chính sách Diều hâu và Bồ câu
Chính sách Diều hâu và Bồ câu là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng?

Trong thế giới tài chính, các thuật ngữ “Diều hâu” và “Bồ câu” thường được sử dụng để mô tả hai phong cách chính sách tiền tệ khác nhau mà ngân hàng trung ương có thể áp dụng. Cả hai đều có những ảnh hưởng quan trọng đến giá vàng, một tài sản trú ẩn an toàn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời kỳ bất ổn kinh tế. Vậy trong bài viết này sẽ giải thích chi tiết hơn cho các bạn nhé!

Chính sách Diều hâu là gì?

Chính sách Diều hâu, hay còn gọi là Hawkish, là một chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương áp dụng nhằm kiểm soát lạm phát. Khi một ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách Diều hâu, họ có thể tăng lãi suất để giảm nguồn cung tiền trong nền kinh tế, qua đó hạn chế lạm phát. Chính sách này thường được sử dụng khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh và có nguy cơ lạm phát cao.

Hình tượng diều hâu thường là đại diện cho cái nhìn xuống và u tối như màu đen của con diều hâu vậy. Nó thể hiện cái nhìn bi quan và theo hơi hướng an toàn.

Chính sách Bồ câu là gì?

Ngược lại, chính sách Bồ câu, hay Dovish, là chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn, trong đó ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc sử dụng các biện pháp khác để thúc đẩy đầu tư và chi tiêu. Chính sách này thường được áp dụng khi nền kinh tế đang yếu kém hoặc đang trong tình trạng suy thoái, với mục tiêu là kích thích tăng trưởng kinh tế.

Chính vì vậy mà người ta ví von những người thuộc nhóm này là những người có cái nhìn lạc quan và hướng lên giống như hình ảnh con chim bồ câu vậy.

Ảnh hưởng đến giá vàng

Giá vàng thường phản ứng mạnh mẽ với các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Khi ngân hàng trung ương áp dụng chính sách Diều hâu và tăng lãi suất, đồng tiền thường trở nên mạnh hơn và lãi suất thực tăng cao. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vì vàng là tài sản không sinh lời, dẫn đến việc giá vàng giảm.

Trong khi đó, chính sách Bồ câu thường làm suy yếu đồng tiền và giảm lãi suất thực, làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát và bảo toàn giá trị. Do đó, khi ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách Bồ câu, giá vàng thường tăng.

Ví dụ về chính sách Diều hâu và Bồ câu

Hiểu rõ về 2 chính sách này cũng như cách chúng ảnh hưởng đến giá vàng có thể giúp nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường vàng đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác hơn.

  • Năm 2020: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Fed đã sử dụng chính sách Bồ câu bằng cách giảm lãi suất xuống gần 0 và tung ra gói cứu trợ 2.300 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều này đã thúc đẩy giá vàng tăng từ 1.700 USD lên vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
  • Năm 2022: Để hạn chế lạm phát đang leo thang, Fed áp dụng chính sách Diều hâu và tăng lãi suất mạnh mẽ, làm giá vàng giảm từ mức cao gần 2.075 USD/ounce xuống còn khoảng 1.615 USD/ounce vào tháng 9 năm 2022.

chính sách Diều hâu và Bồ câu

Những ví dụ này cho thấy rằng các quyết định chính sách của Fed có thể tác động đáng kể đến giá vàng. Các nhà đầu tư cần lưu ý những thông tin quan trọng từ phát biểu của các quan chức Fed cũng như các ngân hàng trung ương khác để có thể phản ứng kịp thời với các biến động trên thị trường vàng.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức rất căn bản về kinh tế vĩ mô có liên quan đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương. Từ đây khi gặp các thuật ngữ có liên quan đến các chính sách tiền tệ thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được và nắm bắt một cách nhanh chóng.

giá vàng
7 yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Trên thị trường, vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Có thể với người tiêu dùng vàng chỉ là trang sức, phụ kiện làm đẹp nhưng với nhà đầu tư thì vàng chính là thước đo tiêu chuẩn giá trị cho các loại tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng qua bài viết dưới đây nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Tác động của đồng USD đến giá vàng

Đồng USD cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Theo các chuyên gia, giá vàng và tiền tệ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, khi đồng USD tăng, giá vàng sẽ giảm xuống và ngược lại.

Sự suy giảm tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh thế, kéo theo đó là sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Họ sẽ dần chuyển sang dòng tiền tệ khác hoặc dùng vàng làm công cụ trao đổi hàng hóa.

Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến giá vàng

Lạm phát và lãi suất cũng là yếu tố tác động rõ rệt đến xu hướng của giá vàng. Về lý thuyết, lãi suất và giá vàng có mối quan hệ nghịch biến với nhau, cụ thể:

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương giảm, nguồn cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng, kéo theo đó là tình trạng lạm phát tăng. Khi thời điểm lạm phát xảy ra, nhà đầu tư sẽ mua vàng tích trữ nhiều hơn đồng nghĩa giá vàng cũng vì thế mà tăng cao.

Nếu lãi suất của ngân hàng trung ương tăng sẽ làm giảm giá vàng, do sự gia tăng về cạnh tranh từ các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng, lãi suất tăng làm trái phiếu và nhiều khoản đầu tư có lợi nhuận ổn định trở nên hấp dẫn. Vì thế, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư như trái phiếu, các quỹ ETF,… Lúc này, vàng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Ngược với lãi suất, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư phát sinh tâm lý tìm đến vàng để bảo tồn giá trị. Khi đó, giá vàng càng ở ngưỡng cao sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai.

fed

Chính sách và phương thức hoạt động của ngân hàng trung ương

Tại mỗi quốc gia, các ngân hàng trung ương sẽ đảm nhiệm trọng trách hoạch định về các chính sách tiền tệ. Những chính sách mua – bán vàng của ngân hàng trung ương có thể gây ra những tác động đáng kể đến giá vàng. Vàng sẽ trở nên khan hiếm và có giá trị hơn nếu ngân hàng trung ương thực hiện giao dịch mua nhiều hơn bán.

Nới lỏng định lượng (QE) là phương thức ngân hàng trung ương dùng để kích thích kinh tế đầu tư. Đây là chiến lược mua chứng khoán nhằm tăng cung tiền, khuyến khích các ngân hàng khác cho vay. Một số ngân hàng trên thế giới đang áp dụng cách này như: FED, ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng Anh, ngân hàng trung ương Châu Âu,…

Hoạt động của các quỹ giao dịch trao đổi ETF vàng

Các quỹ ETF như SPDR Gold Shares (GLD) và iShares Gold Trust (IAU) cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Các quỹ ETF này cho phép nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ được quỹ cung cấp.

Hiện nay cả GLD và IAU đều đang nắm giữ một khối lượng vàng vô cùng lớn. Giá vàng sẽ bị ảnh hưởng bởi hai quỹ, khi nhà đầu tư giao dịch mua – bán ồ ạt các chứng chỉ.

Yếu tố khủng hoảng kinh tế – chính trị toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế – chính trị là yếu tố đầu tiên gây ra những biến động về giá vàng. Thời điểm tình hình kinh tế không ổn định làm cho giá trị đồng tiền có sự thay đổi và lúc này vàng sẽ được hưởng lợi khi trở thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Lúc này, giá vàng sẽ có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định trở lại thị trường được phục hồi.

Mối quan hệ giữa dầu và giá vàng

Vàng và dầu đều được định giá bằng đồng USD, thế nên chúng luôn có sự tương quan nhất định với nhau. Mối tương quan này chỉ tồn tại, khi giá dầu bị biến động bởi tác động của đồng USD. Còn nếu khi giá dầu biến động từ một yếu tố khác thì rất khó khẳng định vàng và dầu có mối tương quan với nhau.

Quan hệ giữa nguồn cung – cầu vàng ảnh hướng tới giá vàng

Trên thực tế, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên quy luật cung – cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Tuy nhiên, từ 20 năm về trước các thợ đào vàng đã phải đào sâu hơn để tìm kiếm nguồn vàng chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối vật với các yếu tố nguy hiểm, tác động từ môi trường,… Cũng vì thế, mà chi phí sản xuất vàng tăng cao dẫn đến giá vàng tăng.

Vàng là một loại tài sản đầu tư được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Nhưng để đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng được kể trên. Từ đó kết hợp cùng các sự kiện trên thị trường tài chính, nhà đầu tư sẽ xây dựng được những chiến lược thông minh, nhạy bén.

Kết luận:

Bên trên là 7 yếu tố tác động đến giá vàng mà một nhà giao dịch nào khi tham gia vào thị trường điều phải nắm rõ. Mong rằng bài viết này hữu ích cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!