Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa
Điểm khác biệt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong chính trị Hoa Kỳ

Khi nói đến bầu cử Tổng thống Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến sự ganh đua của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Hay nói cách khác, bầu cử Mỹ không chỉ là chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm mà còn là thời khắc quyết định đảng nào sẽ cầm quyền trong 4 năm tiếp theo.

Vậy sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong chính trị Mỹ là như thế nào, đặc biệt là trong các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!

Đảng Cộng Hòa là gì?

Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi những người theo chủ nghĩa bãi nô (bãi bỏ chế độ nô lệ) và một số thành viên cũ của đảng Whigs. Đảng nắm quyền lần đầu vào năm 1860 khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở Mỹ người ta còn gọi đảng Cộng hòa tên thân mật là GOP (Grand Old Party). Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu.

Trải qua nhiều tư tưởng chính trị từ lúc thành lập đến nay, nhìn chung tư tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa có xu hướng truyền thống, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống. Trong điều hành họ có chủ trương chính phủ nhỏ (small government) – tức là tối thiểu hóa việc can thiệp hay thành lập các cơ quan của chính phủ để điều hành. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế tối thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, mức thuế thấp, thắt chặt nhập cư bất hợp pháp, ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro-life) và chống nạo phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống kiểm soát súng.

Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu. (Pixabay)
Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu. (Pixabay)

Do có xu hướng truyền thống nên đa số những người theo đức tin thường ủng hộ đảng Cộng hòa. Các bang phía Nam thường có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

Hiện có 20 vị Tổng thống đến từ đảng Cộng hòa, nổi bật nhất là Abraham Lincoln. Ông là người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ 19. Ông phục vụ từ 1861 đến khi bị ám sát vào năm 1865 khi đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Tổng thống đương nhiệm hiện nay thuộc đảng Cộng hòa là Donald Trump.

Đảng Dân Chủ là gì?

Đảng Dân chủ được thành lập vào năm 1828 bởi Andrew Jackson. Đảng Dân chủ được coi là một trong những chính đảng lâu đời nhất thế giới. Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả.

Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả. (Pixabay)
Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả. (Pixabay)

Với ý thức hệ là tư tưởng tự do, đảng Dân chủ có chủ trương loại bỏ các ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, loại bỏ các ước thúc đạo đức, thúc đẩy tự do cá nhân theo bản bản năng. Đảng Dân chủ muốn chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, họ có chủ trương đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao, cũng như thúc đẩy phúc lợi xã hội, họ còn ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ nạo phá thai, ủng hộ việc thắt chặt sở hữu súng, chính sách nhập cư thông thoáng.

Với ý thức hệ là thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng, ủng hộ nhập cư, ủng hộ phúc lợi xã hội nên đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người đồng tính, đa phần cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nhập cư gốc Latinh (Latinos). Các tiểu bang phía bờ Tây và bờ Đông nước Mỹ là vùng có tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Dân chủ mạnh nhất.

Những năm gần đây, đảng Dân chủ càng thể hiện xu hướng cực tả cấp tiến. Nhiều thành viên chủ chốt trong đảng Dân chủ muốn nền kinh tế đi theo hướng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, thúc đẩy chủ nghĩa bảo vệ môi trường cực đoan (Green New Deal), bảo hiểm y tế cho người nhập cư bất hợp pháp.

Có 15 tổng thống Mỹ từ đảng Dân chủ, tổng thống đầu tiên là Andrew Jackson, nắm quyền từ 1829 đến 1837. Tổng thống gần nhất của đảng Dân chủ là Barack Obama, ông nắm quyền từ năm 2009 đến năm 2017.

Khác biệt cơ bản giữa hai đảng

Các vấn đề về xã hội

Vấn đề về xã hội thể hiện khác biệt rõ ràng nhất giữa hai Đảng.

1 – Nạo phá thai:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro life), họ phản đối việc nạo phá thai. Họ cũng phản đối việc tài trợ cho các hoạt động phá thai. Họ cho rằng dựa trên quan điểm đạo đức thì phá thai là một hình thức sát nhân và rằng trẻ chưa sinh ra vẫn là trẻ em.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)
Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)

Ngược lại đảng Dân chủ do theo xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân (pro-choice). Lập luận của họ là “cơ thể tôi, tôi có quyền” (my body, my rights) và gạt bỏ về ước thúc đạo đức trong vấn đề này. Họ cũng khuyến khích chính phủ hỗ trợ tài chính cho chương trình nạo phá thai thông qua các tổ chức như Planned Parenthood. Họ muốn giảm việc nạo phá thai thông qua các hình thức nâng cao nhận thức sức khỏe và giới tính.

2 – Nhập cư:

Nhập cư đây chủ yếu nói về những người nhập cư bất hợp pháp. Những người này đến nước Mỹ theo con đường bất hợp pháp nên không có giấy tờ tùy thân và cư trú cũng như làm việc bất hợp pháp tại đây. Hệ lụy của những người này gây cho xã hội Mỹ những vấn đề xã hội như mất việc làm của người Mỹ, gánh nặng chi phí y tế tại vùng biên giới, buôn bán ma túy với các băng đảng người Mexico… Cộng đồng gốc Mỹ Latinh chiếm đa số những người nhập cư này.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Họ ủng hộ nhập cư hợp pháp dưới hình thức thu hút người tài năng và lao động tay nghề cao. Tổng thống Donald Trump hiện đang cho xây bức tường giữa biên giới Mỹ và Mexico để hạn chế người nhập cư bất hợp pháp.

Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp. Nhiều chính trị gia đảng Dân chủ kêu gọi cải tổ một cách hệ thống nhập cư của Mỹ nhằm giúp đỡ những người nhập cư bất hợp pháp này có một lộ trình thích hợp để trở thành cư dân hợp pháp của Mỹ. Những người gốc nhập cư Mỹ Latinh và gia đình họ là cơ sở phiếu bầu vững chắc của đảng Dân chủ, có đến 65% người Mỹ gốc Latinh (Latinos) bỏ phiếu cho Hillary Clinton năm 2016 và 71% bỏ phiếu cho Obama năm 2012.

Trong những năm gần đây phe cực tả cấp tiến trong đảng Dân chủ thậm chí còn đề xuất cho những người nhập cư bất hợp pháp được bảo hiểm y tế và thậm chí có quyền bầu cử.

3 – Hôn nhân đồng tính: 

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Vào năm 2004 và 2006, đảng Cộng hòa đã từng đưa ra dự luật về hôn nhân, đề nghị sửa đổi bổ sung phần định nghĩa về hôn nhân chỉ là giữa người nam và nữ. Tuy nhiên đạo luật này không được thông qua. Với quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015, đảng Cộng hòa mất đi một vấn đề chính trị quan trọng.

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới. (Getty)
Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới. (Getty)

Ngược lại do theo đường lối tự do cá nhân, loại bỏ ước thúc về tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống nên Đảng Dân chủ ủng hộ hôn nhân đồng giới. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi cộng đồng những người đồng tính, song tính, chuyển giới ủng hộ đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, có đến 78% người trong cộng đồng này ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

4 – Kiểm soát súng:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Họ tôn trọng quyền sở hữu súng của người dân được ghi trong Hiến pháp. Người dân có quyền sở hữu vũ khí để bảo vệ mình và gia đình mình. Quyền được sở hữu vũ khí là một quyền quan trọng được ghi trong Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên đảng Dân chủ với nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế như phải tăng cường kiểm tra sức khỏe tâm thần thường xuyên với người sở hữu súng, hay công dân chỉ được sở hữu vũ khí hạng nhẹ.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế. (Getty)
Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế. (Getty)

5 – Điều hành chính phủ và chính sách kinh tế

Quan điểm của Đảng Cộng hòa:

Điều hành chính phủ: Đảng Cộng hòa có chủ trương tối thiểu hóa trong can thiệp hay điều hành của chính phủ vào các vấn đề liên quan đến chính sách công và khu vực tư. Vì vậy họ có chủ trương bãi bỏ nhiều quy định, giảm các thủ tục hành chính. Phương cách này được gọi là chính phủ nhỏ. Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD).

Kinh tế: Đảng Cộng hòa cho rằng, những thành tựu đạt được của từng cá nhân trong xã hội là nhân tố quan trọng cho việc đạt được thịnh vượng về kinh tế. Vì lẽ này mà họ khuyến khích trách nhiệm cá nhân của công dân, hạn chế trợ cấp của chính phủ. Đảng Cộng hòa tin rằng cá nhân nên tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Họ cho rằng khối doanh nghiệp tư nhân sẽ hiệu quả hơn chính phủ trong việc giúp đỡ những người lao động và những chính sách xã hội thường làm họ phụ thuộc vào chính phủ.

Vì lẽ đó mà Cộng hòa thì xét về một mặt nào đó sẽ công bằng hơn trong việc đánh thuế. Người thu nhập cao về cơ bản sẽ bị không bị đánh thuế suất cao như thuế lũy tiến của đảng Dân chủ. Họ cho rằng người có thu nhập cao thường chính là người tạo công ăn việc làm và của cải cho xã hội nên sẽ không công bằng khi đánh thuế cao vào nhóm người này. Thuế đánh thấp hơn để khuyến khích người dân làm việc thay vì dựa vào trợ cấp xã hội. Họ ít có chủ trương về trợ cấp vì không muốn người dân ỷ lại vào trợ cấp mà không tích cực làm việc.

Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD). (The White House)
Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD). (The White House)

Quan điểm của Đảng Dân chủ:

Điều hành của chính phủ: Đảng Dân chủ cho rằng chính quyền cần phải đóng vai trò chính trong việc điều hành chính phủ, vì thế chính quyền nên được trao nhiều quyền hơn và thuế phải tăng nhiều hơn cho mục đích này. Đây gọi là phong cách chính phủ lớn. Vì vậy, đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường hơn là để tự nó giải quyết.

Kinh tế: Đảng dân chủ có chủ trương phân phối lại thu nhập xã hội, thúc đẩy chính sách phúc lợi xã hội là trọng tâm về vấn đề kinh tế của đảng Dân chủ. Do chính phủ lớn nên cần có thêm thuế để gành bộ máy chính phủ. Vì vậy họ ủng hộ thuế mức thuế cao, đặc biệt là với người giàu, tăng tiền lương tối thiểu, bảo hiểm y tế giá rẻ, ủng hộ nghiệp đoàn.

Đảng Dân chủ ủng hộ việc chi tiêu nhiều cho dịch vụ xã hội và chi tiêu ít cho quân sự. Họ phản đối việc cắt giảm trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đảng Dân chủ tin rằng, những lợi ích của dịch vụ xã hội mang lại là nhiều hơn so với thuế thấp.

Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường. (Getty)
Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường. (Getty)

6 – Chính sách đối ngoại

Nước Mỹ với vai trong siêu cường của mình, họ có sứ mệnh trở thành cảnh sát thế giới. Họ lên án hoặc can thiệp quân sự nhằm chấm dứt các chế độ độc tài bức hại người dân, và thúc đẩy mô hình dân chủ trên thế giới. Hoa Kỳ đã đưa quân tham dự vào Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai, giúp thế giới thoát khỏi chế độ phát xít. Họ gây ảnh hưởng khiến chế độ Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh kéo dài hàng thập kỷ giữa phe chủ nghĩa Tư bản và XHCN. Họ cũng đưa quân tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Trung Đông.

Hiện nay Mỹ theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp trường phái thực dụng, tức là theo lợi ích quốc gia là trên hết, bất chấp việc đó có thích hợp với các quốc gia khác hay không. Họ cố gắng theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp với sức mạnh quân sự để thực hiện những sứ mệnh mà họ cho là có ích cho thế giới.

Trong những nhiệm kỳ tổng thống gần đây, nhìn chung đảng Dân chủ có quan điểm ôn hòa về chính sách ngoại giao hơn là đảng Cộng hòa.

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. (Getty)
Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. (Getty)

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. Ví dụ rõ là ĐCSTQ đặc biệt đã trỗi dậy trong thời kỳ tổng thống thuộc đảng Dân chủ là Bill Clinton (1993-2001) hay dưới thời Obama (2009 – 2017). Trong thời gian này, ĐCSTQ đã cải tạo các đảo chiếm được phi pháp ở Biển Đông, bắt nạt các nước trong khu vực, thực hiện sáng kiến Một vành đai, Một con đường để khiến các quốc gia lâm vào bẫy nợ của Bắc Kinh, lợi dụng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cưỡng ép chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ từ Hoa Kỳ và thực hiện rất nhiều hoạt động bất hảo khác nhắm vào Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nhưng những hành động mờ ám và đầy tham vọng này của ĐCSTQ đã không bị ngăn chặn.

Hoa Kỳ với lịch sử và nền dân chủ mới có hơn 200 năm đã trở thành siêu cường số một trên thế giới. Nền dân chủ này là mẫu hình cho các quốc gia khác noi theo. Và dẫu là Cộng hòa hay Dân chủ, thì khi trúng cử, chính quyền của họ đều phải phụng sự nhân dân, coi nhân dân là trên hết. Như trong câu nói nổi tiếng của Tổng thống Lincoln “chính phủ của dân, do dân và vì dân thì chính phủ đó sẽ không thể lụi tàn khỏi địa cầu này”.

Các lệnh Forex
Tổng hợp các lệnh trong giao dịch forex

Để trở thành nhà đầu tư thông thái trên thị trường ngoại hối, bên cạnh hiểu biết sâu sắc về phân tích kỹ thuật, thì các trader cũng phải biết cách sử dụng thành thạo các lệnh trong forex. Vậy nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại lệnh phổ biến trong forex.

Các lệnh trong forex phổ biến nhất

Về cơ bản, các lệnh trong forex được chia thành 2 loại chính là Market order (lệnh thị trường) và Pending order (lệnh chờ). Tuy nhiên, trên thực tế, các trader còn sử dụng thêm một số lệnh đặc biệt khác nhằm phụ trợ và tăng tính hiệu quả cho 2 lệnh chính trên. Cụ thể về những loại lệnh này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết ngay sau đây:

1. Lệnh thị trường (Market Order)

Lệnh thị trường (market order) là loại lệnh mà các trader có thể mua và bán cặp tiền tệ theo mức giá hiện tại, đây được cho là mức giá tốt nhất theo đánh giá của các trader. Khi sử dụng market order, giao dịch sẽ được thực thi ngay tại thời điểm đặt lệnh. 

Ví dụ: Cặp tiền USD/CAD với tỷ giá hiện tại là 1.2497/1.2498.  Tương ứng với giá Bid là 1.2497 và giá Ask là 1.2498. Nếu vào lệnh mua thì bạn sẽ được khớp mức giá Ask là 1.2498. Tương tự nếu vào lệnh bán bạn sẽ được khớp tại mức giá Bid là 1.2497.

2. Lệnh chờ (Pending Order)

Pending order (lệnh chờ) là loại lệnh mà bạn có thể mua và bán theo mức giá bạn đã định sẵn chứ không theo giá thị trường hiện tại. Loại lệnh này hữu ích ở chỗ các trader không cần ngồi canh biểu đồ giá liên tục, vì khi giá di chuyển đến điểm đặt lệnh, lệnh sẽ tự động được khớp. 

  • Sell Limit

Sell limit là lệnh chờ bán. Bạn sẽ đặt lệnh chờ bán khi kỳ vọng rằng giá sẽ lên cao một chút nữa rồi quay đầu giảm sâu. Vậy nên, bạn sẽ đặt lệnh sell limit tại mức giá cao hơn giá hiện tại. Nếu giá di chuyển đúng theo kịch bản, bạn sẽ thu được món “hời” lớn.

Ví dụ, bạn muốn bán cặp tiền tệ AUD/USD đang có giá hiện tại là 0,7383. Bạn cho rằng giá đến đỉnh tại mức 0,7400 sẽ giảm xuống sau đó. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh Sell limit tại mức giá 0,7400 và lệnh sẽ tự động khớp nếu giá chạm mức 0,7400.

Các lệnh Forex

  • Buy Limit

Buy limit là lệnh chờ mua. Bạn sẽ đặt lệnh chờ mua khi kỳ vọng rằng giá đang giảm xuống chạm đáy và chuẩn bị đảo chiều tăng lên. Do đó, bạn sẽ đặt lệnh buy limit tại mức giá thấp hơn giá hiện tại. Nếu giá di chuyển đúng theo kỳ vọng thì đây là mức giá mua rẻ hơn và tốt hơn so với giá hiện tại của thị trường.

Giả sử, bạn muốn mua cặp tiền tệ AUD/USD đang có giá là 0,7384. Bạn cho rằng giá giảm xuống chạm mức 0,7350 là điểm mua vào an toàn trước khi giá đảo chiều tăng lên. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh Buy limit tại mức giá 0,7350 và chỉ cần đợi đến khi lệnh của bạn được khớp.

  • Sell Stop

Sell stop tức là bạn chờ bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Vì bạn muốn chờ xem giá có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay không để chắc chắn rằng xu hướng sẽ thực sự giảm giá.

Ví dụ: Giá cặp tiền GBP/USD hiện tại là 1.3030. Tuy nhiên bạn lại chưa chắc chắn giá có giảm hay không nên muốn đợi giá vượt ngưỡng hỗ trợ và đạt tới mức giá 1.3000 với vào lệnh. Khi này bạn sẽ đặt sell Stop tại mức giá 1.3000.

Các lệnh Forex

  • Buy Stop

Buy stop tức là bạn chờ mua với mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Do bạn muốn chắc chắn rằng thị trường có thực sự tăng giá hay không thì mới quyết định mua.

Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/USD có mức giá hiện tại là 1.003. Bạn dự đoán mức giá này sẽ vượt điểm kháng cự tăng mạnh nên vào lệnh buy stop tại mức 1.0050. Nếu giá chạm mức này thì lệnh sẽ tự động được thực thi.

3. Các lệnh giao dịch khác

Ngoài 2 kiểu lệnh chính là Market order và Pending order thì Additional order (lệnh bổ sung) cũng được các trader sử dụng rất phổ biến. Về cơ bản, lệnh bổ sung bao gồm các loại lệnh chủ yếu sau:

  • Take Profit 

Lệnh take profit, có thể gọi tắt là TP, là lệnh bổ sung dùng để đóng lệnh chính lại khi giá chạm tới mức mà bạn quyết định chốt lời, với mục đích bảo toàn số tiền lãi của bạn. Nếu không đặt TP kịp thời, tài khoản của bạn hoàn toàn có thể chuyển từ lãi sang lỗ khi giá đi sai hướng kỳ vọng.

Ví dụ, bạn mua AUD/USD tại mức giá 0,7350. Sau đó giá tăng lên và bạn đã có lãi. Bạn dự đoán rằng giá sẽ đạt đỉnh tại mức 0,7400 rồi quay đầu giảm xuống, do đó bạn quyết định đặt lệnh take profit tại mức giá 0,7400. Nếu giá giảm xuống đúng theo kỳ vọng thì bạn đã kịp thời chốt lời để thu được khoản lãi thực sự.

Các lệnh Forex

  • Stop Loss

Lệnh stop loss, có thể gọi tắt SL, là lệnh bổ sung dùng để đóng lệnh chính lại khi giá chạm tới mức mà bạn quyết định cắt lỗ. Mục đích nhằm hạn chế thua lỗ khi giá đi sai hướng kỳ vọng.

Cũng giống như chốt lời, cắt lỗ là lệnh vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần thiết lập cho giao dịch của mình. Nếu không đặt SL, số vốn của bạn có thể “bốc hơi” trong chốc lát khi giá đảo chiều quá nhanh. Do đó, lời khuyên dành cho tất cả các trader là, để quản trị rủi ro thật tốt, bạn luôn luôn phải đặt stoploss.

Ví dụ, bạn mua AUD/USD tại mức giá 0,7350. Tuy nhiên sau đó giá bắt đầu giảm xuống, để hạn chế mất quá nhiều tiền, bạn quyết định đặt SL tại mức giá 0,7300. Thực tế, giá giảm xuống 0,7250 nhưng lệnh của bạn đã được đóng tại mức 0,7300, vậy nên bạn chỉ mất 1 khoản lỗ nhỏ trong trường hợp này.

  • Trailing stop

Trailing stop là loại lệnh dùng để khắc phục hạn chế của 2 lệnh take profit và stop loss. Cụ thể, nếu TP và SL là 2 điểm lệnh chết không thể thay đổi thì trailing stop là lệnh cắt lỗ có thể dịch chuyển theo xu hướng giá hiện tại theo khoảng cách mà bạn chọn.

Tuy nhiên, các trader mới không được khuyến khích sử dụng loại lệnh này vì rủi ro là khá cao, hơn nữa khả năng dự đoán số pip để điều chỉnh cũng tương đối khó. Trailing stop chỉ phù hợp với những trader chuyên nghiệp và có vốn lớn.

Trailing stop thường được dùng khi các trader bắt đầu có lãi với mục đích bảo toàn nguồn vốn và tối đa hóa lợi nhuận. Lưu ý, nếu muốn lệnh trailing stop hoạt động, yêu cầu bạn phải luôn mở phần mềm giao dịch hoặc thuê máy chủ ảo. Vì khi tắt mắt, lệnh sẽ tự động hủy.

  • Stop limit

Đây là loại lệnh được kết hợp từ 2 lệnh stop order và limit order. Khi đặt stop limit, các trader cần xác định 2 điểm giá: giá giới hạn (limit price) và giá dừng (stop price). Khi giá chạm tới mức Stop price thì lệnh sẽ trở thành sell limit hoặc buy limit. 

Stop limit là lệnh được các trader sử dụng khá phổ biến do ưu điểm của nó là giúp họ điều chỉnh được chính xác các lệnh mua/ bán. Qua đó, các nhà đầu tư có thể tự kiểm soát mức lời hay lỗ trong phạm vi chấp nhận được.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã hệ thống lại kiến thức chi tiết và đầy đủ về các lệnh trong forex. Hy vọng những chia sẻ tâm huyết của chúng tôi có thể giúp bạn giao dịch và đầu tư ngoại hối hiệu quả và dễ dàng hơn. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu đã chọn!

lạm phát
Lạm phát và Giảm phát ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch Forex?

Hiểu được tác động của lạm phát và giảm phát sẽ giúp bạn rất nhiều để thiết lập nên một chiến lược giao dịch thành công và chinh phục thị trường Forex. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được điều quan trọng: Lạm phát/ Giảm phát và ảnh hưởng của chúng lên giao dịch Forex.

Lạm phát là gì ?

Thị trường Forex, được coi là thị trường tài chính lớn nhất trên toàn thế giới, chịu ảnh hưởng bởi những biến động và điều kiện kinh tế khác nhau, chẳng hạn như lạm phát và giảm phát.

Lạm phát là một chỉ số thể hiện tốc độ tăng giá của hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế. Với việc tăng giá, thì một loại tiền tệ có thể mua ít hơn trước đây và sức mua của nó giảm xuống.

Chúng ta cần lưu ý rằng lạm phát có thể được chia thành ba loại (lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp). Hai trong số các chỉ số phổ biến thể hiện lạm phát là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI).

  1. Lạm phát do cầu kéo (demand-pull) xảy ra khi nhu cầu về hàng hoá cao hơn khả năng sản xuất hàng hoá của một quốc gia. Ngoài ra, điều này có thể xảy ra khi cung tiền tăng hoặc phá giá tiền tệ của một quốc gia.
  2. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push) xảy ra khi có sự gia tăng chi phí sản xuất, trong đó có chi phí nhân công.
  3. Mặt khác, lạm phát tích hợp (built-in) thì dựa trên kỳ vọng và cái gọi là vòng xoáy tiền lương – giá cả. Khi giá cả tăng thì mọi người sẽ kỳ vọng có nhiều tiền lương hơn; khi lương tăng thì chi phí cũng tăng theo.

Ngoài ra, còn có siêu lạm phát khi giá cả tăng với tốc độ cực kỳ chóng mặt. Siêu lạm phát thường là kết quả của chiến tranh và bất ổn xã hội, như châu Âu sau Thế chiến thứ hai, đặc biệt là Hungary, là một ví dụ rõ ràng về siêu lạm phát.

Lưu ý rằng những người nắm giữ tiền mặt sẽ bị lạm phát ảnh hưởng một cách tiêu cực; trong khi những người có tài sản, chẳng hạn như hàng hoá chứng khoán, có thể được hưởng lợi từ lạm phát. Vì thế, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc ngân hàng trung ương phải giữ mức lạm phát trong giới hạn hợp lý.

Lạm phát ảnh hưởng đến giao dịch Forex như thế nào?

Do ảnh hưởng của lạm phát đối với tiền tệ của một quốc gia, nên tỷ giá hối đoái với các loại tiền tệ khác cũng thay đổi. Lưu ý rằng hiệu ứng này thường là tiêu cực. Lạm phát cũng liên quan đến lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái; các chuyên gia cho rằng lãi suất thấp hiếm khi thu hút được đầu tư nước ngoài.

Nếu không có nhu cầu về một loại tiền tệ thì khả năng mua và bán loại tiền tệ cụ thể này sẽ thấp. Vì giá trị cảm nhận của bất kỳ đồng tiền pháp định nào cũng là quan trọng nhất, nên quốc gia với lạm phát cao vẫn có thể sở hữu một tiền tệ được mong muốn hơn trong thế giới giao dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ lạm phát cũng có thể so sánh được giữa các quốc gia.

Không chỉ có lạm phát tác động đến đầu tư và giao dịch nước ngoài mà sự ổn định chính trị của một quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng trong Forex, cũng như tăng trưởng kinh tế và mức nợ của quốc gia đó.

Giảm phát là gì?

Giảm phát là một vấn đề kinh tế khác có thể ảnh hưởng đến thế giới Forex. Giảm phát được định nghĩa là lạm phát âm hoặc tỷ lệ lạm phát xuống dưới 0%. Giảm phát dẫn đến giảm giá cả và tăng giá trị tiền tệ của một quốc gia. Giảm phát có thể do nguồn cung tiền và tín dụng của một quốc gia giảm, năng suất tăng hoặc chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, giảm phát thường xảy ra sau thời gian mở rộng tiền tệ nhân tạo.

Điều thú vị là một số cuộc khủng hoảng giảm phát quan trọng nhất trên thế giới đã xảy ra vào những năm 30 ở Mỹ, những năm 90 ở Nhật Bản và trong cuộc Đại suy thoái ở Mỹ. Tiến bộ công nghệ ngày nay cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, năng suất, chi phí và nhu cầu.

Trên thực tế, bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế toàn cầu đều ảnh hưởng đến đầu tư và giao dịch. Chúng ta cần lưu ý rằng mặc dù giảm phát có lợi cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính. Một ví dụ mà nhiều nhà kinh tế đưa ra là những người đi vay phải trả lại số tiền có giá trị hơn những gì họ đã vay. Đồng thời, giảm phát có thể mang lại lợi ích cho các công ty có dự trữ tiền mặt cao và ít nợ.

Giảm phát ảnh hưởng đến giao dịch Forex như thế nào?

Như đã nêu ở trên, giảm phát có tác động đáng kể đến nền kinh tế của một quốc gia. Mình sẽ lấy một ví dụ giảm phát tác động ra sao cho các bạn dễ hình dung nhé!

Trong thế giới Forex, các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, nếu giảm phát là do nhu cầu thấp và khả năng sinh lời kém của các doanh nghiệp, thì tiền tệ của một quốc gia có thể bị mất giá và các nhà đầu tư nước ngoài không còn ưa thích nữa.

Ngược với thiểu phát (cắt giảm lạm phát), thì tăng phát (thúc đẩy lạm phát) cũng có thể xảy ra. Ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng tăng phát được định nghĩa là hành động kích thích một quốc gia bằng cách tăng cung tiền, giảm lãi suất và áp dụng cắt giảm thuế, đặc biệt là sau một giai đoạn suy thoái tài chính.

Đó là lý do tại sao không còn nghi ngờ gì nữa, giảm phát là một động lực di chuyển trong Forex. Điều thú vị là khi giao dịch cặp USD/JPY và USD/EUR – hai cặp tiền phổ biến – thì nỗi lo giảm phát có thể thu hút các khoản đầu tư vào đồng đô la.

lạm phát

Cách theo dõi lạm phát và giảm phát trong Forex

Lạm phát và giảm phát là hai hiện tượng quan trọng có thể ảnh hưởng đến giao dịch Forex và các nỗ lực đầu tư khác. Việc theo dõi các thông báo tin tức và dữ liệu toàn cầu là điều cần thiết để giúp các bạn hiểu tác động của lạm phát/ giảm phát đối với chiến lược/ mục tiêu giao dịch của mình. Các bạn hãy:

  • Kiểm tra các trang web về giao dịch Forex và của các ngân hàng trung ương khác nhau. Đừng quên rằng các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tiền tệ một cách trực tiếp đó nhé!
  • Nhớ rằng không chỉ tỷ lệ lạm phát quan trọng mà còn cả tin tức thị trường và kỳ vọng trước khi phát hành dữ liệu chính thức cũng quan trọng không kém!
  • Đừng quên rằng giảm phát và lạm phát cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch Forex!
  • Xem xét các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thị trường Forex, chẳng hạn như chính trị, thương mại toàn cầu và các vấn đề xã hội!

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về lạm phát và giảm phát là gì? cũng như tầm ảnh hưởng của nó đến Forex như thế nào. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn trong quá trình giao dịch, Chúc bạn giao dịch thành công!

SPDR Gold Trust
Quỹ vàng SPDR là gì? Những điều cần biết về quỹ vàng SPDR Gold Trust

Quỹ vàng SPDR hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm trong giới đầu tư tài chính với sự uy tín và lớn mạnh của mình. Đây được xem là quỹ ủy thác đầu tư vàng hàng đầu thế giới với sự uy tín và chất lượng luôn được đánh giá cao. Như vậy, quỹ SPDR hay quỹ SPDR Gold Trust là gì? Các trader hãy theo dõi những thông tin chi tiết cùng với cách sử dụng SPDR Gold Trust trong quá trình giao dịch vàng hấp dẫn ở bài viết sau đây nhé.

Quỹ vàng SPDR là gì?

Quỹ SPDR có tên gọi đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Depository Receipt. Hiểu một cách đơn giản thì quỹ này là một loại chứng chỉ úy thác Standard & Poor’s 500 (S&P 500). Ngoài ra, nó còn được gọi là quỹ Spider bởi vì cách phát âm của nó khá giống với Spider.

Quỹ vàng SPDR được State Street Global Advisors quản lý với mục đích đó là theo dõi các chỉ số S&P 500. Loại chứng chỉ ủy thác này sẽ được hoạt động dựa vào các loại chứng khoán thuộc Standard & Poor’s 500.

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là quỹ tín thác được điều hành bởi State Street Global Advisors – tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới. SPDR Gold Trust là quỹ tín thác lớn thứ 6 tại Hoa Kỳ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Do ưu thế về khối lượng vàng lớn nên những động thái mua/bán quỹ SPDR Gold Trust đều có tác động nhất định đến thị trường nói chung.

Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu, cho phép nhà đầu tư mua/bán trên thị trường giao dịch. Theo đó, SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC.

Sau đó, GLD phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua bán ngay, bán khống hoặc mua ký quỹ.

Đặc điểm quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR sở hữu các đặc điểm sau:

  • Quỹ vàng SPDR được niêm yết trên sàn NYSE Arca với mã GLD giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường vàng thỏi mà không cần tích trữ vàng vật lý, có thể dễ dàng giao dịch qua sàn chứng khoán để sinh lời.
  • SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC. Vì thế, chi phí quản lý thấp hơn so với các quỹ ETF vàng khác, chỉ 0.4% hàng năm.
  • Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao, có thể giao dịch bất kỳ lúc nào trong giờ hoạt động của sàn NYSE Arca.

Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì quỹ vàng SPDR cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Do quỹ vàng SPDR không phải là một công cụ bảo hiểm cho rủi ro lạm phát hay suy thoái kinh tế nên giá vàng có thể dễ bị biến động khó lường do nhiều yếu tố khác nhau.
  • Quỹ vàng SPDR có thể đối mặt với các rủi ro về pháp lý nếu có sự thay đổi trong luật định hoặc tranh chấp sở hữu vàng trong kho lưu trữ.
  • Không phản ánh đúng hoàn toàn giá trị vàng thực tế sai số giữa giá cổ phiếu GLD và NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ.

Ảnh hưởng SPDR đến thị trường vàng

Thực tế, SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng nói chung. Bởi SPDR là quỹ ETF đầu tư hiệu quả cho mọi người mà không cần mua/bán vàng vật chất. Và việc tăng cầu mua vàng thì sẽ đẩy giá vàng lên cao do thể hiện cung cầu của thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư mua/bán vàng theo xu hướng thị trường thì sẽ gây ra các biến động lớn, tạo áp lực bán tháo, mua ồ ạt vàng vật chất, ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng.

Ví dụ là vào ngày 25/4/2008, quỹ SPDR đã bán ra 20.5 tấn vàng, đẩy giá vàng trên thế giới xuống mức thấp nhất trong 1 tháng, chỉ còn 900 USD/ounce. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tụt theo, hơn 200.000 đồng so với trước đó.

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust sẽ có ba dạng biểu đồ mà nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tổng khối lượng vàng mà SPDR đang nắm giữ.

SPDR Gold Trust

  • Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Là biểu đồ chi tiết nhằm biết được ngày nào SPDR Mua vào, ngày nào SPDR bán ra. Trong đó, màu xanh là mức mua, màu đỏ là mức bán.

SPDR Gold Trust

  • Biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Là biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột (thể hiện khối lượng SPDR giao dịch trong 1 ngày) và biểu đồ đường (thể hiện giá vàng thời điểm hiện tại, chỉ cần đưa chuột vào bạn sẽ thấy giá vàng ngày hôm đó là bao nhiêu USD/Ounce).

SPDR Gold Trust

Biểu đồ cột và đường kết hợp sẽ giúp nhà đầu tư cập nhật giá vàng ở thời gian thực, đồng thời phân tích hoạt động mua bán của SPDR có tác động lên giá vàng hay không.

SPDR Gold Trust

Xem biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi giao dịch quỹ vàng SPDR thì nhà đầu tư có thể sử dụng biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định đầu tư. Dưới đây là chi tiết một số biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để bạn có thể tham khảo:

SPDR Gold Trust

SPDR Gold Trust

Thực tế, nhà đầu tư cần xem xét mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Quỹ SPDR có tác động gì đến thị trường vàng?

Tác động của quỹ SPDR Gold Trust đến thị trường vàng có lẽ là điều mà ai cũng sẽ nhận ra. Cụ thể như vào năm 2008, quỹ này đã bán ra thị trường số lượng vàng vô cùng lớn lên đến 20,5 tấn. Điều này đã khiến cho giá vàng ở trên toàn thế giới sụt giảm xuống mức thấp nhất chỉ trong 1 tháng. Tại Việt Nam, giá vàng SJC cũng suy giảm hơn 200.000 VND so với trước đó.

Vì vậy, ó thể nhận thấy chỉ cần với một biến động nhỏ thôi thì quỹ vàng SPDR sẽ khiến cho thị trường vàng của toàn thế giới lay chuyển theo. Theo như nhận định của nhiều tỷ phú, quỹ này còn có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng ở châu Mỹ và châu Âu.

Lưu ý khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Quỹ SPDR không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá vàng, mà còn có nhiều yếu tố khác như lạm phát, lãi suất, đồng USD, tình hình chính trị, kinh tế, dịch bệnh,.. Vì thế, bạn cần đánh giá thị trường toàn diện trước khi đầu tư.
  • Theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust chỉ là một phương pháp giao dịch nhằm dự đoán giá vàng. Phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định, vì thế nhà đầu tư cần phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, tránh mạo hiểm vào lệnh.
  • Dữ liệu báo cáo SPDR Gold Trust chỉ có sau 1 ngày nên nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được SPDR Gold Trust đã hành động như thế nào vào ngày đó cho đến tận ngày hôm sau, nếu tính theo thị trường Việt Nam. Nên nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.
  • Quỹ SPDR có thể không phản ánh chính xác giá thị trường của vàng, vì có thể có sai số giữa giá cổ phiếu GLD và giá NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ. Bạn nên xem xét cả hai giá trị này khi theo dõi quỹ SPDR.

Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về quỹ vàng SPDR mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các trader. Có thể thấy trên phạm vi toàn cầu, quỹ SPDR Gold Trust nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi sự lớn mạnh, phổ biến cũng như sự uy tín của mình. Vì vậy, với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ hiểu rõ hơn về quỹ SPDR và biết cách sử dụng SPDR Gold Trust trong giao dịch vàng một cách hiệu quả nhất nhé.

Bid và Ask
Bid Ask là gì? Mối quan hệ giữa Bid & Ask trong forex

Bid và ask đều là những thuật ngữ quan trọng mà bất cứ trader nào cũng phải nắm được khi tham gia thị trường forex. Bởi nó giúp các nhà đầu tư tính toaán được chênh lệch giá mua và bán để vào lệnh hay đóng lệnh. Vậy cụ thể bid ask là gì? Công thức tính giá Bid, Ask như thế nào? Mối quan hệ giữa Bid và Ask? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải mã chi tiết. Cùng theo dõi nhé!

Giá Bid là gì?

Không chỉ trong các sàn forex, mà tại các ngân hàng hay cửa hàng bán vàng bạc, đá quý khi nhìn vào bảng niêm yết giá của các cặp tiền tệ đều có 2 mức giá là: giá mua vào (giá bid) và giá bán ra (giá ask).

Giá Bid chính là giá mà các sàn giao dịch chấp nhận mua từ bạn và bạn sẽ bán cho sàn với giá đó nếu muốn mở hoặc đóng lệnh. Thông thường thì giá Bid sẽ được ghi trước giá Ask.

  • Ví dụ: Tỷ giá của cặp USD/CHF là 1.00470/1.00510

     -> Giá Bid = 1.00470. Với mức giá này có thể hiểu là bạn có thể dùng 1.00470 để mua 1 CHF

Giá Ask là gì?

Ngược lại với Bid thì giá Ask là giá mà sàn giao dịch chấp nhận bán ra cho bạn. Thông thường giá Ask sẽ được ghi sau và thường cao hơn giá Bid. 

  • Ví dụ: Tỷ giá của cặp USD/CHF là 1.00470/1.00510.

     -> Giá Ask = 1.00510, tức là bạn có thể bán ra 1 CHF với góa 1.00510 để thu lợi nhuận.

Giá Bid, Ask thường được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Giá thị trường,
  • Nhà môi giới (sàn giao dịch)
  • Sản phẩm giao dịch

Mối quan hệ giữa Bid, Ask và Spread trong Forex

Bid và Ask luôn tồn tại song song với nhau, thể hiện quy định mua vào và bán ra giữa các sàn giao dịch với các nhà đầu tư. Dựa vào chênh lệch giữa bid và ask, các nhà đầu tư có thể tính được spread trong forex và lựa chọn sàn giao dịch phù hợp với mình.

Bid và Ask

Hiện nay, để thu hút người chơi tham gia các sàn giao dịch đã dần thu hẹp khoảng cách giữa giá Bid và Ask.Với mức spread vừa đủ, sẽ giúp sàn giao dịch không bị thua lỗ và người giao dịch cũng sẽ cắt giảm được chi phí giao dịch.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít sàn “chơi lớn”, khi đưa ra giá Bid bằng giá Ask, khi đó Spread gần như bằng 0. Với mức chênh lệch thấp này sẽ có lợi cho các nhà đầu tư thích giao dịch lướt sóng scalping.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin liên quan đến giá Bid và giá Ask. Mong rằng sau những chia sẻ này, người dùng đã biết được bid ask là gì và mối quan hệ giữa bid, ask và spread trong forex. Từ đó có thể chọn được sàn giao dịch và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

phí swap
Phí swap là gì? Cách tận dụng phí qua đêm trong forex

Khi giao dịch forex trên các sàn chắc chắn bạn đã nghe qua đến swap (phí qua đêm). Vậy bạn có biết Swap là gì? Cách tính phí swap trong forex và làm thế nào để tận dụng swap trong quá trình giao dịch forex? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Swap là gì?

Swap hay còn gọi là phí qua đêm, là phần chi phí các nhà đầu tư phải trả cho sàn forex nếu muốn giữ một vị thế qua đêm. Hay swap là khoản lãi mà bạn kiếm được hoặc phải trả khi thực hiện giao dịch qua đêm.

Khi giao dịch ngoại hối là chúng ta sẽ mua bán cặp tiền tệ và mỗi loại tiền sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Khi giữ một cặp tiền qua đêm sẽ xảy ra tình trạng chênh lệch lãi suất. Nếu lãi suất cặp tiền mua cao hơn lãi suất cặp tiền bán, các nhà đầu tư sẽ nhận được phí qua đêm. Ngược lại nếu cặp tiền mua thấp hơn cặp tiền bán bạn phải trả khoản phí qua đêm. Mức phí này có sự khác biệt giữa các sàn giao dịch với nhau.

Cách tính phí qua đêm swap

Phí swap được tính khi phiên Mỹ đóng cửa. Tùy thuộc vào từng sàn giao dịch và tùy theo đòn bẩy sẽ có mức swap khác nhau. Các bạn có thể kiếm tra mức phí qua đêm này trên website của sàn giao dịch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra ngay trên MT4. Sau đó bạn sẽ áp dụng phí này để tính swap qua đêm như sau:

Swap = (Tỷ giá/ một point) x Khối lượng (lot) x giá trị swap theo point

Nếu kết quả swap là dương, bạn sẽ được hưởng lợi từ mức phí swap này, nếu kết quả là âm, tài khoản bạn sẽ bị trừ tiền.            

Ví dụ:

Khi giao dịch cặp tiền EUR/USD, swap cho vị thế bán là 0.01 và vị thế mua là -0.45. Nếu nhà giao dịch thực hiện bán một lô tiêu chuẩn của cặp tỷ giá này vào thứ Năm và giữ vị thế mở qua đêm, đến thứ sáu phí swap sẽ được tính như sau:

Swap = 100.000 x (0.01 x 0.0001 pip) = 0.10 USD. 

Tức là với vị thế bán này sẽ nhận được khoản lãi là 0.1 USD. 

Trong trường hợp nhà đầu tư mua vào 1 lô tiêu chuẩn của cặp tiền EUR/USD vào thứ Năm và đóng vị thế của mình vào thứ Ba, chi phi swap được tính như sau:

Swap = 100.000 x (-0.45 x 0.0001 pip) = – 4.5 USD một đêm.

Theo số liệu trên chúng ta sẽ mất mỗi đêm là 4.5 USD, và hiện tại vị thế đang giữ trong vòng 3 đêm nên phải trả khoản lãi tổng cộng là -4.5 x 3 = – 13.5 USD. 

Giả sử vị thế tương tự được đóng vào thứ Năm tuần tới , thì 1 tuần sẽ có 7 ngày, 5 ngày thường và 2 ngày cuối tuần, số tiền lãi cần trả là 7 x -4.5= – 31.5 USD.

Theo quy tắc chung của Swap cuối tuần thì phí sẽ luôn được tính cho bất kỳ vị thế nào được mở vào thứ tư. Do đó. Đối với lệnh mua từ thứ 5 – thứ 3 tuần sau sẽ không tính phí cuối tuần nên chỉ được tính 3 đêm. Nhưng khi bạn giữ qua đêm thứ 4 thì sẽ bị tính phí cuối tuần. Do đó phí sẽ bị tính phí thành 7 ngày.                                                                                                                                                                               

Thời gian tính phí swap 

Thời gian tính phí swap thông thường sẽ rơi vào khung giờ 22h00 đến 24h00. Ngoài ra tùy theo từng sàn sẽ quy định khung giờ riêng biệt. Các nhà đầu từ có thể tìm hiểu thông tin này bằng cách đọc quy định của sàn hoặc hỏi các nhân viên hỗ trợ.

Ví dụ: Thời gian tính phí swap của sàn A là 22 giờ. Nếu bạn mở vị thể lúc 21h49 sẽ bị tính phí qua đêm. Nhưng mở vào 22h01 thì sẽ không bị tính qua đêm. Khi giao dịch anh em cũng phải tìm hiểu thời gian tính phí qua đêm của sàn để căn lệnh cho chuẩn nhé!

Cách kiểm tra phí qua đêm trên MT4

Sau khi tải MT4 về máy, để kiểm tra phí qua đêm các bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau.

  • Bước 1: Vào phần mềm giao dịch forex MT4, nhấp chuột phải vào mục Market Watch ở góc trái màn hình rồi chọn cặp tiền tệ tương ứng mà các nhà đầu tư muốn kiểm tra phí swap, chọn mụa Specification.

phí swap

  • Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị ra bảng biểu bao gồm các thông số Swap long (phí mua) và swap short (phí bán)

phí swap

Cách tận dụng swap trong giao dịch Forex

Nếu bạn là một trader yêu thích giao dịch lướt sóng scalping có thể không cần quan tâm đến phí swap. Tuy nhiên nếu xác định đầu tư dài hạn bạn nên tìm hiểu về loại phí này. Để có thể tận dụng loại phí này trong giao dịch đầu tư, bạn cần chú ý các điểm sau:

  • Nên chọn giao dịch các cặp tiền tệ có swap dương

Các nhà đầu tư nên kiểm tra mức phí swap của các cặp tiền tệ trước khi thực hiện giao dịch. Nên ưu tiên lựa chọn những cặp cộng phí swap để hưởng lợi khi giao dịch qua đêm.

  • Tận dụng phí swap x3 vào ngày thứ tư

Một vài sàn Forex vào ngày thứ tư phí swap sẽ nhân 3 do đó bạn có thể kiếm được một khoản chi phí kha khá, bạn nên tận dụng yếu tố này để tiến hành giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý để stop loss giãn ra một chút tránh tình trạng bị quét lệnh bởi thời điểm này mới bắt đầu mở cửa nên phí spread sẽ dãn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm phí swap là gì, cách tính phí qua đêm tại các sàn giao dịch và một số mẹo nhỏ để các trader có thể tận dụng được phí swap trong quá trình giao dịch.

Nhìn chung nếu biết cách tính toán và nắm rõ thông tin về thời gian tính phí qua đêm các nhà đầu tư có thể thu về một khoản lợi kha khá. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các trader trong quá trình giao dịch.

Swing trading
Chiến thuật swing trading hiếu quả trong Forex

Swing trading là một trong những phong cách giao dịch forex hiệu quả, giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro ngay cả khi họ dự đoán sai thị trường. Vậy cụ thể, swing trading là gìPhương pháp giao dịch này có ưu, nhược điểm gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!

Swing trading là gì?

Swing trading là kiểu giao dịch ngắn hạn. Các lệnh giao dịch sẽ được giữ trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần với nỗ lực nắm bắt những động thái ngắn hạn của thị trường.

Mục tiêu của Swing trading là nắm bắt cơ hội kiếm lời từ sự di chuyển của giá.

Hiểu một cách khác Swing trading là việc xác định các điểm vào và ra của thị trường dựa vào phân tích kỹ thuật và price action (hành động giá) để trading có lợi nhuận.

Đây cũng là đặc điểm khác biệt của Swing trading so với Day tradingScalping ( chỉ cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật)

Giao dịch swing diễn ra trong một khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần nên trader không nhất thiết phải theo dõi liên tục

Đặc điểm của Swing trading

  • So với Day trading và Scalping, Swing trading có tần suất giao dịch ít hơn
  • Lợi nhuận lý tưởng khi trading theo phương thức Swing sẽ ở ngưỡng 12% và tỷ lệ rủi ro chấp nhận được là dưới 3%
  • Chi phí giao dịch thấp hơn so với chi phí của các phương thức giao dịch ngắn hạn khác.
  • Giao dịch Swing diễn ra trong một khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần nên trader không nhất thiết phải theo dõi liên tục để nắm bắt biến động thị trường.
  • Nhờ đó mà trader cũng không bị quá căng thẳng khi trading

Ưu – nhược điểm của swing trading

Phương pháp đầu tư nào cũng sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận đi kèm với rủi ro bởi bên trong chúng tồn tại cả 2 khía cạnh ưu và nhược điểm, swing trading cũng không ngoại lệ. Phần nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích và hạn chế phổ biến của phong cách này:

Ưu điểm của swing trading:

  • Chi phí giao dịch spread và commission (phí hoa hồng) thấp hơn rất nhiều so với phương pháp day trading và scalping.
  • Tiết kiệm được thời gian giao dịch vì không cần phải ngồi quan sát màn hình máy tính cả ngày và canh từng biến động nhỏ của đồ thị từng giây từng phút để tìm kiếm thời cơ vào lệnh. Đây được xem là lợi thế rất quan trọng giúp các nhà đầu giảm thiểu áp lực và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó các trader có thể dành thời gian cho bản thân và những công việc bổ ích khác cho cuộc sống.
  • Lợi nhuận thu được từ swing trading có thể dao động trong khoảng từ 20, 30 đến vài trăm pips trên mỗi lần vào lệnh. Việc tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn là điều rất dễ dàng nếu các swing trader nắm bắt được những biến động lớn trên thị trường.
  • Có thể chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm kiếm lợi nhuận
swing trading
swing trading

Nhược điểm của swing trading:

  • Vị thế giao dịch phải chịu rủi ro rất cao do lệnh được giữ qua đêm hoặc qua ngày cuối tuần. Nguyên nhân là khi bạn ôm lệnh qua đêm thì khả năng rất lớn vào sáng hôm sau, giá sẽ biến động lệch hướng phân tích do một tin lớn nổ; lúc này thị trường sẽ xuất hiện các khoảng trống: gap up hoặc gap down khiến bạn có thể lỗ nặng, tài khoản quay về con số 0.
  • Chi phí qua đêm sẽ cao hơn so với 2 phương pháp giao dịch scalping và day trading bởi trader sẽ phải giữ lệnh qua đêm hoặc qua ngày cuối tuần.
  • Đòi hỏi các nhà đầu tư có nhiều kỹ năng tốt trong việc phân tích và đọc hiểu tâm lý thị trường. 
  • Có thể khiến các trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh dài hạn vì phương pháp này chỉ hướng đến các giao dịch trung hạn và ngắn hạn.

Swing trading phù hợp với ai

Swing trading phù hợp với ai? Có lẽ sẽ có nhiều người phân vân không biết loại trading này phù hợp cho đối tượng nào. Và liệu bản thân có thể sử dụng hay không.

Dựa vào đặc điểm của Swing trading ta có thể thấy rằng đây là loại trading phù hợp với: Trader có nhiều kinh nghiệm và trader bán thời gian.

Đầu tiên Swing là phương thức giao dịch cần sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Các kỹ thuật này đòi hỏi trader cần có lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định để có thể đưa ra nhận định đúng đắn nhất.

Tiếp theo là giao dịch này không đòi hỏi người đặt lệnh phải theo dõi biến động thị trường liên tục cho nên sẽ thích hợp cho những trader bán thời gian hoặc có ít thời gian.

Chiến thuật swing trading trong forex

Phương pháp giao dịch với swing trading trong forex vô cùng đa dạng và phong phú, các nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn chiến thuật phù hợp với mục tiêu trade của bản thân. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số chỉ báo khi kết hợp với swing trading được cho là đơn giản và hiệu quả nhất giúp đẩy tỷ lệ giao dịch thành công lên tới 80%.

  • Fibonacci Retracement (Hồi quy Fibonacci)

Fibonacci là công cụ kỹ thuật giúp các nhà đầu tư tìm ra các mức kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá. Cụ thể, sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, giá sẽ có xu hướng hồi phục và chạm vào các mức 38,2%, 50% và 61.8% tạo thành swing low trước khi tiếp diễn xu hướng chính ban đầu.

Các swing trader có thể vào lệnh sell trong ngắn hạn khi giá giảm chạm mốc 61,8 và take profit (chốt lời) tại mức 23.6%

  • Hỗ trợ và kháng cự:

Khi đã xác định xong xu hướng thị trường, các trader thường sử dụng các đường trendline để quyết định điểm vào lệnh. Cụ thể, mức kháng cự là khu vực giá thể hiện lực mua đang mạnh hơn lực bán. Lúc này, thị trường đang tăng giá, các trader sẽ mua tại điểm phá vỡ mức kháng cự và đặt stop loss (cắt lỗ) bên dưới mức kháng cự này. 

swing trading

Tương tự, ngưỡng hỗ trợ là vùng giá cho thấy phe bán đang mạnh hơn phe mua, thị trường lúc đó đang trong xu hướng giảm, các trader sẽ xem xét vào lệnh bán tại điểm break out đường hỗ trợ và đặt stop loss bên trên hỗ trợ. Tóm lại, nguyên tắc đơn giản là mua ở khu vực kháng cự và bán ở khu vực hỗ trợ.

  • Mô hình giá

Swing Trading là phong cách đòi hỏi phải giao dịch theo xu hướng. Nếu các nhà đầu tư đảm bảo giá đang biến động mạnh và vẽ được mô hình giá trên đồ thị thì việc xác định xu hướng giờ đây đã trở nên đơn giản. Các trader cần dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã học từ mô hình báo giá đó để tìm điểm vào lệnh hợp lý.

  • MA(10) và MA(20)

Khi đường MA (10) cắt đường MA(20) lên phía trên thì bạn có thể vào lệnh buy. Khi đường MA(10) cắt đường MA(20) xuống phía dưới, các bạn vào lệnh sell.

swing trading

  • MACD giao nhau

Đường MACD là chỉ báo phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất trong việc xác định xu hướng giá. Cấu tạo của MACD bao gồm 2 đường, đường tín hiệu và đường trung bình động MACD. Khi 2 đường này cắt nhau là tín hiệu cho các trader có thể mua vào hoặc bán ra. 

  • Nếu đường MACD đi lên và cắt đường tín hiệu dự báo xu hướng tăng, các trader có thể đặt lệnh mua. 
  • Ngược lại, khi đường MACD đi xuống và cắt đường tín hiệu, điều này dự báo thị trường sẽ giảm, các nhà đầu tư nên cân nhắc mở lệnh bán. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Swing trading mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn cái nhìn bao quát về loại trading ngắn hạn đầy tiền năng này và có thể đánh giá tính phù hợp của nó với bản thân. Chúc bạn thành công!

Scalping
Chiến lược đánh Scalping hiệu quả trong Forex

Phương pháp giao dịch “lướt sóng” scalping là phong cách giao dịch được nhiều trader yêu thích. Nếu bạn tò mò muốn biết scalping là gì, có nên giao dịch theo scalp không…thì bài viết này là dành cho bạn nhé!

Scalping là gì?

Scalping là một thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động “lướt sóng”, đề cập đến việc giữ lệnh trong vài giây hay vài phút. Cụ thể hơn, đây là phương pháp giao dịch forex ngắn hạn và thường xuyên, thực hiện bằng cách mở và đóng nhiều giao dịch trong ngày để kiếm lợi nhuận nhỏ.

Scalping là một trong những phong cách giao dịch phổ biến với các trader mới. Những trader giao dịch theo phong cách này được gọi là scalper. Mục tiêu chính của các scalper là “lướt sóng” vào những giờ bận rộn nhất, thu lãi từ một vài pip đến vài chục pip và thoát ra khỏi thị trường ngay lập tức.

Thông thường, họ thu lợi nhuận từ 5-10 pips từ mỗi giao dịch và lặp lại quá trình này nhiều lần trong ngày. Nhiều giao dịch có lợi nhuận nhỏ gộp lại với nhau sẽ giúp các trader thu được mức sinh lời tương đối lớn.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp scalping

Bất kỳ phương pháp nào cũng có hai mặt, đi kèm với ưu điểm thì scalping cũng tồn tại một số hạn chế đáng chú ý. Đó là những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ qua phần bài viết dưới đây nhé!

Ưu điểm

Ưu điểm khi giao dịch theo phương pháp Scalping:

  1. Nhiều cơ hội giao dịch: Scalping mang lại nhiều cơ hội giao dịch, kể cả khi thị trường đang dao động trong một khoảng giá nhỏ. Nhà giao dịch có thể thu lợi nhuận từ những biến động rất nhỏ trên thị trường. Thời gian giữ lệnh từ khi mở đến khi đóng rất ngắn, cho phép nhà giao dịch thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày.
  2. Thu lợi nhanh chóng: Trong các chiến lược khác, nhà giao dịch có thể phải chờ vài ngày hoặc vài tuần để biết lời lỗ của mình. Trong Scalping, kết quả lãi lỗ sẽ rõ ngay sau khi lệnh được đóng. Điều này giúp nhà giao dịch dễ dàng tính toán lợi nhuận mỗi ngày.
  3. Không bị ảnh hưởng từ tin tức: Scalping giúp giảm thiểu tác động của tin tức và sự kiện bất lợi đối với vị thế của bạn. Do đó, nhà giao dịch không phải lo lắng về những biến động lớn trong phiên giao dịch và có thể thoát khỏi lệnh nhanh chóng khi lỗ.

Nhược điểm

  1. Rủi ro từ thị trường: Dự đoán biến động của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn là khó khăn, đặc biệt khi áp dụng các chỉ báo kỹ thuật.
  2. Chi phí giao dịch: Scalping có thể đòi hỏi phải trả phí hoa hồng và chênh lệch giá khá cao do số lượng lệnh mở trong ngày.
  3. Rủi ro kỹ thuật: Các lỗi kỹ thuật như trượt giá, chậm trễ trong thực hiện lệnh, hay lỗi nền tảng có thể dẫn đến thua lỗ.
  4. Rủi ro từ đòn bẩy: Sử dụng mức đòn bẩy cao có thể tăng lợi nhuận, nhưng cũng làm tăng rủi ro mất vốn nhanh chóng nếu thị trường không diễn ra theo dự đoán.

Một số chiến lược giao dịch scalping hiệu quả

Việc sử dụng phong cách giao dịch scalp kết hợp với các chỉ báo khác là lựa chọn hàng đầu, giúp trader tăng tỷ lệ thành công lên tới gần 90%. Từ đó mà lợi nhuận cũng tăng theo cấp số nhân nếu bạn áp dụng đúng và có chiến thuật đóng lệnh nghiêm ngặt.

  • Sử dụng đường trung bình động

Đường trung bình động (Moving Average) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, là công cụ để giảm nhiễu biến động của giá và sự đảo ngược của xu hướng thị trường thực.

Sử dụng chỉ báo MA khi giao dịch theo scalp trong ngoại hối sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra xu hướng giá bằng cách loại bỏ biến động giá ngẫu nhiên. Qua đó, bạn có thể khai thác tốt biến động thị trường, dự đoán hướng đi và đưa ra chiến lược trading hợp lý nhất.

  • Sử dụng chỉ số RSI

Giống như MA, chỉ báo RSI là chỉ số sức mạnh tương đối được sử dụng phổ biến để phân tích đồ thị nến. Nó là một bộ dao động từ 0 đến 100 và giúp chỉ ra mức độ biến động giá gần nhất nhằm xác định vùng quá mua và vùng quá bán của cặp tỷ giá. Kết hợp các chỉ số này như một chất xúc tác giúp chiến lược giao dịch với scalp trong ngoại hối đạt hiệu quả hơn. 

  • Sử dụng chỉ báo parabolic SAR

Parabolic SAR sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá và các điểm đảo chiều theo hình parabol. Từ đó, nhà đầu tiw sẽ biết được khi nào xu hướng giá sẽ thay đổi để đóng lệnh.

Parabolic SAR nếu sử dụng trong giao dịch ngắn hạn sẽ đo lường được cá động lượng ngắn hạn từ đó sẽ tìm ra điểm đặt stoploss thích hợp nhất.

Trader forex

Những lưu ý quan trọng khi giao dịch scalping

Như đã biết thì giao dịch Scalping diễn ra trong thời gian rất nhanh chóng. Vì thế để tránh rủi ro và thua lỗ quá lớn, các scalper cần lưu ý một số đặc điểm dưới đây:

  • Đầu tiên, hãy chọn cho mình sàn môi giới uy tín. Bởi thị trường forex chưa được công nhận ở Việt Nam nên không thể đảm bảo quyền lợi của bạn trong trường hợp bị lừa đảo. Hơn nữa, phí spread và số tiền ký quỹ tại sàn cũng vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Do đó, chọn sàn giao dịch uy tín và phù hợp là bước đi thành công đầu tiên trên chặng đường khám phá thị trường của trader.
  • Thứ hai, thanh khoản cũng là yếu tố quan trọng không kém. Để trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn lưu ý chỉ nên giao dịch những cặp ngoại hối có tính thanh khoản cao thì mới có cơ hội kiếm lời cao.
  • Thứ ba, đảm bảo kết nối internet ổn định, đây là điều hết sức hiển nhiên nhưng nhiều trader thường không hay để ý. Giao dịch lướt sóng đòi hỏi nhanh và chính xác, do đó chỉ xảy ra một lỗi trục trặc nhỏ về kết nối cũng khiến bạn mất thời gian và cơ hội để vào lệnh. Từ đó mà tâm lý của bạn cũng bị trùng xuống, ảnh hưởng đến kết quả giao dịch cả ngày.
  • Thứ tư, để giao dịch nhiều lần trong ngày, bạn cần xác định trước khung thời gian đồ thị, ví dụ như biểu đồ một phút, hai phút hay năm phút vì scalping không cho phép bạn dành thời gian nghiên cứu chuyên sâu rồi mới thực hiện vào lệnh.
  • Cuối cùng, bạn không nên thả trôi chốt lời (take profit) và cắt lỗ (stop loss). Đặc biệt là phải đảm bảo luôn đặt stop loss trong mỗi giao dịch.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ phong cách giao dịch scalping là gì, đồng thời cũng phần nào trả lời được câu hỏi liệu scalp có phù hợp với các bạn không. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo phong cách nào, các bạn nên ghi nhớ lời khuyên sau “đừng tìm kiếm đâu xa, hãy tập trung vào giá vì nó là thứ phản ánh chính xác nhất những gì đang xảy ra”.

day trading
Chiến lược giao dịch Day trading hiệu quả

Day trading là phong cách giao dịch quen thuộc của nhiều trader, bởi thời gian giao dịch ngắn, không phải giữ lệnh qua đêm nên sẽ tối ưu được chi phí. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải có khả năng phân tích đồ thị nhạy bén để có thể vào lệnh với tốc độ cao mỗi ngày. Vậy cụ thể, day trading là gì? Nếu bạn muốn theo đổi phong cách giao dịch này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Day trading là gì?

Về cơ bản, day trading là phương pháp giao dịch forex ngắn hạn, hầu như tất cả các lệnh đều phải đóng lại trong ngày và không giữ lệnh qua đêm. Phương pháp này tuy diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng bạn vẫn có thể thu được mức sinh lời lớn, miễn là bạn có chiến lược đầu tư hợp lý.

Day trading là phương pháp giao dịch phù hợp với những nhà đầu tư mới vì họ đều là những người ít cọ xát và chưa có nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình những chiến lược giao dịch dài hạn rõ ràng.

Những nhà đầu tư chọn phương thức day trading được gọi là day trader, nghĩa là nhà giao dịch trong ngày. Họ mua bán ngoại tệ với mục tiêu ăn được lợi nhuận trong thời gian ngắn (trong 1 ngày), vậy nên họ còn có tên gọi khác là những nhà đầu cơ.

Đặc điểm phong cách giao dịch Day Trading

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với phong cách giao dịch lướt sóng, tuy nhiên, DayTrading vẫn có những đặc trưng riêng.

  • Thời gian giữ lệnh: Thường kéo dài vài tiếng (từ 1 – 24 tiếng), không cho phép giữ lệnh qua đêm.
  • Tần suất vào lệnh một lần: Tương đối thấp so với hình thức Scalping (giao dịch lướt sóng).
  • Khung thời gian: Day Trader thường chọn các khung thời gian ngắn như M15, M30 và H1.
  • Số lượng lệnh thực hiện trong ngày: Tùy thuộc vào chiến lược của từng trader, trung bình khoảng 5 đến 30 lệnh mỗi ngày.
  • Công cụ hỗ trợ: Day Trader thường tận dụng mức đòn bẩy cao, đặt Stop Loss (cắt lỗ) và Take Profit (Chốt lời) khá ngắn.
  • Yêu cầu đối với Day Trader: Nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian theo dõi biểu đồ, tìm kiếm cơ hội đặt lệnh, nhanh nhạy phản ứng kịp thời trước những biến động bất ngờ có thể xảy ra.
  • Phong cách: Day Trading phù hợp với các chiến lược giao dịch thuận xu hướng, ngược xu hướng hoặc các chiến lược vào vị thế kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Day Trading được sử dụng rộng rãi hơn trong thị trường ngoại hối bởi một số cặp tiền tệ có khối lượng trao đổi rất lớn.

Ưu – Nhược điểm của Day Trading

Khi tìm hiểu về bất kỳ phương pháp giao dịch nào thì việc phân tích ưu, nhược điểm của nó là điều kiện tối thiểu giúp ta có thể đưa ra nhận định một cách chính xác và khách quan nhất. Day trading cũng không ngoại lệ, phần nội dung tiếp theo sẽ trình bày chi tiết những ưu điểm và hạn chế nổi bật đáng chú ý của phương pháp này.

Ưu điểm của day Trading:

  • Mang lại nguồn lợi nhuận nhanh và chắc chắn

Do tính chất của day trading là giao dịch kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn nên khi kết thúc một ngày, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tính toán được chính xác số tiền lãi hôm nay là bao nhiêu. Điều này phù hợp với những trader không muốn chờ đợi lâu mà cần những dòng tiền thường xuyên để phục vụ cho mục đích cá nhân vì day trading sẽ giúp bạn tích lũy rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

  • Hạn chế lo lắng kéo dài

Thị trường tài chính vẫn luôn không ngừng biến động từng giây từng phút mỗi ngày. Xét trong thị trường forex, giá cả của những cặp tiền tệ rất dễ bị dao động khi một tin tức nóng hổi được tung ra; đó cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư cần phải thận trọng cao và luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng trước sự biến động bất ổn của cặp tiền tệ nào đó. Lúc này day trading là một phương pháp hữu ích giúp các trader giảm thiểu căng thẳng vì toàn bộ số lệnh được hoàn thành trong một ngày nên bạn có thể yên tâm nghỉ ngơi mà không cần bận tâm thị trường sẽ lên xuống như thế nào nữa.

Nhược điểm:

  • Cần nhiều thời gian: Daily Trader phải dành nhiều thời gian để phân tích thị trường, theo dõi biến động giá liên tục, nhanh chóng đưa ra quyết định trước các diễn biến bất thường bất cứ lúc nào.
  • Giao dịch trong trạng thái căng thẳng: Với tần suất liên tục, cường độ thường xuyên, trader rất dễ bị áp lực và căng thẳng hơn so với những nhà đầu tư theo chiến thuật dài hạn.
  • Rủi ro từ mức đòn bẩy cao: Đặc điểm của phương pháp Daily Trading là sử dụng đòn bẩy cao để đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua những biến động nhỏ. Đòn bẩy cao đồng nghĩa với rủi ro lớn.
  • Không phù hợp với các trader mới: Vì đòi hỏi khả năng phân tích thị trường nhanh, sự nhanh nhạy và tốc độ xử lý linh hoạt các tình huống bất ngờ nên Day Trading chỉ dành cho những trader có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.
  • Không thu được lợi nhuận cao như Long Term Trading: Việc tập trung nghiên cứu một loại tài sản chính và có tầm nhìn chiến lược lâu dài thay vì chạy theo đồng tiền mỗi ngày sẽ đem lại cho họ cơ hội lợi nhuận hấp dẫn hơn.
  • Bất lợi về đóng thuế: Các Day Trader thường gặp bất lợi về vấn đề đóng thuế hơn so với những nhà đầu tư dài hạn (trên 1 năm).
  • Yêu cầu nguồn vốn kha khá: Bản chất giao dịch theo ngày Day Trading là thu về nhiều khoản nhỏ từ các lệnh mở đóng riêng rẽ gộp lại với nhau. Do vậy, để “tích tiểu thành đại”, để có mức sinh lời hấp dẫn, số vốn của trader cũng phải tương đối lớn.

Trader nào phù hợp với phong cách giao dịch Day Trading?

Day Trading cũng có những hạn chế nhất định, do vậy phương pháp này không dành cho tất cả các nhà đầu tư. Để tận dụng thành công lợi thế của phương pháp Day Trading, một trader phù hợp cần có những yếu tố sau:

  • Có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng: Để đặt lệnh nhanh chóng trong thời gian ngắn, trader phải có kiến thức về quản lý vốn, quản lý rủi ro và cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật thành thạo.
  • Có nhiều thời gian cho việc đóng mở lệnh mỗi ngày: Do thời gian giao dịch tương đối ngắn, khối lượng lệnh nhiều nên các Day Trader buộc phải dành nhiều thời gian để phân tích thị trường, theo dõi hành động của giá.
  • Tính kỷ luật cao, tâm lý vững vàng: Giá biến động rất nhanh do khung thời gian ngắn. Do vậy, nếu không có tính kỷ luật cao, tâm lý kiên định, nhà đầu tư rất dễ bị Fomo, đóng lệnh khi giá chỉ “test xu hướng”. Đặc biệt, không có tâm lý vững vàng, trader sẽ rất dễ rơi vào tình trạng gồng lãi, gồng lỗ.
  • Mục tiêu thu lợi nhuận nhanh: Chiến thuật Day Trading phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích sự linh hoạt, thích kiểu đầu tư đánh nhanh thắng nhanh, muốn trông thấy lợi nhuận và thua lỗ ngay trong ngày.
  • Có đủ số vốn: Có số vốn tương ứng với rủi ro trader có khả năng chịu sẽ giúp đảm bảo an toàn cho tài khoản, hạn chế tâm lý tiêu cực khi vào lệnh, cam kết một mức lợi nhuận tiềm năng và cân bằng được các chi phí tối thiểu phải trả cho sàn môi giới.

Trader forex

5 Chiến lược Day Trading hiệu quả

Để thành công với phong cách giao dịch trong ngày Day Trading, nhà đầu tư cần xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp. Trading Daily có rất nhiều chiến lược đầu tư đa dạng khác nhau, trader có thể chọn một phương pháp phù hợp nhất hoặc kết hợp linh hoạt nhiều chiến thuật để đảm bảo mức lợi nhuận hấp dẫn và rủi ro được giảm thiểu đáng kể.

Swing Trading 

Swing Trading cho phép vị thế đóng mở lệnh kéo dài từ một đến vài ngày, thậm chí là vài tuần để kiếm lời từ chênh lệch giá. Theo đó, các Swing Trader sẽ sử dụng các mô hình giá, tiến hành phân tích kỹ thuật để nắm bắt thời cơ vào lệnh tiềm năng.

  • Giá di chuyển trong xu hướng tăng: Vào lệnh mua ở vùng hỗ trợ, đóng lệnh tại khu vực kháng cự.
  • Giá di chuyển trong xu hướng giảm: Vào lệnh bán ở vùng kháng cự và kết thúc đóng lệnh tại khu vực hỗ trợ.

Swing Trading đem lại tiềm năng lợi nhuận cao nhưng rủi ro tương đối lớn. Chiến thuật này phù hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có nhiều kiến thức, kỹ năng phân tích và trải nghiệm đầu tư, đủ kiên nhẫn và bình tĩnh khi vào lệnh đầu tư.

Arbitrage 

Arbitrage là phương pháp giao dịch hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá tạm thời. Hiểu đơn giản, Arbitrage là việc mua một cặp tiền tệ ở thị trường này rồi bán lại ở thị trường khác với giá cao hơn để hưởng lợi nhuận chênh lệch.

Chiến lược này đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro rất thấp bởi trader hoàn toàn được phép lựa chọn thời điểm bán để thu lãi khi nhận định giá thị trường đang ở mức tốt.

Arbitrage yêu cầu các trader phải có kỹ năng mua bán nhanh trên thị trường ngoại hối để đảm bảo mức lợi nhuận tiềm năng.

Scalping

Scalping hay giao dịch lướt sóng là chiến thuật gần tương tự như Day Trading. Theo đó, Scalping cho phép nhà đầu tư thực hiện liên tục nhiều lệnh trong ngày để tìm kiếm các mức sinh lời nhỏ. Lợi nhuận được tích lũy dần tự sự chênh lệch pip rất nhỏ trong mỗi vị thế.

Thời gian giữ lệnh trong Scalping có thể tính bằng đơn vị ngày (thị trường chứng khoán) hoặc từ vài giây đến vài phút (thị trường Forex).

Để Scalping thành công, trader buộc phải thực hiện mở và đóng nhiều lệnh trong một ngày, tập trung cao độ, phản xạ nhanh và có khả năng dự đoán xu hướng chính xác.

Trading News

Trading News là phương pháp giao dịch tin tức, trader phán đoán giá vào lệnh dựa trên các tin tức kinh tế, chính trị xảy ra trong ngày. Theo đó, Trading News yêu cầu nhà đầu tư xác định đường hỗ trợ và kháng cự trước, sau đó chờ tin ra để dự đoán đà tăng hay giảm trong tương lai của giá.

Tin tức là một phần không thể thiếu khi lựa chọn phương pháp Day Tradeing. Do vậy, trader cần theo dõi thường xuyên các tin tức trước khi đưa ra quyết định mua hoặc bán với phương pháp này.

AI (Artificial Intelligence)  

AI hay Artificial Intelligence chính là trí tuệ nhân tạo, phương pháp này cho phép các nhà đầu tư sử dụng các đoạn mã lập trình sẵn để vào vị thế.

Vì việc dự đoán sẽ được các robot lập trình sẵn làm nên AI chính là trợ thủ đắc lực cho nhiều Day Trader hoàn thành các lệnh đóng mở trong ngày mà không cần quá bận tâm đến việc tính toán hay phân tích các biến động của thị trường.

Kết luận

Day trading là phong cách giao dịch giúp các nhà đầu tư thu được rất nhiều lợi nhuận. Nếu cảm thấy đây là phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân thì hãy kiên trì theo đuổi, chắc chắn thành công sẽ tìm đến với bạn. Nhưng cũng nên lưu ý rằng, trading forex là môi trường kiếm tiền đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm thật sự, hoàn toàn không phải là con đường dành cho những người muốn làm giàu nhanh. Chúc bạn may mắn!

FOMC
FOMC là gì? Tác động của FOMC đối với thị trường là gì?

Đối với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, việc theo dõi những biến động của tiền tệ là cực kỳ quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời khi họ tiến hành giao dịch. Sự biến động của tiền tệ trên thị trường tài chính buộc các nhà đầu tư phải quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy thông tin về cuộc họp FOMC là một tin tức có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Vậy hãy tìm hiểu FOMC là gì và tác động như thế nào đến thị trường nhé.

FOMC là gì?

FOMC (Federal Open Market Committee) là ủy ban chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve), được thành lập vào năm 1913. FOMC là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và được giao trách nhiệm về việc duy trì ổn định giá cả, giữ cho nguồn cung tiền tệ ở mức đủ và ổn định, và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung.

Thành phần của FOMC

Uỷ ban thị trường mở Liên bang FOMC bao gồm tất cả 12 thành viên.

Trong đó có:

  • 7 thành viên đến từ Hội đồng Thống đốc
  • 5 thành viên khác sẽ được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các ngân hàng khu vực.

Tất cả 12 chủ tịch của ngân hàng khu vực đều sẽ được tham dự tại những cuộc họp của FOMC, tuy nhiên chỉ có 5 người được quyền tiến hành bỏ phiếu. Chủ tịch của cục dự trữ liên bang Fed New York luôn có mặt bởi New York không những được xem là trung tâm tài chính truyền thống của nền kinh tế Mỹ mà mọi giao dịch mua bán trái phiếu của cục dự trữ liên bang Fed đều được thực hiện tại quầy giao dịch của Fed New York. Bốn thành viên khác của FOMC là những Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, họ sẽ được phục vụ một năm nhiệm kỳ dựa trên cơ sở luân phiên.

Nhiệm vụ và chức năng của FOMC

Nhiệm vụ chính của FOMC là duy trì ổn định giá cả và giữ cho nguồn cung tiền tệ ở mức đủ và ổn định. FOMC sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu này, bao gồm việc điều chỉnh lãi suất, mua và bán các chứng khoán và thay đổi các yếu tố tín dụng.

Cuộc họp của FOMC (FOMC Meeting)

FOMC họp bốn lần một năm, thường là vào cuối các tháng 1, 3, 6 và 9. Cuộc họp của FOMC thường kéo dài hai ngày và diễn ra tại trụ sở của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại Washington DC. Cuộc họp bao gồm hai phần chính: phần công khai và phần không công khai. Phần công khai bao gồm tường thuật cuộc họp, trong đó các thành viên của FOMC trao đổi về tình hình kinh tế và quyết định chính sách tiền tệ. Phần không công khai bao gồm các cuộc họp bên lề giữa các thành viên của FOMC và các nhà phân tích kinh tế.

Tầm quan trọng của cuộc họp FOMC

Cuộc họp FOMC là một trong những sự kiện kinh tế quan trọng nhất được theo dõi cẩn thận bởi các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế trên toàn thế giới. Quyết định chính sách tiền tệ của FOMC có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi liên quan đến quyết định về lãi suất. Một quyết định của FOMC về lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa, thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái và nhiều yếu tố khác của nền kinh tế.

Khi nào biên bản cuộc họp của FOMC được công bố?

Biên bản FOMC là một bản thực hiện ghi chép chi tiết cuộc họp về chính sách được tổ chức 2 tuần trước đó. Đồng nghĩa Biên bản cuộc họp FOMC sẽ được công bố sau 2 tuần khi cuộc họp gồm 12 thành viên FOMC diễn ra.

Các biên bản về cuộc họp mang đến cái nhìn sâu sắc về lập trường của FOMC với chính sách về tiền tệ, do đó những nhà đầu tư hoặc giao dịch tiền tệ thường sẽ nghiên cứu chúng một cách cẩn thận để tìm ra được những cơ hội vàng giao dịch trên thị trường.

Với giờ mùa hè, biên bản cuộc họp FOMC sẽ được tiến hành công bố vào 1 giờ sáng thứ 5 theo giờ Việt Nam.

Còn với giờ mùa đông, lịch làm việc sẽ chậm trễ hơn 1 tiếng, nên biên bản FOMC sẽ được công bố lúc 2 giờ sáng thứ 5 theo giờ Việt Nam.

Các cuộc họp thường diễn ra tại Washington và có thể tiến hành họp qua điện thoại hoặc video call, có thời gian từ 1-2 ngày.

Nếu như họp 1 ngày thì thường bắt đầu từ 8h30 sáng thứ Ba và kết thúc vào lúc 13h hoặc 14h cùng ngày

Nếu cuộc họp diễn ra 2 ngày sẽ thảo luận về 1 chủ đề đặc biệt, thường bắt đầu từ buổi chiều của ngày hôm trước và kết thúc vào 14h chiều ngày hôm sau.

Những tin tức mà FOMC công bố có quan trọng không?

Khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED duy trì quan điểm về thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như tiến hành tăng lãi suất cơ bản thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá

Nếu FED tỏ ra quan tâm tới sức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ hơn là vấn đề lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay tiến hành cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được xem là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau thường sẽ tác động trực tiếp tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối và các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho đến lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

Mức lãi suất thường tác động trực tiếp đến nền kinh tế, bởi khi mức lãi suất cao sẽ có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại thì mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố quan trọng kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế.

Các cặp ngoại tệ nào ảnh hưởng mạnh bởi biên bản họp của FOMC

Giống như những quyết định về lãi suất của FED, Biên bản cuộc họp FOMC cũng rất quan trọng.

Từ những kết quả được công bố bởi FOMC, thị trường tiền tệ sẽ nói chung và đồng USD nói riêng sẽ có những biến động rất mạnh.

Mức độ dao động lớn nhất của các các cặp ngoại tệ được các nhà giao dịch quan tâm hơn cả đó là GBP/USD, EUR/USD, AUD/USD và Vàng (XAU/USD).

cặp tiền tệ

So sánh NonFarm và FOMC

NonFarm và FOMC là hai sự kiện kinh tế quan trọng được theo dõi bởi các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế trên toàn thế giới. NFP là chỉ số thị trường lao động của Hoa Kỳ, được công bố vào mỗi tháng, cung cấp thông tin về số lượng việc làm mới được tạo ra trong kinh tế Hoa Kỳ. Trong khi đó, FOMC là cuộc họp của ủy ban chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, quyết định về chính sách tiền tệ và lãi suất.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về FOMC, hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về Ủy ban Thị trường mở Liên bang FOMC.