cần phải biết cách sử dụng Fibonacci. Theo đó, mô hình sẽ hoàn thành nếu thỏa mãn điều kiện AB, CD là 2 sóng song song với nhau và BC là đoạn điều chỉnh ở giữa. Đồng thời BC, CD phải đáp ứng các mức Fibonacci cụ thể.

Đặc điểm nhận dạng mẫu hình ABCD

Mẫu hình ABCB được hình thành từ 4 điểm A, B, C, D. Các điểm này khi nối lại với nhau sẽ tạo nên 3 đợt sóng là AB, BC và CD. Theo nguyên tắc biến động giá cũng sẽ có hai loại mẫu hình AB = BC tăng giá và giảm giá. 

  • AB = CD tăng giá, nếu thị trường đi lên tại D, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua. 
  • AB = CD giảm giá, thị trường đi xuống tại D nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.

Đặc điểm nhận dạng mẫu hình AB = CD tăng giá ( Bullish AB = CD)

  • Cạnh AB đầu tiên sẽ theo chiểu giảm từ A xuống B
  • Cạnh BC hình thành theo chiều tăng từ chân B lên đến C nhưng điểm C không cao quá A.
  • Cạnh CD hình thành khi giá quay lại xu hướng giảm và điểm D thấp hơn điểm B, đồng thời AB phải bằng CD.
  • Sau khi D hình thành, nhà đầu tư kiểm tra các tỷ lệ Fibonacci nếu thấy hợp lệ thì giá sẽ đảo chiều tăng tại D.

Mô hình ABCD

Đặc điểm nhận dạng mô hình AB = CD giảm giá ( Bearish AB = CD)

  • Cạnh AB đầu tiên thể hiện sự tăng giá từ điểm A đến B
  • Cạnh BC hình thành theo chiều hướng giảm sao cho điểm C nằm giữa A và B.
  • Hình thành điểm D tạo nên cạnh CD sao cho điểm D nằm cao hơn B.
  • Sau khi D hình thành, nhà đầu tư kiểm tra các tỷ lệ Fibonacci hợp lý tức là giá sẽ đảo chiều giảm xuống tại D.

Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình AB = CD

Mô hình AB = CD được xem là hoàn chỉnh khi tuân thủ đúng các ngưỡng Fibonacci cụ thể. Và tỷ lệ Fibonacci cơ bản được xây dựng trên mô hình AB = CD phải đáp ứng giá trị sau:

  • BC thoái lui từ 0.382 – 0.886 so với AB.
  • CD thoái lui từ 1.13 – 2.618 so với BC 

Việc nhận định các mức Fibonacci khi thực hiện giao dịch với mô hình AB=CD khá quan trọng. Dựa vào các nhận định này, nhà đầu tư có thể xác định mô hình có chính xác hay không. 

Mô hình ABCD

Ví dụ: Để hiểu rõ hơn về cách thức kết hợp giữa Fibonacci và mô hình AB=CD, chúng ta có thể nhìn vào mô hình dưới đây:

Theo mô hình trên, BC có giá trị điều chỉnh bằng 61.8% của cạnh AB, còn CD là 127.2% so với giá trị của BC. Đồng thời khi xét các chuyển động giá thì AB và CD có thời gian hình thành và độ dài tương đương với nhau.

Như vậy, chúng ta có thể thấy biên động giá mô hình trên đáp ứng các tiêu chí cơ bản của mô hình giá ABCD nên nhà đầu tư có thể tận dụng để giao dịch.

Phân loại mô hình AB = CD

Mô hình ABCD sử dụng để xác định đảo chiều của giá. Do đó, mô hình này cũng sẽ được phân loại dựa trên hoạt động tăng giá và giảm giá. Cụ thể như sau:

  • Mô hình AB = CD tăng giá (Bullish AB = CD)

Hình ảnh trên là một ví dụ của diễn biến tăng giá trong mô hình Bullish AB = CD. Theo đó bạn có thể thấy có đoạn AB giảm giá sau đó đảo chiều tăng tại BC và giảm giá tại CD. Độ cao của điểm C sẽ nằm giữa A và B, còn điểm D sẽ thấp hơn đáy B và cạnh AB = CD.

Mô hình ABCD

Ngoài ra, BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC nên đáp ứng hoàn toàn về mô hình ABCD tăng.

  • Mô hình AB = CD giảm giá (Bearish AB = CD)

Ngược lại với mô hình Bullish AB = CD, Bearish AB=CD thể hiện giá sẽ đảo chiều giảm. Mô hình này sẽ bắt đầu bằng nhịp tăng giá AB, BC điều chỉnh di chuyển ngược hướng với AB, sau đó CD lại tăng vọt lên và điểm D cao hơn đỉnh B. BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC.

Ngoài ra, BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC nên đáp ứng hoàn toàn về mô hình ABCD tăng.

  • Mô hình AB = CD giảm giá (Bearish AB = CD)

Ngược lại với mô hình Bullish AB = CD, Bearish AB=CD thể hiện giá sẽ đảo chiều giảm. Mô hình này sẽ bắt đầu bằng nhịp tăng giá AB, BC điều chỉnh di chuyển ngược hướng với AB, sau đó CD lại tăng vọt lên và điểm D cao hơn đỉnh B. BC hồi quy tại 0.618 của AB và CD hồi quy tại 1.27 của BC.

Mô hình ABCD

Tại D giá quay đầu giảm cho thấy thị trường đảo chiều giảm giá. Tuy nhiên, mô hình này chỉ cho kết quả chính xác khi chân CD = AB. Nếu độ dài chưa bằng nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch.

Cách giao dịch với mô hình ABCD

Mô hình ABCD có thể giúp nhà đầu tư vào lệnh chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu muốn thành công khi giao dịch thì phải có chiến lược thông minh. Cụ thể như thế nào thì mời các bạn tham khảo từng bước chi tiết dưới đây:

Bước 1: Xác định mô hình ABCD

Mô hình ABCD chỉ hợp lệ khi hội tụ đầy đủ những đặc điểm nhận dạng. Tức là nhà đầu tư cần xác định rõ xu hướng tăng, giảm giá, AB = CD, BC điều chỉnh giảm hoặc tăng, điểm B thấp hơn D, C thấp hơn A. Đồng thời BC đạt mức thoái lui 0.382 – 0.886 của AB, và CD đạt tỷ lệ thoái lui là 1.13 – 2.618 của BC.

Bước 2: Vào lệnh

Khi mô hình ABCD được xác nhận nhà đầu tư có thể tiến hành vào lệnh tại điểm D. 

  • Đối với mô hình ABCD tăng nhà đầu tư có thể vào lệnh BUY
  • Đối với mô hình ABCD giảm thì vào lệnh SELL tại điểm D là hợp lý.

Bước 3: Xác định điểm cắt lỗ

Đặt lệnh cắt lỗ stop loss là hành động khôn ngoan để nhà đầu tư có thể bảo vệ tài khoản khi thị trường đi ngược lại xu hướng. Trong trường hợp  này, nhà đầu tư có thể đặt cắt lỗ như sau:. 

  • Nếu AB= CD tăng giá, điểm cắt lỗ nằm dưới điểm D
  • Nếu AB = CD giảm giá, điểm cắt lỗ nằm trên điểm D.

Mô hình ABCD

Lưu ý: Với mô hình này điểm cắt lỗ và điểm vào lệnh sẽ rất gần nhau bởi nó cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ

Bước 4: Xác định điểm chốt lời

Mô hình ABCD cho thấy xu hướng đảo chiều khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động liên tục nên để thu được lợi nhuận kỳ vọng cần phải xác định được điểm chốt lời.

Theo đó, nhà đầu tư cần đặt chốt lời (take profit) cách điểm vào lệnh một đoạn bằng CD. Ngoài ra, dấu hiệu đảo chiều của mô hình này khá mạnh nên bạn có thể sử dụng lệnh chờ trailing stop để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình ABCD, cũng như cách nhận diện nó trên thị trường và áp dụng chúng thật hiệu quả khi giao dịch. Chúc các bạn thành công.

SPDR Gold Trust
Quỹ vàng SPDR là gì? Những điều cần biết về quỹ vàng SPDR Gold Trust

Quỹ vàng SPDR hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm trong giới đầu tư tài chính với sự uy tín và lớn mạnh của mình. Đây được xem là quỹ ủy thác đầu tư vàng hàng đầu thế giới với sự uy tín và chất lượng luôn được đánh giá cao. Như vậy, quỹ SPDR hay quỹ SPDR Gold Trust là gì? Các trader hãy theo dõi những thông tin chi tiết cùng với cách sử dụng SPDR Gold Trust trong quá trình giao dịch vàng hấp dẫn ở bài viết sau đây nhé.

Quỹ vàng SPDR là gì?

Quỹ SPDR có tên gọi đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Depository Receipt. Hiểu một cách đơn giản thì quỹ này là một loại chứng chỉ úy thác Standard & Poor’s 500 (S&P 500). Ngoài ra, nó còn được gọi là quỹ Spider bởi vì cách phát âm của nó khá giống với Spider.

Quỹ vàng SPDR được State Street Global Advisors quản lý với mục đích đó là theo dõi các chỉ số S&P 500. Loại chứng chỉ ủy thác này sẽ được hoạt động dựa vào các loại chứng khoán thuộc Standard & Poor’s 500.

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là quỹ tín thác được điều hành bởi State Street Global Advisors – tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới. SPDR Gold Trust là quỹ tín thác lớn thứ 6 tại Hoa Kỳ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Do ưu thế về khối lượng vàng lớn nên những động thái mua/bán quỹ SPDR Gold Trust đều có tác động nhất định đến thị trường nói chung.

Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu, cho phép nhà đầu tư mua/bán trên thị trường giao dịch. Theo đó, SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC.

Sau đó, GLD phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua bán ngay, bán khống hoặc mua ký quỹ.

Đặc điểm quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR sở hữu các đặc điểm sau:

  • Quỹ vàng SPDR được niêm yết trên sàn NYSE Arca với mã GLD giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường vàng thỏi mà không cần tích trữ vàng vật lý, có thể dễ dàng giao dịch qua sàn chứng khoán để sinh lời.
  • SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC. Vì thế, chi phí quản lý thấp hơn so với các quỹ ETF vàng khác, chỉ 0.4% hàng năm.
  • Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao, có thể giao dịch bất kỳ lúc nào trong giờ hoạt động của sàn NYSE Arca.

Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì quỹ vàng SPDR cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Do quỹ vàng SPDR không phải là một công cụ bảo hiểm cho rủi ro lạm phát hay suy thoái kinh tế nên giá vàng có thể dễ bị biến động khó lường do nhiều yếu tố khác nhau.
  • Quỹ vàng SPDR có thể đối mặt với các rủi ro về pháp lý nếu có sự thay đổi trong luật định hoặc tranh chấp sở hữu vàng trong kho lưu trữ.
  • Không phản ánh đúng hoàn toàn giá trị vàng thực tế sai số giữa giá cổ phiếu GLD và NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ.

Ảnh hưởng SPDR đến thị trường vàng

Thực tế, SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng nói chung. Bởi SPDR là quỹ ETF đầu tư hiệu quả cho mọi người mà không cần mua/bán vàng vật chất. Và việc tăng cầu mua vàng thì sẽ đẩy giá vàng lên cao do thể hiện cung cầu của thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư mua/bán vàng theo xu hướng thị trường thì sẽ gây ra các biến động lớn, tạo áp lực bán tháo, mua ồ ạt vàng vật chất, ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng.

Ví dụ là vào ngày 25/4/2008, quỹ SPDR đã bán ra 20.5 tấn vàng, đẩy giá vàng trên thế giới xuống mức thấp nhất trong 1 tháng, chỉ còn 900 USD/ounce. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tụt theo, hơn 200.000 đồng so với trước đó.

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust sẽ có ba dạng biểu đồ mà nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tổng khối lượng vàng mà SPDR đang nắm giữ.

SPDR Gold Trust

  • Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Là biểu đồ chi tiết nhằm biết được ngày nào SPDR Mua vào, ngày nào SPDR bán ra. Trong đó, màu xanh là mức mua, màu đỏ là mức bán.

SPDR Gold Trust

  • Biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Là biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột (thể hiện khối lượng SPDR giao dịch trong 1 ngày) và biểu đồ đường (thể hiện giá vàng thời điểm hiện tại, chỉ cần đưa chuột vào bạn sẽ thấy giá vàng ngày hôm đó là bao nhiêu USD/Ounce).

SPDR Gold Trust

Biểu đồ cột và đường kết hợp sẽ giúp nhà đầu tư cập nhật giá vàng ở thời gian thực, đồng thời phân tích hoạt động mua bán của SPDR có tác động lên giá vàng hay không.

SPDR Gold Trust

Xem biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi giao dịch quỹ vàng SPDR thì nhà đầu tư có thể sử dụng biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định đầu tư. Dưới đây là chi tiết một số biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để bạn có thể tham khảo:

SPDR Gold Trust

SPDR Gold Trust

Thực tế, nhà đầu tư cần xem xét mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Quỹ SPDR có tác động gì đến thị trường vàng?

Tác động của quỹ SPDR Gold Trust đến thị trường vàng có lẽ là điều mà ai cũng sẽ nhận ra. Cụ thể như vào năm 2008, quỹ này đã bán ra thị trường số lượng vàng vô cùng lớn lên đến 20,5 tấn. Điều này đã khiến cho giá vàng ở trên toàn thế giới sụt giảm xuống mức thấp nhất chỉ trong 1 tháng. Tại Việt Nam, giá vàng SJC cũng suy giảm hơn 200.000 VND so với trước đó.

Vì vậy, ó thể nhận thấy chỉ cần với một biến động nhỏ thôi thì quỹ vàng SPDR sẽ khiến cho thị trường vàng của toàn thế giới lay chuyển theo. Theo như nhận định của nhiều tỷ phú, quỹ này còn có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng ở châu Mỹ và châu Âu.

Lưu ý khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Quỹ SPDR không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá vàng, mà còn có nhiều yếu tố khác như lạm phát, lãi suất, đồng USD, tình hình chính trị, kinh tế, dịch bệnh,.. Vì thế, bạn cần đánh giá thị trường toàn diện trước khi đầu tư.
  • Theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust chỉ là một phương pháp giao dịch nhằm dự đoán giá vàng. Phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định, vì thế nhà đầu tư cần phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, tránh mạo hiểm vào lệnh.
  • Dữ liệu báo cáo SPDR Gold Trust chỉ có sau 1 ngày nên nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được SPDR Gold Trust đã hành động như thế nào vào ngày đó cho đến tận ngày hôm sau, nếu tính theo thị trường Việt Nam. Nên nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.
  • Quỹ SPDR có thể không phản ánh chính xác giá thị trường của vàng, vì có thể có sai số giữa giá cổ phiếu GLD và giá NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ. Bạn nên xem xét cả hai giá trị này khi theo dõi quỹ SPDR.

Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về quỹ vàng SPDR mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các trader. Có thể thấy trên phạm vi toàn cầu, quỹ SPDR Gold Trust nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi sự lớn mạnh, phổ biến cũng như sự uy tín của mình. Vì vậy, với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ hiểu rõ hơn về quỹ SPDR và biết cách sử dụng SPDR Gold Trust trong giao dịch vàng một cách hiệu quả nhất nhé.

Fakey
Nến Fakey là gì? Cách giao dịch với nến Fakey hiệu quả trong Forex

Mô hình nến Fakey là dạng mô hình price action quan trọng và hiệu quả nhất. Do đó, nếu muốn thành công trong giao dịch Forex thì các nhà đầu tư cần biết rõ được đặc điểm, cách nhận biết và cách giao dịch với mô hình này. Cụ thể như thế nào thì mời bạn đọc cùng theo dõi hết bài viết để tích lũy thêm cho mình những kiến thức thú vị.

Mô hình Fakey là gì? 

Mô hình nến Fakey còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bull trap, bear trap, mô hình bẫy giá,… Như đã giới thiệu, Fakey là một trong các mô hình nến theo trường phái giao dịch Price action (hành động giá)

Về định nghĩa, Fakey đơn giản là một sự kết hợp (setup price action) giữa Inside Bar đi kèm với một cú phá vỡ giả. Cú phá vỡ giả điển hình có thể là Pin Bar như ví dụ dưới đây:

Fakey

Cấu tạo của Fakey bao gồm: một mẫu hình Inside bar (1 cây nến mẹ – Mother bar, 1 cây nến trong – Inside bar); một nến phá vỡ Inside bar; một nến đảo chiều sự phá vỡ đó. Sau khi Fakey được hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến đảo chiều.

Đặc điểm của nến Fakey

– Đầu tiên, thị trường hình thành mô hình nến Inside Bar (hai cây nến đầu tiên). Sau đó xuất hiện cây nến thứ ba thể hiện giá có vẻ đang đi lên. Lúc này, nhiều trader nghĩ rằng mẫu hình Inside Bar đã được kích hoạt nên sẽ thực hiện mua vào khi giá di chuyển ra khỏi phạm vi của mô hình. 

– Tuy nhiên sau đó, giá lại giảm mạnh xuống (cây nến thứ tư), hình thành mẫu hình phá vỡ giả Inside Bar (false-break out of Inside Bar). Kết quả tạo thành mô hình Fakey. Sau khi mô hình Fakey được tạo thành, giá sẽ lao xuống mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để các trader thu mức lời lớn.

  • Với mẫu hình Fakey tăng giá, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá cao hơn đỉnh của cây nến trong hoặc chính mô hình Inside Bar đó. 
  • Ngược lại với mô hình fakey giảm, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá thấp hơn đáy của cây nến trong hoặc bản thân mô hình đó.

Các mô hình nến Fakey

Thông thường, thị trường sẽ di chuyển theo hai xu hướng nên mẫu hình nến Fakey cũng có 2 dạng chính: Bearish Fakey Pattern (mô hình nến Fakey giảm giá) và Bullish Fakey pattern (mô hình nến Fakey tăng giá). Ngoài ra, Fakey cũng có thêm một số biến thể khác.

Để tìm hiểu rõ hơn các dạng mô hình trên, hãy cùng theo dõi từng dạng mẫu hình cụ thể dưới đây:

1. Mô hình nến fakey giảm giá

Mô hình nến fakey giảm giá xuất hiện khi giá đang dao động trong xu hướng tăng. Đặc biệt nếu mô hình nến Fakey hình thành trong khu vực kháng cự thì đây là dấu hiệu đảo chiều rất mạnh và trader có thể vào lệnh bán để kiếm cơ hội sinh lời.

Fakey

2. Mô hình nến fakey tăng giá

Ngược lại với Fakey giảm, Fakey tăng giá xuất hiện khi giá đang trong xu hướng giảm. Khi mô hình này xuất hiện trong vùng hỗ trợ thì khả năng cao nó sẽ đổi chiều tăng và các trader có thể thực hiện lệnh mua.

Fakey

3. Các biến thể của mô hình Fakey

  • Mô hình Fakey với Pin Bar

Một dạng biến thể chính của Fakey là mô hình Pin Bar. Theo đó, mẫu hình này khác với Fakey chuẩn ở chỗ hai cây nến phía sau sẽ được thu gọn thành một cây nến Pin Bar. 

Hình bên trên miêu tả mô hình Fakey với Pin bar trong hai trường hợp giảm và tăng.

Fakey

  • Một biến thể khác

Biến thế này này có hình dạng tương tự như mô hình Fakey với Pin bar. Khác nhau ở chỗ cây nến phía sau không phải cây nến Pin bar; nó có phần râu nến dài và phần thân nến dài hơn gấp 2 lần nến Pin bar. Tuy nhiên, cả hai biến thể này đều chung một đặc điểm là báo hiệu một cú phá vỡ giả mô hình Inside bar và thị trường sẽ giật mạnh sau đó.

Fakey

Cách giao dịch với nến Fakey

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Fakey không quá phức tạp. Các trader cần chút nhạy bén và tuân thủ đúng nguyên tắc thị trường thì khả năng thành công là hoàn toàn có thể. Sau đây là một số bước khi giao dịch với Fakey mà nhà đầu tư cần nắm được.

  • Bước 1: Xác định xu hướng thị trường.

Trước tiên, các trader cần xác định xem thị trường đang trong xu hướng tăng/ giảm hay trong giai đoạn thị trường sideway (đi ngang). Tiếp theo xác định các vùng giá trọng yếu có khả năng đảo chiều như kháng cự và hỗ trợ để khi xuất hiện một Fakey, các bạn sẽ có cơ hội vào lệnh.

  • Bước 2: Đặt lệnh giao dịch.

Trường hợp mô hình Fakey được tạo thành bởi nến Pin bar, bạn có thể thực hiện mua hoặc bán tại mức giá phía trên đỉnh của nến pinbar và cách đỉnh này ít nhất 2 pip. 

  • Bước 3: Đặt cắt lỗ, chốt lời

Cắt lỗ: Đặt dưới cây nến cuối nhằm đề phòng khả năng thị trường không di chuyển theo kỳ vọng. 

  • Nếu giao dịch theo chart tuần, các nhà đầu tư chỉ nên đặt cắt lỗ cách mức giá thấp nhất của cây nến cuối tối thiểu là 100 pips. 
  • Đối với khung thời gian ngày là 50 pips. 
  • Tương tự với khung thời gian H4 là 30 pips
  • Khung H1 là 20 pips
  • Khung 15p là 15 pips.

Fakey

Chốt lời: Dù giao dịch theo bất kỳ phương pháp nào, các bạn nên đặt chốt lời theo tỷ lệ R:R (rủi ro:lợi nhuận) là 1:2. Tức là khoảng cách từ điểm entry đến mức stop loss (cắt lỗ) phải bằng 1/2 khoảng cách từ điểm entry đến mức take profit (chốt lời) của giao dịch.

Ví dụ: Để ứng dụng tốt mô hình Fakey vào giao dịch forex, chúng ta cùng xem xét Fakey hình thành trong vùng kháng cự và hỗ trợ như sau:

Các mức kháng cự và hỗ trợ bản chất đã là một tín hiệu dự báo sự đảo chiều. Nếu mô hình Fakey được hình thành tại các khu vực này thì tín hiệu đảo chiều sẽ càng trở nên tin cậy hơn. Đặc biệt khi giá đã phá vỡ khỏi mức kháng cự / hỗ trợ mà còn bị giật ngược trở lại chứng tỏ tín hiệu phát ra càng mạnh.

Các đường kháng cự/hỗ trợ có thể là đường nằm ngang, đường chéo hoặc là một ngưỡng Fibonacci, một đường MA….

  • Mô hình Fakey được hình thành ngay tại vùng kháng cự.

Trong trường hợp nến Fakey hình thành tại vùng kháng cự như hình. Ta sẽ vào lệnh SELL tại vùng kháng cự (vị trí mũi tên đỏ). 

Fakey

  • Mô hình Fakey hình thành trong vùng hỗ trợ

Đây là trường hợp Fakey vừa được hình thành ở đầu của xu hướng tăng và xuất hiện ngay tại ngưỡng hỗ trợ. Lúc này, các trader có thể đặt lệnh BUY tại điểm thấp nhất của nến (vị trí mũi tên đỏ như trong hình).

Fakey

Chú ý khi sử dụng phương pháp Fakey

  • Các ví dụ trên không bao hàm tất cả các trường hợp fakey mà bạn sẽ gặp phải mà chỉ ra các trường hợp phổ biến. Chỉ cần nhớ nếu bạn có 1 mẫu hình inside bar và sau đó là 1 sự phá vỡ giả thì đó là mẫu hình fakey.
  • Khi bắt đầu, hãy để ý tín hiệu fakey trên đồ thị nến ngày vì nó có độ tin cậy cao so với các khung thời gian nhỏ hơn. Khi đã quen thì có thể sử dụng khung thời gian H4 hoặc thậm chí H1.
  • Bạn không nên giao dịch tất cả các mẫu hình thỏa điều kiện fakey. Điều này không phụ thuộc vào hình dạng của nó mà phụ thuộc vào nơi nó xuất hiện trên chart, nghĩa là nó có hợp lưu với xu hướng của đồ thị nến hay không. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn biết được khi nào nên và không nên giao dịch.

Lời kết

Như vậy là chúng tôi đã trình bày một cách chi tiết đến các bạn về mẫu hình Fakey và các vấn đề có liên quan. Đây là một mẫu hình cơ bản, không quá mạnh và gặp rất nhiều trên biểu đồ giá.

Vì vậy, để khả năng thắng lệnh cao hơn thì các bạn nên giao dịch ở các khung thời gian từ H4 trở lên. Không nên sử dụng mẫu hình Fakey để lướt sóng.

pin bar
Cách sử dụng và giao dịch với Pin Bar hiệu quả trong Forex

Pin bar là một mẫu hình nến rất phổ biến và xuất hiện vô cùng nhiều trong biểu đồ giá thực tế, đây là mẫu nến vô cùng cơ bản trong việc học tập về nến cũng như là Price Action. Vậy Pin bar là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này.

Nến Pin bar là gì?

Về cơ bản nến pin bar là một diễn biến giá với khả năng phát hiện tín hiệu đảo chiều có thể xảy ra, tuy nhiên để áp dụng tín hiệu này là cả một nghệ thuật khi không phải pin bar nào cũng đảm bảo tính chính xác. Thay vào đó  nếu xét pin bar trong một bối cảnh kỹ thuật lớn và kết hợp vào hệ thống giao dịch với những chỉ báo khác, thì đó sẽ là một công cụ đắc lực đặc biệt đối với chiến lược price action.

Pin bar (hay còn gọi là pinocchio bar) là một cây nến Nhật (Japanese Candle) trong đó thân nến ngắn, một bóng nến dài và một bóng nến ngắn (hoặc không có). Hai mẫu hình Pin Bar điển hình được minh họa như sau:

Nến pin bar tích cực

pin bar

  • Bóng nến phía dưới rất dài cho thấy áp lực bán mạnh xuất hiện nhưng không kéo dài được đến cuối khung thời gian của nến. Thay vào đó xuất hiện dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ ngay và xóa sạch mọi thành quá của lực bán, giá tăng trở lại  và đóng cửa gần sát mức giá mở cửa.
  • Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lực bán đã cạn kiệt và lực mua chiếm ưu thế trở lại. Bóng nến phía dưới càng dài sẽ càng là tín hiệu giá tăng rõ ràng hơn.

Nến pin bar tiêu cực

pin bar

  • Bóng nến phía trên rất dài cho thấy áp lực mua mạnh xuất hiện nhưng không kéo dài được đến cuối khung thời gian của nến. Thay vào đó xuất hiện dòng tiền cung bán ra mạnh mẽ ngay và xóa sạch mọi thành quá của lực mua, giá giảm trở lại  và đóng cửa gần sát mức giá mở cửa.
  • Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lực mua đã cạn kiệt và lực bán chiếm ưu thế trở lại. Bóng nến phía trên càng dài sẽ càng là tín hiệu giá giảm rõ ràng hơn.

Đặc điểm nhận dạng nến Pin Bar

Để nhận dạng nến Pin Bar trên biểu đồ giá, có một số đặc điểm chính cần lưu ý như sau:

  • Thân nến nhỏ: Thân nến của Pin Bar cần nhỏ hơn so với các nến khác trên biểu đồ. Thân nến nhỏ cho thấy sự không quyết đoán giữa các thị trường mua và bán.
  • Bóng nến dài: Bóng nến của Pin Bar cần dài hơn so với thân nến, cho thấy sự dao động giá cao hơn so với các biến động trước đó. Bóng nến có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên của thanh thân nến.
  • Màu sắc của nến: Màu sắc của nến không phải là một yếu tố quan trọng để xác định nến Pin Bar. Tuy nhiên, nếu thân nến có màu xanh (bullish) và bóng nến phía trên dài hơn, hoặc thân nến có màu đỏ (bearish) và bóng nến phía dưới dài hơn, thì đó là một tín hiệu Pin Bar khá mạnh.
  • Vị trí trên biểu đồ: Pin Bar thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng giá, cho thấy sự đảo chiều tiềm năng của xu hướng.
  • Thời gian xuất hiện: Pin Bar xuất hiện tại các mức giá quan trọng như hỗ trợ, kháng cự, hoặc các vùng giá quan trọng khác trên biểu đồ.

pin bar

Ý nghĩa của nến Pin Bar

Dưới đây là ý nghĩa chính của nến Pin Bar:

  1. Đảo chiều tiềm năng: Nến Pin Bar thường xuất hiện ở cuối một xu hướng hiện tại hoặc gần các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Khi nến Pin Bar có mũi dài ở phía trên và xuất hiện sau một chuỗi giá giảm, nó có thể chỉ ra sự đảo chiều của xu hướng giá và khả năng bắt đầu một xu hướng tăng giá mới. Ngược lại, nếu nến Pin Bar có mũi dài ở phía dưới và xuất hiện sau một chuỗi giá tăng, nó có thể báo hiệu sự đảo chiều và khả năng bắt đầu một xu hướng giảm giá mới.
  2. Chỉ số sự cân bằng thị trường: Nến Pin Bar thể hiện sự cân bằng giữa lực cung và lực cầu trên thị trường. Mũi dài của nến thể hiện sự thử thách của một nhóm (mua hoặc bán), trong khi thân nhỏ thể hiện rằng sự thắng lợi của họ không còn mạnh mẽ. Điều này có thể báo hiệu về sự đánh bại của một bên và sự thay đổi tiềm năng của xu hướng.
  3. Xác nhận cùng các tín hiệu khác: Nến Pin Bar nên được xem xét cùng với các yếu tố khác như các mức hỗ trợ và kháng cự, các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, và mức độ biến động của thị trường để tăng tính xác thực của tín hiệu. Sự kết hợp của nhiều tín hiệu có thể cung cấp sự xác định tốt hơn về hướng thị trường.
  4. Dễ nhận biết: Nến Pin Bar có đặc điểm rất dễ nhận biết với mũi dài và thân nhỏ, điều này giúp nhà giao dịch dễ dàng xác định sự xuất hiện của nó trên biểu đồ.

3 Cách sử dụng nến Pin Bar

Sử dụng riêng lẻ, pin bar không có nhiều tác dụng đặc biệt trong các khung thời gian ngắn. Ngược lại nếu sử dụng Pin bar khi kết hợp với các mẫu hình giá, hỗ trợ – kháng cự hoặc tín hiệu kỹ thuật khác sẽ là một chỉ báo rất mạnh.

Kết hợp với các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật

pin bar

Như hình minh họa, một xu hướng giá giảm ngắn hạn xuất hiện cây nến pinbar với bóng nến dưới dài là tín hiệu đảo chiều tăng. Hỗ trợ trong trường hợp này được sử dụng là kênh fibonacci.

Kết hợp với mẫu hình kỹ thuật

Như hình minh họa, một xu hướng giá giảm xuất hiện mẫu hình giá hai đáy đảo chiều cùng cây nến pin bar ngay tại đáy thứ 2 cho nhà đầu tư tín hiệu giá đảo chiều tăng.

pin bar

Kết hợp tín hiệu kỹ thuật

pin bar

Như hình minh họa, một xu hướng giá tăng mạnh xuất hiện tín hiệu phân kỳ âm tại RSI ở ngay cây nến pin bar là dấu hiệu đảo chiều mạnh. Kéo theo sau đó là mức giảm điểm 30% trong vòng 6 tháng.

Chiến lược giao dịch

Trong chiến lược giao dịch pin bar, ngoài việc tìm kiếm tín hiệu đảo chiều của giá thì điều không kém phần quan trọng đó là quản trị rủi ro. Trong đó có việc tìm ngưỡng stop loss, sau đây là một ví dụ về chiến lược giao dịch đối với Pinbar:

pin bar

1. Quan sát giá giảm và xác định các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự

2. Mua vào sau khi xuất hiện cây nến pin bar đầu tiên ở ngưỡng Fibonacci 50%, đặt ngưỡng cắt lỗ (1) là mức giá thấp nhất của cây nến pin bar.

3. Giá tiếp tục giảm trong ngắn hạn sau đó hồi phục trở lại. Chốt lời sau khi giá phản ứng kém với vùng kháng cự 38.2% của fibonacci (cũng là kháng cự giá 20)

4. Tiếp tục mua vào khi xuất hiện cây pin bar tại vùng hỗ trợ 61.8% và đặt ngưỡng cắt lỗ (2) tại mức giá thấp nhất của cây pinbar.

5. Tiếp tục chốt lời khi giá phản ứng kém tại khu vực kháng cự 38.2% (cũng là kháng cự giá 20)

Fake pin bar

Thời gian gần đây tần suất fake pin bar ngày càng dày đặc khi các kiến thức về mặt phân tích kỹ thuật đã trở thành đại trà.

Điểm khách biệt giữa pinbar và fake pinbar:

Điểm khác biệt rõ ràng nhất nằm tại các diễn biến giá gần trước đó, nếu cây pin bar xuất hiện nhưng không có một đặc điểm cụ thể nào (ví dụ nằm tại kháng cự mạnh) thì rất có thể đây chỉ là một cây fake pin bar và thậm chí có thể chỉ báo tín hiệu giá tiếp tục mạnh theo xu hướng.

pin bar

Như trong hình minh họa, cây nến pin bar đầu tiên xuất hiện không ở vùng hỗ trợ nào và tín hiệu đảo chiều rất yếu.

Một vài lưu ý khi giao dịch với pin bar là gì

  • Pin bar là một nến đơn lẻ, thuộc dạng cơ bản nhất trong các loại nến của Price action, thông thường chúng ta không giao dịch chỉ dựa vào nhìn pin bar mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố bổ sung, pin bar phù hợp là điểm vào lệnh hơn là lý do vào lệnh.
  • Stop loss là rất quan trọng. Phần lớn các giao dịch chúng ra đặt stop loss ngay dưới (mua) hoặc trên (bán) đuôi pin bar. Với những trường hợp sử dụng lệnh stop trên đỉnh hoặc dưới đáy ( trường hợp hồi về 50% pin bar mà chưa phá vỡ đầu pin bar) thì ta có thể đặt stop loss hẹp hơn, có thể 50% đến 75% pin bar tính từ điểm cuối đuôi pin bar tuỳ độ lớn nhỏ. Điều này thường áp dụng cho những pin bar có biên độ lớn.
  • Một điều bạn cũng nên nhớ rằng vào lệnh sau khi giá đã hồi về là phương pháp thu hẹp stop loss một cách tự nhiên. Một inside bar hình thành sau pin bar sẽ cho chúng ta điểm stop loss ngay vị trí thấp nhất (hoặc cao nhất với lệnh bán) của inside bar.
  • Khi pin bar xuất hiện ở các khung thời gian dài hạn thì bạn có thể sử dụng nó để định hướng cho việc giao dịch trong ngày ở các khung thời gian nhỏ hơn dựa trên các tín hiệu của khung thời gian lớn. Chẳng hạn bạn có thể chờ cơ hội khi giá về vùng 50% pin bar ở khung ngày để tìm kiếm một cơ hội tuyệt vời trên khung H1 hay thấp hơn.
  • Những vị trí ngưỡng kháng cự, hỗ trợ quan trọng cùng một việc sử dụng đường trung bình (ví dụ như EMA 21) là những vị trí tốt để xem xét giao dịch pin bar khi chúng bắt đầu xuất hiện.
  • Khi đã vào lệnh, hãy đặt mục tiêu lợi nhuận ít nhất bằng 2 lần khoảng dừng lỗ. Pin bar có thể là điểm bắt đầu cho một cú di chuyển mạnh của giá cho nên bạn đừng ngần ngại và lo lắng.
  • Nếu bạn giao dịch với pin bar ngược xu hướng thì phải chắc chắn rằng pin bar đó cực đẹp và ở vị trí cũng đáng tin cậy (ngưỡng hỗ trợ quan trọng, vùng cung cầu, ….). Nếu có chút nghi ngờ thì đừng giao dịch, hãy chỉ giao dịch với một tâm lý thoải mái nhất. Kiên nhẫn chờ đến pin bar hợp ý mình nhất.
  • Việc giao dịch ở mức hồi về 50% pin bar hoặc là chờ ở trên (dưới) đầu pin bar suy cho cùng cũng một nguyên tắc mang tính lý thuyết để tôi giảng dạy cho các bạn. Nó hoàn toàn có thể linh hoạt và bạn có thể thay đổi nó cho phù hợp với thực tế giao dịch mà bạn cho là phù hợp với bạn, với khung thời gian bạn giao dịch hay thị trường bạn giao dịch. Ví dụ, các bạn cũng thấy rằng nếu pin bar quá lớn thì giá khó mà hồi về mức 50% nên đặt ở mức 75% (tính từ đuôi nến) và ngược lại điều đó dễ xảy ra với pin bar có độ lớn vừa phải.

Kết luận

Như đã nói ở trên thì Pin bar là một trong những dạng nến sử dụng price action rất phổ biến và cơ bản nhất. Dù chúng ta có không tìm hiểu sâu về PA thì cũng đều biết đến pin bar.

Do nó chỉ là một nến đơn lẻ cho nên để giao dịch hiệu quả với nến này thì bạn cần kết hợp với nhiều yếu tố phân tích khác để gia tăng khả năng thành công của lệnh giao dịch.

Hy vọng những kiến thức bên trên sẽ đem lại nhiều giá trị bổ ích và quan trọng là giúp bạn giao dịch thành công hơn.

Inside Bar
Nến Inside Bar là gì? Cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar

Cách sử dụng mô hình nến Inside bar không quá phức tạp, kết hợp với lợi thế cho độ tin cậy cao nên ngày càng được các trader ưa chuộng. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ nến Inside Bar là gì và cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar. Mời các bạn cùng theo dõi!

Inside bar là gì?

Inside bar theo dịch theo tiếng Anh có nghĩa là nến nằm trong. Đây là mẫu hình gồm 2 nến: Mother bar (nến mẹ) và Inside bar (nến trong). Trong đó, Mother bar là cây nến mẹ có thân to và dài bao trọn lấy cây nến trong, đây là lý do mà các trader gọi cấu tạo của Inside bar là “nến nằm trong nến”.

Mô hình nến Inside bar vừa báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng ban đầu, vừa cho tín hiệu về sự kết thúc của một xu hướng cũ để chuẩn bị mở đầu cho một xu hướng mới.

Đặc điểm của nến Inside Bar 

Inside bar là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các trader giao dịch theo hành động giá. Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả công cụ này đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm quan trọng. Đó là gì thì mời bạn đọc theo dõi trong phần dưới đây.

  • Để đảm bảo inside bar thật thì phải có đặc điểm cây nến mẹ ôm trọn cây nến trong. Đồng thời Inside bar phải thỏa mãn điều kiện có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến Mother. 
  • Theo lý thuyết cổ điển, mô hình Inside bar sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn khi trạng thái của nến mẹ và nến trong phải đối lập nhau như sau:

– Nếu nến mẹ là cây nến tăng, có màu xanh trên biểu đồ thì cây nến trong phải là nến giảm, có màu đỏ. 

–  Ngược lại, khi nến Mother là nến giảm màu đỏ thì nến Inside phải là nến tăng màu xanh.

Inside Bar

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình nến Inside bar có rất nhiều biến thể nên không nhất thiết mô hình phải bao gồm 2 cây nến Nhật khác màu nữa, chúng hoàn toàn có thể trùng màu sắc với nhau. Điều kiện duy nhất cần thỏa mãn là nến phải nằm trong nến, tức là inside bar phải nằm lọt thỏm thỏm trong Mother bar.

  • Mẫu hình Inside bar thường xuất hiện khi thị trường đi ngang sau một xu hướng biến động lớn. Ngoài ra, inside bar cũng có thể xuất hiện tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. 

Ý nghĩa của mô hình nến Inside Bar

Là một mô hình nến quyền lực và được bộ phận lớn các nhà đầu tư tin dùng, do đó Inside bar được các trader đánh giá là mẫu hình cho nhiều ý nghĩa quan trọng:

  • Inside bar cho các nhà đầu tư tín hiệu về cả sự tiếp diễn và đảo chiều. Trong đó, tín hiệu của inside bar về sự tiếp diễn xu hướng được đánh giá là đáng tin cậy hơn và cũng đơn giản hơn cho các nhà đầu tư mới vào thị trường. Còn tín hiệu đảo chiều đòi hỏi các trader phải có kiến thức chắc kết hợp với kinh nghiệm giao dịch dày dặn.
  • Về thiết lập lệnh, inside bar có tác dụng chỉ ra đâu là khu vực giá có rủi ro thấp để bắt đầu vào lệnh hoặc điểm đóng lệnh hợp lý.
  • Inside bar cho thấy trạng thái thị trường đang trong giai đoạn tích lũy hoặc do dự. Tức là bên mua bắt đầu hạ nhiệt, bên bán cũng tạm dừng sau khoảng thời gian xu hướng giảm mạnh, volume giao dịch cũng giảm dần. Bằng chứng là cây nến trong có đáy cao hơn nhưng đỉnh lại thấp hơn.

Các mô hình nến Inside Bar

Như đã giới thiệu qua, Inside bar có khá nhiều biến thể đa dạng khác nhau. Do đó trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn 4 dạng mẫu hình Inside bar tiêu chuẩn và phổ biến nhất.

1. Inside bar đa nến – Double (multi) Inside Bar

Inside bar đa nến là loại mô hình biến thể mở rộng của mẫu hình Inside bar cơ bản, nó có thể bao gồm 3 nến, 4 nến hoặc thậm chí nhiều hơn. Dạng phổ biến của Double (multi) Inside Bar là mô hình gồm 3 nến như hình minh họa, trong đó có 2 cây nến trong (Inside Bar) và 1 nến mẹ (Mother bar).

Inside Bar

Cũng giống như mô hình cơ bản, Inside bar đa nến không quan trọng về màu sắc các cây nến phải trái ngược nhau. Yếu tố mà các nhà đầu tư cần chú trọng là các nến inside bar phải có kích cỡ nhỏ hơn, hoàn toàn nằm gọn trong nến Mother bar. Nếu các nến trong có kích thước lớn hơn nến mẹ không phải là mô hình nến Inside Bar.

Về cơ bản, mô hình Inside Bar mở rộng cho thấy trạng thái tích lũy của thị trường đang kéo dài, và sau đó thường xảy ra một cú biến động mạnh đẩy giá đi xa hơn, tuy nhiên đi theo chiều hướng nào thì chưa thể chắc chắn.

2. Mô hình Inside bar lồng nhau – Coiling Inside Bar

Coiling Inside Bar được tạo thành khi 2 hoặc nhiều hơn 2 cây nến inside bar lần lượt bao trọn lấy nhau, nghĩa là các cây nến sau sẽ bị các nến trước bao gọn hoàn toàn từ đỉnh đến đáy nến. 

Inside Bar

Inside bar lồng nhau được xem là mô hình nến mạnh hơn Inside bar cơ bản, nguyên nhân vì nó thể hiện sự tích luỹ của thị trường rất đẹp và đều đặn theo quy luật. Sau đó cũng báo hiệu sự tích lũy đang bị dồn nén và sắp có 1 cú nổ lớn sẽ xảy ra đẩy giá đi xa (có thể tăng hoặc giảm mạnh).

3. Mô hình Fakey Inside Bar – Inside Bar false break

Fakey Inside Bar là mô hình hoàn chỉnh và có nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Nó cho thấy tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn Inside Bar cơ bản.

Inside Bar

Fakey Inside Bar là sự kết hợp của Inside Bar đi kèm với sự phá vỡ giả (false breakout). Cụ thể, khi giá break out khỏi mô hình Inside Bar theo 1 hướng nhưng sau đó lại nhanh chóng đảo chiều theo hướng ngược lại. Lúc này nhiều trader vào lệnh theo xu hướng ban đầu sẽ bị sập bẫy của cá mập.

Nhưng thực tế cú breakout đó là chỉ là sự phá vỡ giả. Sau khi nến Fakey được hình thành, thị trường thường di chuyển theo xu hướng trước đó.

4. Mô hình Inside Bar-pin bar kết hợp

Inside Bar-pin bar xuất hiện khi 1 cây pin bar bị bao trọn hoàn toàn bởi 1 cây nến mother bar đằng trước. Mô hình có thể vừa được gọi là Inside bar, vừa được gọi là Pin Bar

Inside Bar

So với inside bar cơ bản, Inside Bar-pin bar kết hợp được coi là mô hình hành động giá dự báo đảo chiều mạnh. Nó thể hiện thị trường đang trong trạng thái tích lũy và chuẩn bị bứt phá theo xu hướng nào.

Cách giao dịch với Inside Bar

Phương pháp giao dịch với Inside Bar khá đơn giản và dễ dàng. Về bản chất, có thể chia thành 2 cách giao dịch chính: thiết lập theo xu hướng tiếp diễn hoặc thiết lập theo xu hướng đảo chiều.

Thông thường, Inside bar đóng vai trò là mô hình tiếp diễn, điển hình là khi thị trường đang trong xu hướng mạnh. Tuy nhiên, Inside bar cũng cho tín hiệu đảo chiều khi nó được hình thành ở khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch với từng trường hợp, chúng ta hãy đi tiếp trong phần tiếp theo đây:

1. Inside bar là mô hình tiếp diễn 

Với trường hợp này, Inside Bar có thể được sử dụng để nhồi lệnh theo xu hướng khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định, có thể là tăng hoặc giảm.

Khi thị trường đang trong xu hướng giảm.

  • Lúc này, các trader nên vào các lệnh sell stop tại đáy của các mô hình Inside Bar để kiếm lợi nhuận lớn (giá thấp nhất của cây nến mẹ) hoặc vào lệnh Sell khi nến giảm sau nến con tạo đáy thấp hơn mother bar kết thúc.
  • Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đỉnh nến mẹ một vài pip.
  • Take profit theo tỷ lệ R:R là 1: 2

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng 

  • Đây là tín hiệu mua vào dành cho các trader. Khi này bạn có thể vào lệnh Buy stop tại điểm giá cao nhất của nến mẹ hoặc lệnh Buy khi có sự xác nhận của cây nến tăng sau cây nến con tạo đỉnh cao hơn nến mẹ kết thúc.
  • Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đáy của nến mẹ vài pip.
  • Take profit theo tỷ lệ R:R là 1: 2

Inside Bar

Lưu ý rằng, trong một xu hướng tăng mạnh, nếu xuất hiện càng nhiều mô hình inside bar chứng tỏ xác suất giao dịch thành công là rất cao.

2. Inside bar là mô hình đảo chiều

Khi giao dịch với Inside bar đảo chiều, các trader nên lưu ý rằng nó phải được hình thành ở khu vực giá quan trọng, đã được giá retest lại nhiều lần trước đó.

  • Nếu Inside bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ quan trọng, nó báo hiệu thị trường sẽ quay đầu tăng mạnh lên sau đó.
  • Ngược lại, nếu xuất hiện ở khu vực kháng cự, inside bar là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ quay đầu giảm mạnh.

Inside Bar

Trong cả 2 trường hợp trader sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ mô hình và retest lại. Nếu giá đảo chiều giảm thì stop loss đặt tại đỉnh của nến mẹ, nếu đảo chiều tăng thì đặt tại đáy của nến mẹ. Take profit theo tỷ lệ R:R 1: 2 hoặc 1: 3 tùy ý.

Một số lưu ý khi giao dịch với Inside Bar

Sau khi đã hiểu được ý nghĩa và phương pháp giao dịch với Inside bar, các trader cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Nếu là trader mới làm quen với inside bar, bạn nên chọn khung thời gian ngày, từ H4 trở lên để giao dịch dễ hơn. Vì inside bar hoạt động hiệu quả nhất vào thời gian ngày, với các khung thời nhỏ hơn, dường như nó không có ý nghĩa gì đặc biệt mà chỉ cho thấy sự phá giả.
  • Giao dịch với Inside bar đảo chiều tại khu vực giá quan trọng đòi hỏi các trader phải có kinh nghiệm dày dặn và thời gian để luyện tập thành thạo. 
  • Khi thị trường xuất hiện mô hình Inside bar đa nến, tức là gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 Inside bar nằm gọn trong 1 Mother bar. Điều này báo hiệu thị trường đang trong giai đoạn tích lũy kéo dài để chuẩn bị cho một cú phá vỡ mạnh sau đó.
  • Một lợi thế lớn của inside bar là cho điểm stop loss khá gần điểm entry. Tuy nhiên đây lại trở thành một nhược điểm khi giao dịch với inside bar vì các trader rất dễ bị quét stoploss do điểm cắt lỗ quá gần. 
  • Luôn thận trọng với mẫu hình phá vỡ giả – Fakey, đa số các nhà đầu tư mới đều mắc bẫy khi đối mặt với mô hình này.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về mô hình nến Inside barNếu đủ kinh nghiệm và biết cách vận dụng hợp lý, inside bar sẽ là công cụ tuyệt vời giúp bạn kiếm được bội tiền với xác suất giao dịch thành công cực lớn.