SMC (Smart Money Concept) là gì? Chiến thuật SMC hiệu quả trong Forex
Một nhà giao dịch ngoại hối sẽ không thể bỏ qua phương pháp giao dịch SMC. Đây cũng là một trong những chiến lược giao dịch mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể SMC là gì? Cách sử dụng phương pháp SMC ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay nhé!
SMC (Smart Money Concept) trong Forex là gì?
SMC tên đầy đủ là Smart Money Concept, một phương pháp giao dịch bao gồm cả các nguyên lý về cách mà thị trường hoạt động như thế nào. Theo phương pháp kỹ thuật này, Ngân hàng trung ương thế giới, các quỹ tổ chức,…Được gọi là những nhà tạo lập thị trường hoặc những con cá mập thao túng giá và làm nên các giai đoạn biến động thị trường.
Phong cách giao dịch theo SMC tức là bạn sẽ theo dõi, phân tích các mô hình mà những nhà tạo lập thị trường thường xuyên sử dụng để giao dịch. Sau đó hình thành nên một phương pháp giao dịch tiềm năng. Bên cạnh đó, với những quyết định vào lệnh mua hoặc bán, bạn cần phải dựa theo quy luật cung – cầu, xu hướng thị trường và theo dõi động thái của những con cá mập này để nắm chắc tỷ lệ thành công trong các phiên giao dịch. Những yếu tố trên chính là điều kiện cần để bạn có thể xây dựng một phương pháp giao dịch hiệu quả.
Những thuật ngữ liên quan đến phương pháp giao dịch SMC
Để giao dịch theo trường phái SMC, các bạn cần đọc hiểu các thuật ngữ cần thiết thuộc phương pháp trading này. Cụ thể:
Order Block
Những phạm vi sở hữu khối lượng mua và bán lớn biểu thị trên biểu đồ được gọi là Order Block. Những nến tăng hay giảm lượt phá vỡ một khu vực chính là hình dạng của các Order Block. Đa phần Order Block được các nhà tạo lập thị trường (Các ngân hàng, quỹ đầu cơ,…) tạo ra trong các phiên giao dịch.
BOS (Break Of Structure)
BOS viết đầy đủ là Break Of Structure, có nghĩa là phá vỡ xu hướng giá đang diễn ra trên biểu đồ. Nó thể hiện một hành động giá tăng hoặc giảm tiếp diễn bằng việc vượt qua phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ của động thái giá. BOS là một trong những tín hiệu đặc trưng của phương pháp SMC trong Forex. Khi nhận thấy BOS, tức là giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm theo xu hướng chính đang diễn ra.
CHoCH (Change Of Character)
CHoCH hay Change Of Character, tín hiệu của một xu hướng biến động giá trên thị trường. Các bạn thường hay nhầm lẫn giữa ChoCH và BOS. Nhắc lại một chút, BOS thể hiện hành động giá theo xu hướng liên tiếp, CHoCH thể hiện hành động giá đang trong giai đoạn đảo chiều.
Liquidity (Thanh khoản)
Nhà giao dịch liệu có tin tưởng 100% vào dự đoán của mình? Những râu nến có đi qua phạm vi cắt lỗ? Thực chất trường hợp này các bạn sẽ bắt gặp nhiều lần nếu quan sát các biểu đồ giá khá lâu. Đây cũng là các động thái của những con cá mập thao túng thị trường sẽ làm để “nuốt trọn” các con mồi, hay nói chi tiết là nhà giao dịch theo trường pháp truyền thống (Giao dịch theo xu hướng, mô hình giá,…).
Tính thanh khoản (Liquidity) là một yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính và nó được sử dụng trong các phiên giao dịch. Liquidity được chia ra gồm Equal High và Equal Low.
Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)
Nếu nhà giao dịch vào lệnh ở vùng cung (vùng có nhiều bán hơn người mua khiến giá có thể giảm xuống), giá sẽ chạm điểm dừng lỗ và chạm vào khu vực Order Block ngay sau đó. Lúc này, giá sẽ có xu hướng giảm mạnh.
Equal Low (hay hay nhiều đáy bằng nhau)
Nếu nhà giao dịch đặt lệnh ở vùng cầu (vùng có nhiều người mua hơn người bán), giá cũng sẽ quét điểm dừng lỗ và chạm vào Order Block sau đó. Thị trường lúc này sẽ có động thái giá tăng tiếp diễn.
Imbalance
Imbalance là phạm vi không cân bằng cho thấy xu hướng giá có thể trở về để lấp đầy thanh khoản còn sót lại.
Vậy làm sao để xác định được vùng Imbalance? Nhà giao dịch có thể dựa vào vùng trống do phạm vi giá lớn nhất của nến 1 và phạm vi giá thấp nhất của nến 3 và xu hướng tăng giá tạo ra. Một cách khác để xác định được vùng này đó là khi xu hướng giảm giá đảo chiều.
Giao dịch theo SMC trong Forex như thế nào?
Để giao dịch với chiến thuật SMC, nhà giao dịch Forex sẽ có 2 cách vào lệnh như sau:
Risk Entry (Vào lệnh rủi ro)
Khi đã nghiên cứu thị trường kỹ càng nhất, các trader vào lệnh ở khung thời gian chính. Ví dụ: Lấy khung thời gian H4, trader bắt đầu vào lệnh ở khu vực Order Block.
Confirmation Entry (Vào lệnh đợi xác nhận)
Confirmation Entry hay còn gọi là vào lệnh đợi xác nhận, phương pháp này sẽ phù hợp với các nhà giao dịch không thích mạo hiểm, rủi ro. Cụ thể, nhà giao dịch sẽ đặt lệnh ở khung thời gian nhỏ.
Cụ thể như bạn nghiên cứu thị trường tại khung thời gian chính là H4, nếu nhận thấy giá quét qua khu vực Order Block, bạn hãy chờ khi tín hiệu CHoCH hình thành ở khung thời gian nhỏ như M15. Đây là lúc vào lệnh hợp lý nhất.
Ưu và nhược điểm của phương pháp SMC trong Forex là gì?
Khi áp dụng chiến lược SMC trong Forex, nhà giao dịch sẽ nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ có các rủi ro đi kèm. Tuy nhiên, đối với một phương pháp giao dịch mà nói, sẽ không có phương pháp nào là hiệu quả tuyệt đối. Vậy chúng ta sẽ nhận được gì khi lựa chọn SMC để giao dịch?
Ưu điểm của SMC trong Forex là gì?
- Nhận biết xu hướng giá: Chiến lược SMC giúp bạn phân tích, nghiên cứu thị trường với con mắt của một nhà tạo lập thị trường. Cụ thể, bạn sẽ theo dõi động thái của họ, xác định xu hướng giá và dựa vào đó để vào lệnh. Như vậy, tỷ lệ chiến thắng trong các phiên giao dịch là rất nhiều.
- Tạo thói quen giao dịch: Trader có thể quan sát cách mà những nhà tạo lập thị trường giao dịch ra sao. Từ đó tạo cho mình một tâm thế giao dịch chuyên nghiệp. Bạn có thể tự nhận biết điều gì sẽ ảnh hưởng đến thị trường và biến động giá sẽ xảy ra khi nào.
- Dễ dàng thực hiện: SMC Forex là một phương pháp giao dịch dễ dàng và ngay cả các nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường cũng có thể thực hiện được.
Nhược điểm của SMC trong Forex là gì?
- Hạn chế thị trường: Đối với các thị trường đang phát triển, thị trường ít nhà giao dịch, SMC không phải là một phương pháp được ưu tiên để sử dụng.
- Cần một lượng kiến thức nhất định: Bạn cần phải có nguồn thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để có thể hiểu các con cá mập thao túng giá đang làm gì. Đồng thời để phân tích biểu đồ, bạn cũng phải cần có kiến thức. Và với những quyết định giao dịch thì điều này càng quan trọng hơn.
- Không phù hợp với nhà giao dịch bận rộn: Bởi vì phương pháp SMC sẽ cần bạn quan sát động thái của các nhà tạo lập thị trường và nhận biết được sự biến động giá nhanh nhất, nên nếu bận rộn thì bạn không thể theo dõi thường xuyên được.
Kết luận
Thông qua bài viết SMC trong Forex là gì? Smart Money Concept có điểm mạnh và điểm yếu gì, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự tin về sử dụng chiến lược này trong quá trình giao dịch của mình. Chúc bạn giao dịch thành công!