Category blog Giao Dịch

kinh nghiệm giao dịch
Những kinh nghiệm giao dịch được trader đi trước đúc kết lại

Ai trong số trader chúng ta rồi cũng sẽ có lần nói giá như. Giá như ta biết biết được điều này hay điều kia sớm hơn. Nhưng trong trading không cho bạn cơ hội để nói giá như. Và có những sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt.

1. Phần lớn các nhà giao dịch đều bị mất tiền trước khi kiếm được lợi nhuận

Đây là thực tế rất rõ ràng trong trading nhưng có những anh em trader (trong đó có mình) giao dịch cả năm trời mới ý thức được điều này.

Nhưng nếu bạn mới giao dịch thì bạn nên biết điều này, vì nó sẽ định hình lại tư duy cho bạn và tư duy này rất quan trọng trong quá trình giao dịch của bạn sau này. Thua lỗ là điều bình thường và thực tế nó rất dễ xảy ra. Trading là nghề có tính xác suất cao và để kiếm dược lợi nhuận, đòi hỏi trader cần có rất nhiều yếu tố đi kèm. Trước lúc đó thì thua lỗ liên tục là điều rất bình thường mà trader phải chấp nhận.

Nên phần lớn trader đều sẽ mất tiền. Đừng bước vào trading nếu bạn có tư duy kiếm tiền nhanh. Bởi vì bạn cần một quá trình đến vài năm học hỏi, nghiên cứu và rèn luyện để có được những kỹ năng, kinh nghiệm và cách thức để kiếm tiền.

2. Nên kiếm nhiều lợi nhuận hơn thua lỗ trong một chiến lược giao dịch

Thực tế, những trader thành công vẫn thoải mái kiếm lợi nhuận mặc dù số giao dịch thắng của họ không nhiều. Nhưng mỗi lần thắng đều là thắng lớn đã giúp họ bù lỗ và thậm chí còn kiếm được lợi nhuận. Đây là cách thức giúp trader có được lợi nhuận về dài hạn. Đó là luôn tập trung vào những chiến lược có mức lợi nhuận lớn hơn thua lỗ cho mỗi chiến lược mà họ thực hiện.

3. Cho dù có nhiều giao dịch thắng hơn nhưng cuối cùng bạn vẫn có thể thua lỗ

Đây là trường hợp khác, tương phản với trường hợp trên. Ngay cả khi bạn thắng 80% tổng các lệnh giao dịch của mình, nhưng nếu bạn không quản lý rủi ro thì dù chỉ một giao dịch thua thôi cũng có thể thổi bay hết lợi nhuận bạn kiếm được thậm chí là cháy luôn tài khoản của bạn. Vì vậy, một chiến lược tốt chưa đủ, bạn cần phải quản lý rủi ro tốt nữa thì mới thực sự kiếm được lợi nhuận.

4. Tin tức lớn có thể là điều xấu

Rất nhiều trader mới thấy mỗi thời điểm tin ra thị trường đều biến động mạnh. Và nhiều người bị sự biến động giá này hấp dẫn vì nghĩ rằng chúng có thể giúp họ kiếm tiền.

Nhưng thực tế, đây mới là thứ khiến bạn mất tiền nhanh hơn. Vì thị trường sẽ di chuyển mà không ai có thể lường trước được, rủi ro rất cao nếu bạn bất chấp giao dịch trong trường hợp này. Trước khi nghĩ đến việc bạn có thể thắng lớn thì bạn hãy nghĩ tới việc bảo vệ tài khoản trước. Những sự kiện, tin tức được công bố có thể khiến tài khoản của bạn mất trắng.

kinh nghiệm giao dịch

5. Đừng rời bỏ công việc của bạn để làm trader fulltime

Rất nhiều trader, cứ giao dịch được dăm ba bữa là lại nghĩ đến chuyện bỏ việc. Vì trading nhàn hơn, ngồi bấm vài ba lệnh bằng lương cả tháng đi làm. Nhưng nếu như bạn nghỉ làm và bắt tay vào nghiệp trader fulltime bạn mới thấy rõ được áp lực của nó.

Rất nhiều trader bỏ việc chuyển qua trading và sau đó là bỏ trade luôn. Vì khi trade fulltime, áp lực tiền bạc tài chính rất lớn. Nhất là những trader chưa có nhiều kinh nghiệm, thì việc trượt dài trong thua lỗ là không tránh khỏi. Đừng nghĩ đến việc giao dịch fulltime cho tới khi bạn kiếm được lợi nhuận đều đặn và bền vững trong vài năm liền.

6. Không giao dịch đôi khi lại tốt

Trader vì giao dịch quá nhiều mà thua lỗ. Vì họ nghĩ rằng, trade càng nhiều thì tiền càng nhiều. Nhưng thực tế chúng ta nên thấy rõ một điều rằng, lợi nhuận càng nhiều thì thua lỗ cũng vậy. Hơn nữa trong thị trường, có những thời điểm bạn không cần thiết, thậm chí là không nên giao dịch. Ví dụ như điều kiện vào lệnh không đủ, không phải lợi thế của bạn, hay thị trường đang rất biến động,….

Có rất nhiều lý do để chúng ta không giao dịch và nếu bạn hiểu được điều này sớm có nghĩa là bạn đang giúp bản thân hạn chế được rất nhiều thua lỗ không đáng có.

7. Đừng dùng quá nhiều chỉ báo kỹ thuật

Các chỉ báo chỉ thực sự tuyệt vời khi bạn hiểu và biết cách dùng chúng cũng như kết hợp chúng với những chỉ báo khác. Nếu không thì chỉ báo kỹ thuật chính là nguyên nhân lớn nhất khiến bạn mất tiền.

Trader không nên dùng quá nhiều chỉ báo vì thực tế bạn không những không tận dụng hết được vai trò của chúng mà còn khiến nhận định của bạn bị mâu thuẫn, khiến bạn trở nên rối trí và giao dịch thua lỗ.

Những trader thành công sử dụng rất ít chỉ báo, nhưng họ tận dụng được tối đa vai trò của chúng và kiếm được lợi nhuận. Để nhìn được thị trường rõ hơn, đơn giản việc phân tích hơn thì bạn nên dùng ít chỉ báo và điều quan trọng là chúng phải phù hợp với nhau.

8. Trading là dài hạn

Ai tiếp cận với trading cũng đều nghĩ rằng đây là nghề kiếm tiền nhanh và giàu nhanh. Và tư duy này cũng khiến bạn rời khỏi thị trường nhanh không kém. Chỉ khi nào bạn thay đổi dược tư duy thì mọi thứ trong trading của bạn mới thay đổi.

Trading là quá trình, để kiếm được lợi nhuận bạn phải học hỏi, nghiên cứu, tích lũy kiến thức trong hàng năm trời. Rồi bạn còn phải rèn luyện, nâng cao kỹ năng, học cách vận hành phương pháp, học cách giao dịch bài bản chuyên nghiệp. Bạn có thể mất vài năm để làm những việc này. Và trước lúc đó thì sẽ còn phải chịu thua lỗ. Nên nếu quyết định bước chân vào trading, bạn phải chấp nhận kiên trì, từng bước một hoàn thiện bản thân để có thể kiếm sống được từ nghề này.

tâm lý giao dịch
4 Bí quyết tâm lý trong giao dịch Forex

Có 3 điều quyết định để giao dịch thành công là: Tìm hiểu phương pháp, Quản lý vốn và Tâm lý giao dịch. Thế nhưng, kiểm soát tâm lý trong giao dịch không phải lúc nào cũng là ưu tiên. Đa số mọi người đều có suy nghĩ và cảm xúc giống nhau, tạo nên tâm lý chung trong giao dịch. Ít ai nhận ra rằng tâm lý trong giao dịch có thể phân biệt một người thành công xuất sắc và những đám đông còn lại. Vậy bạn biết cách quản lý tâm lý trong giao dịch sẽ tạo nên điều khác biệt dẫn đến thành công.

Các loại tâm lý trong giao dịch phổ biến

a. Lòng tham:

Đây là tác nhân gây thua lỗ lớn nhất trong giao dịch. Kể cả nhà giao dịch mới hay người đã có kinh nghiệm, ít hay nhiều họ có những khoảnh khắc để cảm xúc ham muốn nhiều hơn chi phối. Kiếm tiền là một lý do chính đáng. Không ai sai khi cố gắng kiếm tiền cả. Nhưng ở đây muốn nói đến việc lòng tham tác động đến khả năng quyết định của bạn, dù bạn có thể nhận thức được rủi ro kèm theo.

Bạn có thể thấy mình đang bị lòng tham chi phối khi bạn trong những trường hợp sau đây:

–   Không chốt lời:

Đây là một bẫy tâm lý trong giao dịch Forex phổ biến nhất. Sở dĩ sàn giao dịch uy tín sẽ cài sẵn chức năng chốt lời vì không muốn nhà giao dịch của mình mắc bẫy này. Nhà giao dịch không chốt lời vì tin rằng thị trường sẽ luôn đi theo dự đoán của họ. Họ đang trong vị thế có lời. Vì lòng tham mà họ không hài lòng với mức hiện tại. Nên khi thị trường đột ngột quay đầu, họ sẽ từ lời thành lỗ.

–   Nhồi lệnh:

Đành rằng là một phương pháp có trong giao dịch. Dành cho những điểm thị trường an toàn, ổn định. Nhưng cũng có thể là cái bẫy tâm lý. Khi bạn quá tự tin vào xu hướng thuận lợi và muốn tranh thủ dành lệnh thắng mà hạ thấp khả năng đảo chiều của thị trường. Đây là đòn tâm lý khiến bạn cháy tài khoản nhanh nhất.

b. Hưng phấn khi chiến thắng:

Có một truyền thuyết lưu truyền trong giới giao dịch là: Khi bạn mới chơi thì thắng liên tục rồi sau đó lại thua liên tục. Hoặc các lời đồn khác như ban đầu sàn để bạn thắng sau đó lấy lại hết của bạn. Thật ra không có truyền thuyết hay lời đồn nào cả. Tất cả do cảm giác hưng phấn trong những chiến thắng đầu tiên khiến bạn bị ảo tưởng. Chỉ là một tâm lý giao dịch thôi.

Hưng phấn là điều tốt, khiến cho bạn có nhiều cảm hứng và động lực. Nhưng nó có thể dần gây thiệt hại trong việc phán đoán của nhà giao dịch. Sau chuỗi thắng ban đầu, bạn sẽ dần tin tưởng vào quyết định của mình mà lu mờ những dấu hiệu biến động khác.

c. Muốn trả thù – đòn tâm lý giao dịch:

Ngược lại với cảm xúc trên, khi nhà giao dịch thua lỗ, họ thường có cảm xúc muốn gỡ gạc, muốn lấy lại những gì đã mất và hơn thế. Họ có thể cảm tính nghĩ rằng, mình không thể thua liên tiếp. Quá tam ba bận. Hay lần này chắc chắn sẽ thắng. Nhưng thị trường thì không phụ thuộc vào bạn nghĩ gì. Họ thường mạo hiểm bằng một lệnh all-in (Có bao nhiêu đánh bấy nhiêu) hoặc tiếp tục nạp thêm tiền để gỡ gạc. Đây là đòn tâm lý chí mạng nhất. Vì người ta thường phản ứng mạnh khi mất mát và hoàn toàn bỏ qua mọi rủi ro.

tâm lý giao dịch

4 nguyên tắc tâm lý trong giao dịch Forex

1. Thua lỗ liên tiếp thì dừng giao dịch:

Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tâm lý trong giao dịch Forex. Nó kiềm chế cảm xúc, giữ cho tâm lý ở mức bình ổn trở lại. Tất cả các nhà giao dịch Forex lâu năm hay người mới đều đã từng gặp những chuỗi lệnh thua liên tiếp. Đây cũng là lúc tâm lý giao dịch của bạn đánh mất dần kiểm soát. Ngay lập tức, bạn muốn vào lệnh ngay, cho dù các điều kiện của hệ thống giao dịch chưa được thỏa mãn. Điều này dẫn đến những thua lỗ tệ hơn.

Bạn cần phải dừng việc giao dịch lại. Thay vào đó bạn hãy bước ra ngoài, đi bộ vài vòng, thậm chí nghỉ vài ngày. Chỉ quay lại khi bạn cảm thấy mình thật sự ổn.

2. Thắng liên tiếp thì hạn chế giao dịch:

Cách này để chống lại cảm giác hưng phấn khiến bạn mất đi khả năng phán đoán. Khi bạn có một chuỗi thắng liên tiếp, bạn càng phải cẩn thận hơn, quan sát kĩ hơn trong những lệnh tiếp theo. Suy xét về điều kiện giao dịch lẫn khối lượng vào lệnh.

Hãy nghĩ như vầy, nếu giữ được chuỗi lệnh thắng đó, bạn đã thu được một khoản lợi nhuận. Có thể là vượt cả mục tiêu lợi nhuận hàng tháng rồi. Vì vậy, bạn nên giảm khối lượng giao dịch xuống hoặc dừng hẳn trước khi từ lời thành lỗ.

3. Thị trường không thuận lợi thì tránh giao dịch:

Trong thị trường Forex, chúng ta không nên đâm đầu vào những lúc thị trường không thuận lợi. Nơi mà mình khó xác định xu hướng hay những lúc thị trường biến động mạnh do có các sự kiện kinh tế, chính trị bất ổn và khó lường.

Thị trường giao dịch luôn phản ứng nhạy bén và mạnh mẽ  với những biến động kinh tế thị trường. Điều này tạo trạng thái tâm lý căng thẳng bởi họ không kiểm soát tốt rủi ro cho tài khoản của mình.

Những thời điểm bạn không thể đoán trước được xu hướng thị trường. Đặc biệt khi có những thời điểm có sự kiện, tin tức tài chính lớn. Nếu bạn không đưa ra được nhận định nào thì hãy bỏ qua. Chờ thị trường hạ nhiệt rồi quay lại. Thà bạn mất vài cơ hội còn hơn mất tất cả.

4. Quản lý vốn :

Bạn sẽ không cần quá lo lắng về tâm lý giao dịch Forex. Một khi bạn có trong tay một hệ thống quản lý vốn chặt chẽ. Đây là cách tốt nhất khiến bạn vượt qua mọi rào cản tâm lý trong giao dịch. Giống như nhà bạn có cột chắc chắn thì không ngại gió mưa vậy. Có nhiều cách để bạn lên một bộ quản lý vốn chặt chẽ. Mỗi nhà giao dịch cần tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý vốn phù hợp với mục tiêu và số vốn đang có.

Buffett luôn nói rằng “Đừng bao giờ để mất tiền” trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền. Vì vậy bạn luôn cần phải quản lý vốn một cách chặt chẽ để có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn của thị trường. Điều quan trọng là bạn vẫn còn vốn để có thể kiếm lại những gì đã mất.

Kết luận:

Tâm lý giao dịch Forex là một trong những yếu tố quyết định thành công trong giao dịch. Áp dụng 4 nguyên tắc tâm lý trong giao dịch trên sẽ giúp bạn vững vàng trước những biến động thị trường ảnh hưởng đến khả năng quyết định. Không có một lời nguyên tắc nào hữu ích nếu bạn không tuân thủ theo.

kim tứ đồ
Kim tứ đồ là gì? Điều bạn nên biết để đạt tự do tài chính

Kim Tứ Đồ là một thuật ngữ được nhắc đến trong tác phẩm “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Nó không chỉ đề cập đến mô hình tiền tệ toàn cầu mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Kim Tứ Đồ là gì và cách đạt được tự do tài chính hiệu quả.

Kim tứ đồ là gì?

Kim Tứ Đồ là thuật ngữ chỉ mô hình về tiền trên thế giới và cách tạo ra nó, được sáng tạo bởi Robert Kiyosaki. Để áp dụng được Kim Tứ Đồ một cách hiệu quả, bạn cần thay đổi tư duy suy nghĩ của mình, cần hiểu được giá trị gốc rễ của mỗi nhóm mới có thể thích nghi được.

Kim tứ đồ đề cập đến các phương pháp khác nhau mà thông qua đó, thu nhập hoặc tiền sẽ được tạo ra. Tất cả những phương pháp khác nhau này đòi hỏi trình độ học vấn khác nhau, kỹ năng kỹ thuật khác nhau và dành cho những loại người khác nhau.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu Cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki ủng hộ sự độc lập về tài chính. Ông cũng khuyến khích và động viên những người đọc cuốn sách này xây dựng sự giàu có của mình chủ yếu thông qua kinh doanh, đầu tư và bất động sản.

kim tứ đồ

Trong kim tứ đồ có 4 nhóm người là:

  • Người làm công (Employees)
  • Người làm tư (Self-employed)
  • Chủ doanh nghiệp (Business owners)
  • Nhà đầu tư (Investors)

Trong hai góc tư đầu tiên nằm ở bên trái, chúng ta có những người làm thuê và những người làm tư. Đây là nhóm người phụ thuộc vào công việc của họ để tồn tại. Không có việc làm, họ không thể tồn tại được.

Trong góc thứ ba và thứ tư, những cá nhân này tồn tại bằng các công cụ tài chính khác thay vì lao động đơn thuần. Chúng ta hãy nhìn vào bốn góc tư một cách chi tiết.

Muốn giàu có hãy học cách đầu tư.

Các nhóm người trong kim tứ đồ

Hiểu nhu cầu và mong muốn của từng nhóm trong Kim tứ đồ sẽ giúp bạn định hình mục tiêu tài chính cá nhân của mình và chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp.

kim tứ đồ

1. Người làm công

  • Đặc điểm: Họ có một công việc, tức là họ làm việc cho ai đó.
  • Khẩu hiệu: “Tôi cần một công việc ổn định và đảm bảo với nhiều phúc lợi.”
  • Giá trị cốt lõi: An toàn
  • Nhu cầu: Nhóm làm công thường tìm kiếm sự ổn định và an toàn tài chính. Họ cần công việc ổn định và thu nhập đáng tin cậy để chi trả cho các khoản vay, chi tiêu hàng ngày và tiết kiệm.
  • Mong muốn: Nhóm làm công thường mong muốn tăng thu nhập bằng cách thăng chức, nhận thưởng hoặc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp có thu nhập cao hơn.

Hầu hết mọi người đều nằm trong góc tư này. Về cơ bản, đây là cách sống mặc định và có lẽ là thành phần khó làm giàu nhất. Có nhiều lý do tại sao góc tư này, mặc dù không mang lại nhiều lợi ích về mặt làm giàu, nhưng lại rất phổ biến.

Thứ nhất, phần lớn mọi người mong muốn sự an toàn và ổn định dòng tiền và tìm kiếm một lối sống mang lại cho họ những điều này. Những người này né tránh rủi ro và sau đó, họ thấy không cần thiết phải học về các công cụ tài chính. Thay vào đó, họ tìm kiếm phúc lợi từ công việc của mình.

Thứ hai, toàn bộ hệ thống của chúng ta thường hướng tới việc “tìm việc làm”. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã luôn được khuyên “học chăm chỉ, tìm việc làm lương cao và đảm bảo cuộc sống ổn định cho mình”. Có rất ít trẻ em được khuyên nên cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh riêng hoặc kiếm sống từ đầu tư.

Ngoài ra, hệ thống giáo dục của chúng ta được thiết kế để tạo ra những nhân viên cần sự an toàn, sống từ tiền lương này đến tiền lương khác và muốn có phụ cấp. Đối với nhóm người này, đảm bảo công việc quan trọng hơn tự do tài chính. Mặc dù bạn cũng có thể trở nên giàu có khi làm việc trong góc tư “làm công”, nhưng rất có thể việc đó sẽ khó khăn hơn so với các góc tư khác.

2. Người làm tư

  • Mô tả: Họ sở hữu công việc
  • Khẩu hiệu: “Nếu bạn muốn làm đúng, bạn phải tự mình làm.”
  • Giá trị cốt lõi: Chủ nghĩa hoàn hảo
  • Nhu cầu: Nhóm làm tư thường tìm kiếm sự độc lập và kiểm soát tài chính. Họ muốn kiểm soát thời gian và công việc của mình, nhưng cũng cần đảm bảo thu nhập ổn định để chi trả cho chi phí kinh doanh và cá nhân.
  • Mong muốn: Nhóm làm tư mong muốn phát triển kỹ năng và kiến thức kinh doanh để nâng cao thu nhập, từ đó tạo ra một nguồn thu nhập bền vững từ công việc tự làm.

Những người trong góc tư này thường làm việc riêng lẻ và thường được gọi là “người đơn độc”. Họ chủ động trong công việc của mình, độc lập và thường tự mình làm mọi việc vì họ tin vào chủ nghĩa hoàn hảo và không tin tưởng giao công việc cho bất kỳ ai khác.

Vài ví dụ về người làm tư như là bác sĩ, luật sư, chủ cửa hàng bán lẻ, chủ công ty nhỏ v.v. Họ đổi thời gian của mình để lấy tiền. Vì thu nhập của họ gắn liền trực tiếp với mức độ họ làm việc nên họ sở hữu một công việc một cách hiệu quả. Thu nhập của họ là một hàm số trực tiếp của khối lượng công việc họ làm. Vì vậy, nếu họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì họ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc của mình.

Không giống như nhân viên, họ không được hưởng các quyền lợi về trợ cấp y tế và nghỉ phép có lương. Họ thậm chí không có điều kiện bị ốm vì công việc của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu họ vắng mặt. Nhóm này thường khó tìm được việc làm tốt vì họ có tiêu chuẩn cao.

3. Chủ doanh nghiệp

  • Mô tả: Họ sở hữu một hệ thống/chuỗi cửa hàng
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm những người giỏi giang nhất trong công ty của mình”.
  • Giá trị cốt lõi: Khiến mọi người làm việc cho họ
  • Nhu cầu: Nhóm làm chủ tìm kiếm sự tự do tài chính và thời gian. Họ muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, có khả năng tạo ra thu nhập thụ động.
  • Mong muốn: Nhóm làm chủ mong muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, tạo ra hệ thống và quy trình hoạt động hiệu quả để có thể hoạt động mà không sự xuất hiện của mình.

Nếu bạn muốn làm giàu thì đây là góc tư dành cho bạn. Nhóm người này sở hữu hệ thống hoặc chuỗi cửa hàng, nơi mọi người làm việc cho họ.

Theo Forbes, các công ty lớn là những công ty có trên 500 nhân viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp trên Internet và công nghệ kỹ thuật số, cách phân loại này có thể không còn đúng nữa. Hiện nay có một số công ty lớn không cần 500 nhân viên làm việc. Các chủ doanh nghiệp nhận ra bản thân không có khả năng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nên thay vào đó, họ tận dụng khả năng tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài để làm việc cho mình. Họ thuê những nhân tài có năng lực và sau đó ủy quyền càng nhiều càng tốt.

Khi so sánh với những người làm tư nói trên, những người không thể ngừng làm việc nếu muốn có thu nhập đều đặn, còn chủ doanh nghiệp có quyền “tạm nghỉ” công việc của mình. Họ sở hữu hệ thống và tin tưởng rằng nhân viên của họ sẽ làm việc cho họ và công việc kinh doanh của họ sẽ được chăm sóc tốt, ngay cả khi họ vắng mặt. Trở thành chủ doanh nghiệp thành công đòi hỏi quyền sở hữu hoặc kiểm soát hệ thống và khả năng lãnh đạo mọi người.

4. Nhà đầu tư

  • Mô tả: Họ khiến đồng tiền làm việc cho họ
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm một khoản đầu tư tốt.”
  • Giá trị cốt lõi: Khiến đồng tiền của họ hoạt động hiệu quả
  • Nhu cầu: Nhóm đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng vốn và thu nhập thụ động. Họ muốn đầu tư thông minh để tận dụng các cơ hội và tạo ra thu nhập nhiều hơn nữa từ việc đầu tư.
  • Mong muốn: Nhóm đầu tư mong muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư có tiềm năng lợi nhuận cao và thúc đẩy tăng trưởng vốn một cách bền vững.

Các nhà đầu tư là cấp độ thứ tư và cao nhất trong kim tứ đồ. Trở thành một phần của một trong ba góc tư được đề cập ở trên là điều kiện tiên quyết để nhảy vào góc tư này. Các nhà đầu tư được coi là một trong những nhóm tự do tài chính nhất vì họ bắt tiền làm việc cho mình.

Thông thường, họ không chỉ bắt tiền của mình làm việc cho mình mà còn sử dụng tiền của người khác. Họ đầu tư vào kinh doanh, cổ phiếu, bất động sản, v.v. nhằm cố gắng tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình. Các nhà đầu tư không cần phải trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc tài sản nơi họ đầu tư và do đó, họ có nhiều thời gian và tự do. Người giàu nhận được 70% thu nhập từ đầu tư và dưới 30% từ tiền lương.

kim tứ đồ

Áp dụng kim tứ đồ để tự do tài chính

Mỗi nhóm sẽ có phương pháp riêng áp dụng Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki để đạt được tự do tài chính:

Nhóm người làm thuê:

Họ có thể dành một phần tiền lương của mình để tiết kiệm, lập quỹ dự phòng cho tương lai. Gửi ngân hàng để hưởng lãi suất hàng năm;

Có thể làm thêm ở nhiều nơi khác nữa để tăng thu nhập;

Hoặc có thể trích phần tiền riêng đem đi đầu tư, tức là người này nhảy từ nhóm làm công sang nhóm đầu tư;

Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn để có thể nâng cao trình độ bản thân và nhận được mức lương cao hơn.

Nhóm người tự chủ:

Nên tìm hiểu nhu cầu của thị trường rồi đẩy mạnh bán những sản phẩm và dịch vụ mà bản thân cung cấp;

Tìm cách để giảm bớt chi phí, vì số tiền kiếm được bằng thu nhập trừ đi toàn bộ các chi phí. Khi chi phí giảm thì chắc chắn số tiền lãi còn lại sẽ nhiều hơn.

Nhóm doanh nhân

Vì nhóm này đã có cả một hệ thống kiếm tiền rồi nên để gia tăng thu nhập thì họ có thể chọn cách mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh số lượng bán hàng, tăng giá bán thành phẩm, dịch vụ hoặc đem đầu tư thêm vào những nơi khác (nhảy qua nhóm nhà đầu tư).

Nhóm nhà đầu tư

Bằng cách gia tăng tài sản thì thu nhập của họ cũng tăng lên. Tài sản là những thứ có giá trị tăng lên theo thời gian, càng đa dạng tài sản thì mức sinh lời càng cao. Đi kèm với đó rủi ro cũng cao hơn nhưng những người thuộc nhóm này họ quan niệm rủi ro chính là nguồn gốc của lợi nhuận. Để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần kiên trì, kiên nhẫn, trau dồi nhiều kiến thức và bổ sung vốn, đồng thời phải có biện pháp quản trị rủi ro đề phòng nhiều trường hợp xảy ra.

Những lưu ý khi áp dụng kim tứ đồ

Lưu ý, sự khác nhau về quan điểm, giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, cũng như sở thích, thói quen, niềm tin… đặc biệt là cách cư xử trước nỗi sợ mất tiền, sợ thất bại đã hình thành nên 4 nhóm người ở trên.

Ví dụ, nhóm làm công thì luôn tìm đến chắc chắn, sự an toàn về công việc, thu nhập cùng các điều kiện phúc lợi.

Nhóm làm tư thì tìm đến sự tự do, độc lập trong công việc, họ không tin tưởng người khác bằng chính mình, họ muốn tự quyết định tất cả và không muốn chia sẻ công việc.

Nhóm làm chủ thích được vây quanh bởi những người giỏi ở cả 4 nhóm, họ thích phân chia công việc cho người khác, thích thành lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh, hướng đến sự tự do tài chính.

Nhóm đầu tư có khẩu vị là rủi ro, vì rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận. Họ thích đối mặt với thử thách, muốn học hỏi nhiều để có thể quản trị được các rủi ro và theo thời gian họ càng tỉnh táo và khôn ngoan hơn.

Ở cách để có thể tiến tới tự do tài chính nhờ Kim Tứ Đồ, chúng ta thấy nhóm người này có thể nhảy qua nhóm người kia để tăng thu nhập. Robert Kiyosaki đã nói “bạn không cần thay đổi những hành động mà trước hết phải thay đổi chính cách nghĩ của bạn”. Những điểm nằm sâu bên trong con người bạn sẽ quyết định cách bạn kiếm tiền.

Ông gọi đó là “giá trị gốc rễ”, muốn di cư sang một nhóm nào khác thì cần phải “tìm hiểu, làm quen rồi dần thích nghi với những giá trị gốc rễ của nhóm đó”.

Nói một cách dễ hiểu hơn là bạn cần thay đổi suy nghĩ, thói quen, thái độ, cung cách làm việc… sao cho phù hợp nhất với nhóm mà bạn muốn nhảy sang. Quan trọng nữa là trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn và kiến thức liên quan tới nhóm đó.
Như vậy, việc “di cư” từ nhóm này qua nhóm khác là một quá trình chứ không là hành động bộc phát, Robert gọi đó là “một cuộc cách mạng” khiến con người ta “thay da đổi thịt”.

Hãy tự hỏi bản thân, bạn mong muốn trở thành ai? Hoạt động theo cách nào? Chọn con đường nào để đi? Có thể tự xây dựng cuộc sống không? Và muốn gia nhập nhóm nào theo mô hình Kim Tứ Đồ?

Tóm lại, không quan trọng bạn thuộc nhóm nào của Kim Tứ Đồ, nhóm nào cũng đóng góp giá trị cho xã hội, quan trọng là bạn có đủ năng lực kiếm nhiều tiền để đạt được mức sống, đạt được mục tiêu tự do tài chính mà mình hướng đến hay không mà thôi!

forex
6 điều bạn nên biết trước khi tham gia thị trường Forex

Thị trường Forex ở thời điểm hiện tại đã trở nên vô cùng phổ biến và quen thuộc với chúng ta nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng lưới internet rộng khắp nơi.

Chính vì vậy việc chúng ta bắt gặp đâu đó một thanh niên trẻ tuổi mười chín, đôi mươi đang miệt mài theo dõi biểu đồ hay một một cô chú tuổi đã ngoài 50 đang chăm chú chờ một tín hiệu vào lệnh từ một group signal nào đó không còn là chuyện hiếm.

Trong mọi vấn đề đều có 2 mặt của nó, sự phổ biến của thị trường Forex ngày nay mang đến cơ hội tiếp cận một thị trường đầu tư tài chính thực sự cho tất cả chúng ta, nhưng cũng chính vì sự phổ biến đó mà có không ít những nguồn thông tin, những tư tưởng sai lệch về đầu tư, về thị trường Forex len lỏi vào cộng đồng lúc nào không hay, khiến không ít người bước vào thị trường này chỉ thấy một mỏ vàng trước mặt, chỉ thấy toàn những người thành công, chỉ thấy toàn những bậc thầy giao dịch trăm lệnh thắng liên tiếp mà không thấy được những khó khăn đang chờ, những sự khắc nghiệt của thị trường hay sự đào thải đến mức tận cùng của Forex.

Tôi cũng chẳng khác gì bạn, từng bước vào thị trường với một khí thế ngút trời, từng cầm những số tiền không hề nhỏ quẳng vào thị trường với mong muốn làm giàu nhanh, từng mơ mộng vào những thành công xa vời vợi trong khi chân chỉ vừa bước một bước qua vạch xuất phát….

Bây giờ, khi đã vượt qua được tất cả những điều đó, tôi thực lòng muốn chia sẻ với bạn, “dù không hoàn toàn tin, nhưng bạn sẽ phần nào cảnh giác hơn” với những cạm bẫy của thị trường ngoại hối.

Điều 1: Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Có thể bạn mới tham gia thị trường ngoại hối nhưng chắc hẳn bạn cũng đã nghe một sự tích truyền miệng nổi tiếng và được xem như luật bất thành văn trên thị trường Forex như thế này: “95% trader đều thua lỗ, chỉ có 5% trader kiếm được tiền trên thị trường này”.

Có những người cho rằng tỷ lệ thua lỗ còn cao hơn bởi họ chẳng thấy ai xung quanh mình giao dịch có lợi nhuận, cũng có những người cho rằng con số thua lỗ không đến mức kinh khủng như thế.

Nhưng cho dù độ chính xác của nhận định trên như thế nào thì chúng ta cũng đều đồng ý với nhau rằng hầu hết trader trên thị trường Forex đều thua lỗ. Chỉ thế thôi cũng đủ cho thấy sự khốc liệt đến từ thị trường Forex như thế nào.

Vậy tại sao bạn khi bắt đầu thực sự mày mò tìm hiểu, lang thang trên các diễn đàn, các group cộng đồng trader, bạn thấy “dường như ai cũng dành chiến thắng”, bạn thấy rất nhiều người khoe những chiến tích giao dịch với lợi nhuận khổng lồ… Tại sao??

Câu trả lời rất đơn giản, vì bạn là người mới và có rất nhiều người muốn cho bạn thấy CÁI BẠN MUỐN.

Có phải bạn tham gia thị trường Forex với mong muốn kiếm tiền? không kiếm nhiều thì kiếm ít, nhưng tóm lại phải là kiếm được tiền. Rõ ràng chẳng ai đầu tư mà muốn thua lỗ cả.

Mọi thị trường, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư, đều có chiêu trò. Và vì bạn là người mới, đương nhiên bạn sẽ chưa thể đủ kinh nghiệm để nhận ra những chiêu trò đó.

Trên thị trường Forex, có nhiều người thực sự có khả năng giao dịch và họ cần “vốn cộng đồng” để cùng nhau kiếm tiền, nhưng bạn biết đấy, số người thua cuộc luôn chiếm phần lớn, vì vậy việc của bạn là phải tìm ra ai là người thực sự có khả năng, mà điều đó thì không dễ đâu nhé.

Bạn nên biết rằng có rất rất nhiều người đã mất tất cả khi tham gia vào thị trường Forex, từ trong tay có mọi thứ trở thành tay trắng, có thể bạn mới tham gia thị trường và chưa có duyên tận mắt chứng kiến, nhưng tôi thì đã từng.

Hãy luôn nhớ, một khi đã bước chân vào thị trường, bạn sẽ luôn phải chịu sự tấn công của Market cả về vật chất lẫn tinh thần. Cho nên, hãy sẵn sàng tâm lý và thận trọng trong mỗi bước đi của mình.

Và có đôi khi chúng ta nên thừa nhận thất bại, đừng khiến bản thân phải bàng hoàng nếu bạn chẳng may gặp thất bại, chúng ta biết rằng có nhiều thứ không phải chỉ bằng sự nỗ lực là có thể thành công, có thể bằng nỗ lực chúng ta sẽ thành công với một lĩnh vực khác, không phải trong mọi lĩnh vực, không phải Forex.

forex

Điều 2: Thị trường Forex không phải trò lừa đảo

Nếu bạn vẫn còn bán tin bán nghi về sự minh bạch của thị trường Forex và tự hỏi liệu thị trường này có phải là lừa đảo hay không, nó có phải như những mô hình đa cấp hay những trang đánh bạc kiếm tiền theo kiểu tung đồng xu may rủi?

Thì tôi xin khẳng định với bạn rằng, Forex không phải là trò lừa đảo. Chỉ có những người lợi dụng Forex để làm công cụ lừa đảo mà thôi.

Tôi tin rằng có nhiều người khi biết đến thị trường ngoại hối – forex, muốn tham gia vào đầu tư forex nhận được không ít lời nhận xét “Trò này khác gì đánh bạc”, “chỉ có mua vào bán ra như trò chơi chẵn lẻ thế này à”…v.v.

Trước tiên tôi xin nhắc lại một lần nữa, “FOREX KHÔNG PHẢI TRÒ LỪA ĐẢO”.

Forex là một mảng lớn của thị trường tài chính, là “cuộc chơi” của Chính phủ và các ngân hàng trung ương, cuộc chơi của các tổ chức thương mại và những doanh nghiệp lớn, cuộc chơi của những quỹ đầu tư, các nhà môi giới, và tất nhiên nó cũng là cuộc chơi của những nhà đầu tư và những trader cá nhân như chúng ta.

Thị trường Forex có khối lượng giao dịch khổng lồ và có tính thanh khoản rất cao. Về lý thuyết, thị trường Forex là không thể thao túng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đấu trí trên thị trường này mà không phải lăn tăn rằng có một kẻ nào đó đang đứng sau lưng và làm phép trên túi tiền của bạn.

Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là bạn phải tìm được những sàn giao dịch Forex uy tín, được cấp phép và quản lý bởi những tổ chức đáng tin cậy trên thế giới.

Nếu bạn thực hiện tìm kiếm các từ khóa về hoạt động lừa đảo ở thị trường ngoại hối trên internet, kết quả trả về có thể sẽ khiến cho bạn kinh ngạc.

Mặc dù thị trường ngoại hối đang dần thanh lọc và các nhà môi giới hiện nay hầu hết đều đặt sự uy tín lên hàng đầu thì vẫn có rất nhiều nhà môi giới vô đạo đức chỉ muốn bòn rút từng đồng trong ví của khách hàng.

Công việc giao dịch Forex bản thân nó đã vô cùng khó khăn và khi một nhà môi giới thực hiện những hoạt động gian lận, thiếu minh bạch để chống lại bạn thì việc kiếm lợi nhuận trở nên vô vọng.

Để có thể toàn tâm toàn ý tập trung cho việc giao dịch, điều quan trọng đầu tiên mà bạn phải làm đó là tìm cho mình một sàn môi giới uy tín.

(Bạn có thể tham khảo qua 2 sàn Forex uy tín như : LiteFinanceExness)

Điều 3: Thành công trong giao dịch ngoại hối không có công thức

THỨ NHẤT

Bạn nên biết rằng, thị trường Forex là nơi mà những gì sâu thẳm nhất trong bản chất của mỗi chúng ta được thể hiện ra.

Chúng ta quyết đoán đến đâu, chúng ta kiên nhẫn đến đâu, chúng ta kỷ luật đến đâu, chúng ta cầu toàn đến đâu, thậm chí chúng ta…tham lam đến đâu đều được thể hiện rõ ràng trong suốt quá trình chúng ta giao dịch.

Đây là nơi mà tính cá nhân của mỗi người luôn ở trên hết. Đó là lý do tại sao tôi luôn nói rằng, trong thị trường Forex, đối thủ lớn nhất không ai khác ngoài chính bản thân bạn.

Chính vì mỗi người đều có tính cá nhân khác nhau và chúng ảnh hưởng vô cùng lớn đến phong cách giao dịch cho nên dù cho hai người cùng sử dụng một hệ thống giao dịch thì kết quả cũng sẽ không giống nhau.

THỨ HAI

Giao dịch Forex là hoạt động dựa trên xác suất, vì vậy không bao giờ có khái niệm CHẮC CHẮN trong thị trường này.

Mọi giao dịch đều có thể trở thành một lệnh thua, mọi hệ thống đang có lợi nhuận tốt đều có thể thất bại trong một điều kiện nào đó của thị trường…

Không có một phương pháp hay phong cách giao dịch nào có thể tạo ra lợi nhuận mọi lúc. Vì vậy bạn đừng tìm kiếm công thức kỳ diệu nào đó – của một ai đó, thứ mà mọi người hay ví von là CHÉN THÁNH, bởi vì nó không tồn tại.

Hãy hiểu rõ bản thân mình và tự định hình nên phong cách giao dịch cho chính mình. Bạn cần rất nhiều thời gian để tìm một phong cách giao dịch phù hợp, một hệ thống hoạt động tốt với tính cách cá nhân của bạn.

Điều 4: Đừng giao dịch Forex như những con bạc

Để thực sự giao dịch như những trader chuyên nghiệp, điều quan trọng nhất bạn cần phải đảm bảo là yếu tố QUẢN LÝ VỐN.

Nếu bạn đã từng nghe ai đó nói: “Tôi vào lệnh chẳng cần phân tích, chẳng cần nhìn biểu đồ mà vẫn thắng” thì chỉ có hai trường hợp: Một là bốc phét, hai là thiên tài. Người nói câu đó rơi vào trường hợp 1 hay 2 thì bạn hãy tự cân nhắc.

Chúng ta đều biết rằng khi tung đồng xu một cách ngẫu hứng, mẫu số càng lớn thì kết quả càng về gần tỷ lệ 50:50. Có không ít người nghĩ rằng giao dịch Forex chẳng khác gì tung đồng xu vì ở bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có BUY hoặc SELL, nếu họ đủ may mắn họ sẽ thắng.

Nhưng thực tế không phải như vậy, chúng ta giao dịch Forex với rất nhiều yếu tố trong đó: sự chênh lệch giữa giá mua và bán, chi phí phải trả cho sàn môi giới và phí qua đêm.

Chính vì thế, về lâu dài, bạn chắc chắn không thể giành được chiến thắng chỉ bằng cách giao dịch ngẫu nhiên.

Bạn cần phải rèn luyện kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng giao dịch và nhiều thứ nữa mới có thể giành được cơ hội chiến thắng.

Cách đây nhiều năm, khi thị trường Forex chưa thực sự phổ biến như bây giờ, những quy luật và sự quản lý mà các sàn giao dịch đặt ra chưa chặt chẽ, có nhiều trader đã tận dụng được kẽ hở và sử dụng nhiều chiêu trò nhằm kiếm chác từ thị trường Forex.

Nhưng một lẽ tất yếu, bất kỳ lĩnh vực nào trải qua một thời gian đủ dài sẽ dần dần có sự thanh lọc và đào thải, sự phát triển sẽ khiến cho cuộc chơi trở nên công bằng hơn, khi đó những chiêu trò sẽ không còn tác dụng nữa.

Đối với thị trường Forex, cuối cùng sẽ chỉ còn những trader có năng lực thực sự mới có thể tồn tại.

Trong mọi lĩnh vực, một chút may mắn sẽ góp phần mang đến những sự thành công lớn, nhưng về lâu dài, năng lực mới là yếu tố quyết định đến kết quả.

Vậy, nếu có bất kì lúc nào, bạn mảy may nghĩ đến tư tưởng cầu may đánh bạc, bạn nên vào sòng bài, lúc đó bạn sẽ được “ĐÁNH BẠC” thực sự.

Còn trong thị trường Forex, hãy đến với tư tưởng đầu tư, thực sự nghiêm túc.

Điều 5: Bạn chắc chắn sẽ mất tiền

Bạn không nghe nhầm đâu, mặc dù bạn đến với thị trường forex với mong muốn kiếm tiền, nhưng tin buồn cho bạn rằng “Bạn chắc chắn sẽ mất tiền” khi mới đặt chân vào đây. Vấn đề là bạn sẽ mất nhiều hay mất ít và liệu bạn có thể tồn tại được trong thị trường cho đến khi có thể kiếm được tiền từ nó hay không.

Theo thống kê, các nhà giao dịch ngoại hối mới có tỷ lệ thất bại rất cao:

Ước tính có khoảng 90% các nhà giao dịch ngoại hối thất bại trong năm đầu tiên giao dịch. 

Đối với những người mới, tôi thường thấy có hai kiểu tiếp cận với thị trường ngoại hối như sau:

Kiểu thứ nhất: Đầu tư thử để thăm dò xem thị trường này như thế nào.

Đây là những người đầu tư với mong muốn tìm kiếm thêm một nguồn thu nhập khác cho mình.

Nếu sau một thời gian và họ cảm thấy thị trường Forex thực sự khó khăn và rủi ro quá lớn, họ có thể mất một số tiền kha khá mà đối với họ, đó là khoản “thăm dò thị trường”, họ sẽ lựa chọn rút lui sớm, trước khi những mất mát trở nên nặng nề hơn.

Kiểu thứ hai: Thực sự muốn biến Forex trở thành một hướng đầu tư lâu dài, công cụ kiếm tiền chính trong tương lai

Nếu bạn là kiểu thứ hai, tôi xin nhắc với bạn rằng, con đường phía trước của bạn sẽ còn khó khăn rất rất dài đấy.

Hầu hết chúng ta khi quyết tâm tham gia vào thị trường Forex đều muốn tự mình giao dịch, bởi ai cũng mong đến một ngày có thể trở thành một trader chuyên nghiệp, có thể tự do tài chính, tự do về thời gian, có thể kiếm được lợi nhuận lớn một cách đều đặn. Viễn cảnh đó rõ ràng sẽ tuyệt vời hơn nhiều so với việc phải giao tiền của mình cho một ai khác giao dịch.

Đó là nguyên nhân khiến bạn chắc chắn sẽ mất tiền (tôi cũng từng như vậy), bởi chẳng ai có thể khôn lên mà không phải trải qua những bài học xương máu.

Vì vậy việc của bạn là hãy làm sao để số tiền mà bạn mất là nhỏ nhất cho đến khi bạn vượt qua được giai đoạn tồn tại để đến giai đoạn bắt đầu kiếm được tiền từ thị trường.

Khi mới bắt đầu, bạn hãy dành thời gian giao dịch trên tài khoản demo. Bạn cần phải xây dựng được hệ thống giao dịch cho riêng mình và thật sự hiểu được cách vận hành hệ thống đó.

Tôi không khuyên bạn giao dịch demo quá lâu, vì dù sao, nó cũng không phải là tiền thật, bạn không phải chịu rủi ro đồng nghĩa với bạn không phải chịu áp lực về tâm lý. Những bài học từ tài khoản demo mang lại sẽ không khiến bạn “nhớ tới già” được.

Và khi bạn chuyển từ tài khoản demo qua tài khoản thật, bạn sẽ thấy nó rất “khác”, những cái “khác” này bạn hãy tự cảm nhận nhé.

Trong thời gian đó, hãy cố gắng hiểu bản thân và sau đó tìm cách “hiểu thị trường”.

Hiểu thị trường ở đây không phải là bạn biết được đường đi nước bước của nó, biết được rằng bao giờ thị trường lên, bao giờ thị trường xuống, mà hiểu ở đây là hiểu sự khó khó khăn thực sự của thị trường, hiểu rằng mọi thứ không dễ dàng như những gì mình được nhìn thấy và bạn có thể thất bại bất cứ lúc nào.

Điều 6: Học, học nữa, học mãi

Kể cả những trader chuyên nghiệp, những người kiếm được lợi nhuận ổn định hàng năm và có thể sống thoải mái với công việc giao dịch của mình thì họ vẫn rèn luyện hàng ngày.

Thị trường sẽ như thế này ở thời điểm A, nhưng sẽ đi theo một hướng khác tại thời điểm B, đó là điều khiến chúng ta không bao giờ được thỏa mãn với những thành công hiện tại.

Chúng ta luôn phải thay đổi để đi kịp với những biến đổi của thị trường, thị trường luôn luôn vận động, chúng ta dừng lại, chúng ta sẽ thua cuộc.

Một hệ thống giao dịch mang đến lợi nhuận cho bạn hôm nay không đồng nghĩa rằng ngày mai cũng thế. Vì vậy, hãy luôn luôn duy trì sự học hỏi.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trong thời gian đầu mày mò:

1. Tìm ra một cách thức giao dịch phù hợp với bạn 

Tôi không nói rằng bạn cần phải xây dựng một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh ngay lập tức vì đó là điều không thể.

Bạn chỉ cần cố gắng để tìm ra một cách giao dịch nào đó phù hợp với cá tính, thời gian, hoàn cảnh, phong cách sinh hoạt của bạn.

Ví dụ như bạn chỉ có thời gian giao dịch vào buổi chiều hoặc tối, bạn không có nhiều thời gian để nhìn biểu đồ cả ngày, bạn có thể lựa chọn phong cách giao dịch daytrading.

2. Tập trung vào một cặp tiền tệ duy nhất

Thị trường giao dịch ngoại hối rất phức tạp với những tin tức tài chính của tất cả các đồng tiền, với các nhân vật quan trọng và sự ảnh hưởng đến từng khía cạnh khác nhau.

Chính vì thế mỗi cặp tiền sẽ có những đặc trưng riêng, những phong cách giao dịch riêng phù hợp với nó.

Với một người mới tham gia vào thị trường, sẽ rất khó để có thể làm chủ được tất cả những hoạt động diễn ra hỗn loạn đó. Vì vậy, việc bắt đầu giao dịch với chỉ một cặp tiền tệ duy nhất là ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn.

Hãy chỉ nên mở rộng sang những cặp tiền khác khi bạn cảm thấy đã có những kinh nghiệm và sự tự tin nhất định với một cặp tiền đầu tiên.

3. Rèn luyện kỹ năng phân tích thị trường và phân tích trên biểu mỗi ngày

Việc rèn luyện mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn cảm nhận đối với thị trường. Giúp bạn hiểu bản thân mình và tìm ra những phản ứng phù hợp đối với các diễn biến trên thị trường.

4. Lựa chọn sàn môi giới một cách cẩn thận

Việc lựa chọn sai một nhà môi giới có thể thổi bay tất cả nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận của bạn. Do đó, đừng chủ quan trong vấn đề lựa chọn một sàn giao dịch uy tín.

5. Bắt đầu với một số tiền nhỏ

Khi bạn đủ khả năng tạo ra lợi nhuận một cách ổn định trong thời gian dài, không ai có thể cấm bạn đầu tư thêm những khoản tiền lớn. Nhưng ở thời điểm bắt đầu, bạn hãy đầu tư bằng số tiền nhỏ.

Có thể trong thời gian đầu, bạn kiếm được những khoản lợi nhuận lớn, nhưng hãy tin tôi, điều đó không có bất kỳ ý nghĩa gì trong thời gian dài. Vì vậy, hãy cam kết rằng bạn sẽ chỉ đầu tư thêm tiền khi kết quả của bạn được chứng minh trong thời gian đủ dài, ít nhất là tổng kết 6 tháng hoặc 1 năm.

Tuyệt đối đừng nóng vội. Đừng để những kết quả ngắn hạn khiến bạn chủ quan và đánh mất sự tập trung.

Giao dịch ngoại hối là một cách tốt để bạn kiếm tiền, nhưng nó không thể giúp bạn làm giàu nhanh chóng. Bạn cần phải kiên trì với nó nếu như xác định đây là khoản đầu tư lâu dài.

Lời cuối cùng

Cảm ơn bạn vì đã kiên nhẫn đọc đến những dòng cuối cùng. Tôi tin rằng bạn thực sự nghiêm túc khi đến với thị trường ngoại hối.

Không gì hơn, tôi luôn mong bạn khi đã lựa chọn theo đuổi con đường này sẽ luôn luôn có đủ sự bình tĩnh, sáng suốt để đưa ra những lựa chọn, những quyết định đúng đắn cho bản thân mình.

Hãy nhớ rằng, rút lui không bao giờ là một lựa chọn hèn nhát và ngu ngốc trong thị trường ngoại hối. Nếu bạn thấy đó là điều cần thiết, hãy làm. Còn nếu đã lựa chọn bước tiếp, hãy vững vàng với một ý chí sắt thép nhất.

Chúc bạn thành công!

nguồn: emyeuforex

Trader forex
Kiểu người không nên Trade Forex

Thị trường Forex là nơi mà bạn có thể kiếm được tiền thậm chí là rất nhiều tiền, tuy nhiên những rủi ro và khó khăn trên hành trình kiếm tiền với công việc Trade Forex là rất nhiều. Hôm nay chúng tôi chia sẻ 5 kiểu người không nên tham gia đầu tư nói chung và Trade Forex nói riêng.

1. Người muốn làm giàu nhanh Trade forex

Muốn giàu nhanh, kiếm nhiều tiền trong 1 thời gian ngắn 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Hầu như các Trader mới thường mắc phải lỗi về kỳ vọng vào việc kiếm được rất nhiều tiền với công việc trade forex trong thời gian ngắn. Họ bỏ hết tiền với mong muốn giàu nhanh chóng tất tay vào một giao dịch (lệnh) lớn… điều này khiến họ càng dễ thua lỗ và nghèo lâu hơn.

Làm giàu nhanh chóng bằng trade forex là tư duy khiến bạn nghèo lâu dài :))

2. Người vay tiền để trade forex

Thường thì những người mới thiếu kiến thức và khi thua lỗ hết tiền thì họ thường đi vay, vay nóng để tham gia giao dịch. Người vay tiền để giao dịch thường sẽ bị tâm lý nặng nề và rất khó để kiếm được tiền an toàn khi trading.

Hãy sử dụng số tiền nhỏ mà không quá ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn để học hỏi và trade, khi bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm thì dần dần số vốn bạn có sẽ được nâng lên vững chắc.

Hãy tham gia với tâm thế thoải mái, chấp nhận rủi ro, hành trình trading rất dài và bạn cần có quá trình để thành công trên hành trình đó.

3. Người muốn kiếm tiền mỗi ngày

Ép bản thân mình kiếm tiền mỗi ngày là một sai lầm trong trading. Khi đầu tư và giao dịch tài chính việc có khoảng thời gian lời và có khoảng thời gian lỗ… việc cố kiếm tiềnn đều đặn hàng ngày là áp lực và tăng rủi ro rất lớn.

Thị trường có những lúc phù hợp với tâm lý, phong cách giao dịch mỗi người, những lúc thua lỗ và gặp trở ngại nên dừng lại và nâng cấp tâm lý kiến thức rồi mới tiếp tục hành trình kiếm tiền.

Kiếm tiền từ trade forex không phải chỉ ngày một ngày hai, nên có mục tiêu theo tuần hoặc tháng để quá trình giao dịch được ổn định và tâm lý giao dịch tốt hơn.

4. Tư duy con bạc đỏ đen

Lao vào thị trường bất chấp như một con bạc, nạp tiền và giao dịch với tư duy may rủi…. Đó là những sai lầm khiến người giao dịch forex thua lỗ và mất mát rất lớn.

Chỉ khi bạn coi trade là công việc nghiêm túc học tập và rèn luyện thì mới có thể kiếm tiền được từ nghề trade. Kỷ luật và nghiêm túc là điều mà mỗi Trader cần phải có để tồn tại trên thị trường Forex.

5. Người cố chấp không chịu thay đổi

Đây là kiểu người bản năng háo thắng cao nên rất khó chấp nhận sai và sửa sai. Với thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng thì kiểu người ngày sẽ rất dễ thua lỗ và mất rất nhiều tiền vì tính cố chấp.

Việc thị trường biến động không như kỳ vọng với người cố chấp là một thảm họa. Thay vì chấp nhận sai và cắt lỗ, họ thường giữ lệnh đang âm và mong thị trường đi đúng với điều họ nghĩ, nhưng không market có hướng đi riêng và nó luôn vậy, những người cố chấp là sẽ bị tiêu hao và kiệt quệ mà thôi.

Thị trường luôn biến động, nhà giao dịch nên uyển chuyển nhạy bén thay đổi theo thị trường mới có thể kiếm được lợi nhuận tốt và dần ổn định.

forex
6 Sai lầm về trading nhưng hầu hết trader mới nào cũng TƯỞNG là đúng

Giao dịch là cả một quá trình, một trader muốn định hình được phong cách giao dịch có thể sẽ phải tiếp nạp rất nhiều kiến thức khác nhau sau đó từ từ hệ thống và chắt lọc lại những kiến thức cần thiết và có lợi cho việc giao dịch. Trong quá trình này sẽ khó tránh khỏi có một vài quan niệm sai lầm khiến trader mất nhiều thời gian hơn mới có thể hiểu ra và điều chỉnh lại cho đúng hướng.

Đối với một trader mới mà nói, có những thứ ban đầu họ cho là đúng nhưng khi gắn bó với nghề một khoảng thời gian mới nhận ra rằng, những điều trước giờ bản thân cho là đúng hóa ra lại sai. Và dưới đây chính là 6 điều trong số đó:

1. Đòn bẩy là xấu

Khi bước chân vào giao dịch bạn sẽ nghe rất nhiều người nói rằng đòn bẩy càng cao càng nguy hiểm, rất nhiều người cháy vì đòn bẩy. Nghe có vẻ sử dụng đòn bẩy cao là một cái gì đó rất kinh khủng. Thực tế thì đúng là sử dụng nhiều đòn bẩy rất rủi ro nhưng đó là những người chưa thực sự hiểu và nắm được vai trò của đòn bẩy.

Nếu hiểu đúng bản chất của đòn bẩy, trader biết quản lý vốn, hạn chế rủi ro thì thực tế đòn bẩy lại tốt. Nếu bạn kiểm soát tốt rủi ro khi giao dịch thì chẳng có gì là xấu khi sử đòn bẩy cả.

2. Cần rất nhiều tiền để bắt đầu

Mặc dù trading có thể mất quá trình, mất thời gian, tiền bạc và có thể muốn kiếm được lợi nhuận sẽ rất khó khăn nhưng tất cả những điều này không đồng nghĩa với việc trader cần rất nhiều tiền mới có thể giao dịch.

Có nhiều trader làm nên sự nghiệp chỉ từ tài khoản nhỏ và tất cả những gì họ cần đó là hệ thống, kỹ năng, kỷ luật và quản lý vốn. Đúng là chúng ta cần tiền mới có thể giao dịch được nhưng không cần phải con số quá lớn mới có thể bắt đầu.

3. Tỷ lệ risk:reward 1:1 là xấu

Nếu tỷ lệ thắng của bạn dưới 50% thì với tỷ lệ RR chỉ có 1:1 căn bản bạn không thể kiếm được lợi nhuận thì tất nhiên nó là xấu. Nhưng nếu tỷ lệ thắng của bạn từ 50% trở lên thì bạn vẫn có lợi nhuận, mà đã có lợi nhuận thì chẳng có gì là xấu cả.

Nói vậy có nghĩa là, tỷ lệ RR cần đi kèm với tỷ lệ thắng. Miễn là bạn có lãi thì không có tỷ lệ RR xấu.

4. Nhiều chỉ báo kỹ thuật thì tốt hơn

Nhiều chỉ báo kỹ thuật không hẳn là xấu nhưng thực tế thì sử dụng càng nhiều chỉ báo kỹ thuật chỉ càng khiến trader bị rối và phức tạp hóa giao dịch.

Những trader thành công họ sử dụng rất ít chỉ báo, và những chỉ báo mà họ sử dụng là để hỗ trợ và xác nhận cho nhau, hoàn thiện hệ thống giao dịch của họ.

5. Điểm vào lệnh quan trọng hơn điểm thoát lệnh

Rất nhiều trader trong chúng ta coi trong điểm vào lệnh, có những lúc chỉ tìm điểm vào mà không tìm điểm thoát lệnh. Nhưng thực tế thì ngược lại, điểm thoát lệnh mới là thứ quyết định kết quả giao dịch của bạn.

Mọi thứ trong một chiến lược giao dịch đều quan trọng, kể cả điểm vào lệnh và thoát lệnh. Trader cần xác định được điểm vào và thoát giao dịch trước khi tham gia thị trường. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng.

6. Cần dự đoán được hướng đi của thị trường mới kiếm được tiền

Thực tế lại ngược lại, những gì diễn ra trong tương lai thì chẳng ai biết và nó cũng không bao giờ chắc chắn được. Thậm chí việc dự đoán thị trường còn khiến trader rơi vào tâm lý thiên kiến cá nhân, kỳ vọng thị trường đi theo đúng dự đoán của bản thân.

Thực tế giao dịch là công việc tìm kiếm lợi thế và gắn bó với nó. Trader chỉ cần nhìn thị trường và xác định đâu là lợi thế của bản thân và giao dịch theo nó là được. Việc tương lai của thị trường đi đâu về đâu hãy để thị trường quyết định.

Đây là 6 trong rất nhiều quan điểm sai lầm của trader, đặc biệt là những trader mới vào nghề. Khi chúng ta hiểu sai về trading, thì sẽ có tư duy không đúng. Chính đây cũng là một trong những nguyên do khiến cho quá trình giao dịch của trader không có nhiều bước đột phá. Nếu anh em nào gặp phải những tư duy như thế này thì nên điều chỉnh càng sớm càng tốt.

forex
Có một nỗi sợ trong giao dịch mang tên… Sợ Vào lệnh..!

Sẽ tới 1 giai đoạn bạn sẽ… sợ vào lệnh. Nhưng điều này là tốt cho cuộc đời trading của bạn. Giai đoạn này đến với bạn, nghĩa là bạn đang dần tiến đến bước thành công rồi đấy…!

Nguyên nhân của việc sợ vào lệnh đó là sợ lệnh sẽ bị Stoploss. Thực chất việc hay bị Stoploss đến từ việc KHÔNG NHẤT QUÁN. Bản chất một phương pháp vào lệnh nếu vào đúng theo nó thì chỉ có 1 chuỗi Stoploss nhất định. Nhưng khi vào lệnh theo phương pháp đó, bạn gặp chỉ 1 hoặc 2 lệnh bị Stoploss, bạn mất niềm tin với phương pháp và bạn lại thay đổi phương pháp khi thấy ai đó giới thiệu phương pháp hay.

Nếu giá chạy đúng hướng, bạn có cảm giác đây chính là phương pháp phù hợp. Tuy nhiên bạn lại CHỐT NON. Bạn hứa sẽ rút kinh nghiệm ở những lần sau. Nhưng ở lần sau, bạn lại bị Stoploss. Cảm giác sợ hãi khiến bạn lại mất niềm tin với phương pháp và lại tiếp tục đi tìm phương pháp mới…

Trader forex

Đây chính là vòng xoáy RAT RACE. Nó sẽ lặp lại cho tới khi bạn không nhận ra vấn đề thực sự. Bạn sẽ giống như 1 chú chuột chạy trong cái vòng. Bạn nghĩ mình đang học hỏi tiến bộ đi lên, nhưng thực chất là đang đứng yên 1 chỗ.

Thị trường không bao giờ 100% đi theo 1 quy luật nào đó cả. Sẽ có lúc đúng với phương pháp này, sẽ có lúc đúng với phương pháp kia. Nếu bạn có tư duy ở trên, bạn sẽ chỉ toàn thấy SL, những lệnh TP thì toàn chốt non hoặc hòa vốn nên không thấy đâu cả.

Khi kiên định theo 1 phương pháp, chắc chắn bạn sẽ có cả những lệnh TP lẫn SL. Bạn sẽ biết phương pháp đó có tốt hay không mà không chịu quá nhiều rủi ro.

Nên nhớ: Thà vui khi vào đúng QUY TẮC mà STOPLOSS còn hơn là VÀO BỪA mà ĂN MAY.

Cách Khắc Phục

Đầu tiên, hãy học cách thực sự chấp nhận thua lỗ, chấp nhận mình sai. Phải thực sự nhé, điều này chỉ có bạn đánh giá thực tế được. Trading là trò chơi của xác suất, ngay cả một lệnh ngon ăn, chỉ cần chúng ta đưa nó vào thị trường thì xác suất thắng thua vẫn là 50/50. Kết quả đã như vậy, thì chúng ta nên học cách chấp nhận sự tồn tại của thua lỗ trong nghề này, và đó thực sự là một điều hết sức bình thường. Chỉ có tâm thái bình ổn thì chúng ta phân tích mới sáng suốt, đưa ra quyết định mới đúng đắn được. Có như vậy, những nỗi sợ mới dần khắc phục được.

Tiếp theo, rất nên nhìn lại lịch sử giao dịch, và tốt nhất thì tậu cho mình một file nhật ký giao dịch. Dựa vào đó đánh giá xem bạn đã thật sự giao dịch đúng phương pháp hay chưa. Bạn nên tin tưởng vào phương pháp giao dịch của mình. Nếu áp dụng chưa đúng thì hãy áp dụng lại đúng cách, đừng vội vã trong việc đánh giá một phương pháp là đúng hay sai.

Tiếp theo là học cách lên kế hoạch, lên nguyên tắc cho bản thân khi bạn đã hiểu được phương pháp. Hãy đưa bản thân vào nề nếp, vào kỉ luật. Hình thành các thói quen giao dịch tốt. Nên tin tưởng vào chính mình bởi vì chỉ có bạn là nhân tố duy nhất có thể thay đổi được kết quả của bạn, Chứ không ai làm giúp bạn được. Giao dịch thua lỗ không có nghĩa là bạn yếu kém, không có năng lực.

Học cách gạt cảm xúc qua một bên khi giao dịch, bằng cách đánh giá thị trường một cách khách quan nhất. Nhìn thấy thị trường đang diễn biến như thế nào thì hãy viết lại y chang như vậy, đừng thể hiện mong muốn, kì vọng của bản thân vào trong phân tích của mình. Khi đã có dấu hiệu đáng tin tưởng thì hãy tự đặt ra cho bản thân một số tiền mà bạn chấp nhận cắt lỗ trước khi vào lệnh. Khi đã chấp nhận cắt lỗ rồi thì nỗi sợ sẽ dần ít đi, tâm lý sẽ dần thoải mái. Như vậy việc vào lệnh sẽ không còn áp lực, sẽ có lúc bạn thấy việc giao dịch giống như chúng ta đang giải quyết công việc chuyên môn vậy thôi. Mình tin nếu làm vậy kết quả tích cực sẽ sớm đến với bạn thôi.

Lời Kết

Đây là những trải nghiệm thực sự của mình. Nói thật mình cực kỳ trân quý những trải nghiệm trong Trading. Nên đối với mình không có đúng hay sai, chỉ có bản thân, tự nghiệm tự chấp nhận và tự chịu trách nhiệm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

forex
FOREX LÀ MỘT CÁI NGHỀ… HỌC CÀNG NHIỀU CÀNG DỞ

Thị trường giống như một vũ trụ. Sẽ chẳng có ai biết CHẮC CHẮN giá sẽ đi về đâu. Nếu bạn đọc một cuốn sách toán, lý, hóa, hoặc sách chuyên ngành nào đó… Thì hầu hết kiến thức ở đó đều đúng, vì nó đều có quy chuẩn và khái niệm sẵn rồi. Bạn càng học, sẽ càng biết nhiều.

Nhưng nếu bạn đọc một cuốn sách về giao dịch, thậm chí từ 1 người nổi tiếng, sẽ chẳng có quy chuẩn nào về nó cả. Đó chỉ là kinh nghiệm riêng của họ, không có nghĩa nó trở thành 1 ĐỊNH NGHĨA để bạn hoàn toàn tin tưởng. Các khái niệm kháng cự, hỗ trợ, chỉ báo xyz… dù bạn có biết hết, những cuốn sách bạn đọc rất nhiều, học rất nhiều nhưng bạn vẫn sai ở thị trường này là chuyện bình thường.

Cần tỉnh táo và biết chọn lọc. Cái gì đúng, bạn nghe theo. Không hợp thì bỏ qua. Tự bản thân kiểm chứng và đặt ra những quy tắc cho riêng mình là điều tốt nhất.

Bác sĩ, kỹ sư… Càng học nhiều càng giỏi vì họ đều học những kiến thức đúng. 1+1 phải bằng 2 chứ không phải 1 số nào khác. Còn trader càng học nhiều thì càng… loạn, vì học nhiều tới đâu cũng chẳng có 1 phương pháp nào vào là thắng.

Muốn thắng được, bạn phải là một “Vận động viên phối hợp”. Biết 1 yếu tố chưa đủ, phải biết phối hợp nhiều yếu tố: Điểm vào, quản lý vốn, yếu tố nguy hiểm, kỷ luật… để nó trở thành một công thức ĐÚNG ĐẮN.

Có công thức rồi vẫn chưa đủ. Ai chẳng biết muốn giỏi ngôn ngữ cần phải nghe nhiều, đọc nhiều, nói nhiều, viết nhiều.. Nhưng sự thật mấy ai làm được.

Kiên trì luyện tập, lặp lại liên tục để nó trở thành THÓI QUEN mới là chìa khóa. Học 1 cái và làm nhiều, đừng học nhiều!

Tìm phương pháp để làm gì, khi có phương pháp rồi mà không chịu làm?

Nguồn: NUKIDA

forex
6 Yếu tố tạo nên một Trader thành công

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẽ về những yếu tố để đi đường dài với giao dịch tài chính.

1. Có quan điểm đúng đắn về giao dịch tài chính.

Tại sao trên Thế Giới có rất nhiều nhà giao dịch tài chính thất bại chỉ có một số thành công nhưng thành công cực lớn vậy vấn đề có phải là vì chỉ số IQ của họ cao? Vì họ có nhiều tiền từ trước? Họ được học đại học danh tiếng?

Cá nhân tôi thì tôi rất tôn trọng việc bạn nên đi học, bạn nên bổ xung kiến thức về thị trường. Tuy nhiên nếu bạn nhận thức rằng giao dịch tài chính cần trí thông thông minh để thông minh thì tôi nghĩ bạn đã lầm vì giao dịch tài chính cần một quá trình dài để hoàn thiện bản thân mình từ kiến thức đến kỹ năng, tâm lý, …

2. Có hệ thống giao dịch (Trading System) đủ tốt.

Một hệ thống giao dịch (Trading System) sẽ giúp bạn có điểm vào lệnh tốt, điểm cắt lỗ chính xác, điểm chốt lời kỳ vọng tốt, có những winrate tốt, tỉ lệ rủi ro lợi nhuận tốt thì như vậy mới giúp bạn có khả năng kiếm được lợi nhuận tốt trong thị trường giao dịch tài chính được.

3. Coi giao dịch tài chính như nghề nghiệp thật sự.

Khi bạn coi giao dịch tài chính là một nghề nghiệp thật sự thì bạn mới dành thời gian, công sức, tiền bạc vào nó. Khi bạn coi giao dịch tài chính là một công việc thì bạn mới có kỷ luật, đam mê và bạn theo đuổi. Công việc giao dịch tài chính cũng giống như những ngành nghề khác, bạn phải tôn trọng và coi nó như một nghề nghiệp thì bạn mới thành công được.

4. Lãi xuất kép.

Đầu tư tài chính là một công việc cần sự ổn định lâu dài và bền vững tôi sẽ cho bạn một ví dụ:

Ví dụ có một người giao dịch tài chính có mức lãi suất 40-50%/ tháng nhưng vấn đề là họ giữ được tài khoản đó bao lâu 1 năm, 2 năm, 10 năm hay chỉ là tháng sau thì họ đã bị cháy tài khoản. Một người khác họ chỉ cần 2-3%/ tháng nhưng nếu họ giao dịch đều đặn như thế trong 5 năm 10 năm thì nếu bạn biết về công thức lãi xuất kép thì bạn sẽ biết được rằng những con số lợi nhuận sau đó sẽ rất to lớn.

Vậy trong đầu tư tài chính không quan trọng là bao nhiêu mà là bao lâu vì vậy bạn cần phải bền vững với nó và nên đặt những mục tiêu lãi xuất vừa phải như 2-5% / tháng thì bạn mới có cơ hội đi bền vững với nó được.

5. Có tính kỹ luật.

Bạn phải luôn luôn kỷ luật, luôn luôn rèn luyện tâm lý và hãy giữ kỷ luật thì bạn mới thành công được trong thị trường giao dịch tài chính. Không thể hôm nay bạn đầu tư với 1 lệnh là 1% tài khoản nhưng khi thua quá thì bạn muốn gỡ và tăng lên 5%, 10% tài khoản trong 1 lệnh điều đó là bạn không giữ kỷ luật thì chắc chắn bạn sẽ không thể đi đường dài với giao dịch tài chính được. Bạn phải giữ kỷ luật, bạn chỉ vào lệnh khi hệ thống giao dịch của bạn cho tín hiệu, vào lệnh với mức lợi nhuận và rủi ro xác định ban đầu của bạn là 1% hay 3%, … thì bạn mới thành công được.

6. Sức khoẻ.

Tất nhiên muốn đi lâu dài với thứ gì đó thì đều phải cần sức khoẻ đặc biệt là giao dịch tài chính vì đây giống như một chiến trường vậy nó sẽ bào mòn tâm trí, sức khoẻ, tiền bạc và thời gian của các bạn. Vì vậy, bạn cần phải có thời gian để thư giản bạn nên chơi thể thao, bơi lội, chạy bộ, du lịch hoặc bất cứ thứ gì làm bạn cảm thấy thoải mái.

Tôi hi vọng bạn sẽ hiểu rõ công việc giao dịch tài chính là gì và hãy xem nó là một nghề thì bạn mới thành công được.

Trader forex
Trading theo phong cách tối giản!

Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe đến phong cách “đơn giản hóa”. Chúng ta có sự đơn giản trong giao dịch ngoại hối (Forex), trong phong cách sống, trong thời trang (những tín đồ chỉ mặc đồ 1 màu, thường là hoặc đen – hoặc trắng ), trong thiết kế (các sản phẩm của Apple)… Tôi nghĩ nó đang là một xu hướng hiện nay và cả tương lai của con người. Chúng ta cần chắt lọc lại những gì cơ bản nhất, quan trọng nhất, tốt nhất.

Ở bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một phong cách giao dịch đơn giản trong Forex.

Cách tôi tiếp cận và cách tôi giao dịch trên thị trường rất đơn giản. Nếu như bạn nghĩ đến những lợi ích của việc đơn giản hóa từ cuộc sống cho đến việc trading. Bạn sẽ thấy chúng rất tuyệt.

Nếu bạn không muốn phải ngồi hàng giờ trước màn hình vi tính, nhìn hàng loạt biểu đồ, căng mắt ra với những biến động, đau đầu với việc đọc – dịch tin tức… Thì bài viết này dành cho bạn. Thực tế, bạn không cần đến những văn phòng to ở vị trí đắc địa, hàng loạt máy tính và màn hình, những thông tin tổng hợp được mua bằng tiền để trở thành một người giao dịch thành công (kiếm được tiền).

Bước đầu tiên, bạn hãy bỏ ra ngoài đầu viễn cảnh của những traders (có vẻ) chuyên nghiệp: văn phòng hoành tráng, chiếc bàn gỗ to sụ, hàng loạt màn hình máy tính, những phần mềm – robots giao dịch mới nhất – hiện đại nhất… Tất cả những gì bạn cần chỉ là một chiếc máy tính xách tay, một phần mềm giao dịch miễn phí (như meta trader 4), một chiến thuật giao dịch hiệu quả, và bộ não của bạn.

Hãy loại bỏ những gì không cần thiết, tập trung hơn nếu muốn học hỏi, thành công với nghiệp trading. Nếu bạn có sở thích hơi phô trương và hoành tráng 1 chút, chẳng sao cả, mỗi người chúng ta có một cách sống. Nhưng hãy làm điều ấy sau khi bạn thành công và nắm rõ cách kiếm ra tiền từ thị trường.

Còn nếu bạn vẫn còn đang là tay mới trong thị trường. Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta không cần thiết phải đầu tư quá nhiều cho những thứ như vậy. Nếu bạn chưa biết thì rất nhiều những trader hàng đầu, chỉ giao dịch với một chiếc laptop. Phong cách giao dịch Forex đơn giản này chắc chắn là hoàn hảo dành cho bạn.

Tối giản những thứ bạn đặt vào biểu đồ, tối đa kết quả giao dịch đạt được

Chúng ta có thể đồng ý với nhau một điều rằng: hầu hết trader mất tiền vì họ mắc những lỗi về cảm xúc khi giao dịch (lòng tham, sự sợ hãi, sự hi vọng thái quá…). Một bảng giao dịch với chằng chịt đường kẻ kỹ thuật góp phần không nhỏ vào thất bại của bạn. Chúng ta thường có tâm lý rằng, càng nhiều những chỉ báo kỹ thuật sẽ càng khiến chúng ta nắm bắt được nhiều thông tin hơn, và thành công hơn.

Các trader luôn cho rằng: khi họ mất tiền, đấy là do chiến thuật và phương pháp của họ sai. Sau đó, họ sẽ đi tìm 1 phương pháp “hoàn hảo” mới. Thêm vào đó hàng tá chỉ báo kĩ thuật, thứ khiến họ cảm thấy yên tâm hơn. Và rồi thời gian cho họ nhận thấy chẳng có điều gì thay đổi khi vẫn mất tiền. Theo tôi, vấn đề ở đây là: nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn.

Bạn có thể thấy rằng, tâm lý giao dịch chính là yếu tố quan trọng nhất. Khi ta giao dịch với 10 đường chỉ báo trên biểu đồ, ta sẽ thấy bối rối, mâu thuẫn và nản. Những điều này sẽ dẫn đến những lần vào lệnh bốc đồng, bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hàng loạt cảm xúc, và thường thì đây là lúc chúng ta mất tiền.

Do vậy, trước khi thêm bất kỳ một chỉ báo kĩ thuật nào vào biểu đồ của bạn. Hãy tự hỏi xem: Liệu ta có thật sự cần nó? Liệu nó có giúp ích thật sự được gì cho ta không?

Trader forex

Làm sao để giao dịch ngoại hối “đơn giản hoá”?

– Bỏ đi hết mức có thể những chỉ báo của thị trường ngoại hối. Hãy dùng một biểu đồ thoáng nhất gồm giá (nến Nhật) là chính. Điều này giúp bạn bình tĩnh và tập trung hơn khi quan sát thị trường.

– Học cách giao dịch với chỉ những diễn biến – hành động của giá. Bạn cần phải học cách giao dịch với nến Nhật. Tôi tin rằng đây là phương pháp dễ dàng nhất, đơn giản nhất để bạn quan sát thị trường.

– Sau khi học về giao dịch diễn biến giá, bạn cần hiểu rằng ta không cần thiết phải ngồi theo dõi thị trường cả ngày. Bạn có thể học được cách giao dịch vào cuối ngày (được hiểu là khi kết thúc phiên giao dịch ở Mỹ) và nó sẽ phù hợp với công việc chính của bạn.

– Hãy quên đi việc giao dịch toàn bộ các cặp tiền tệ. Tối giản và tập trung vào vài cặp bạn ưa thích, cộng thêm thị trường dầu, vàng.

– Đừng lo lắng về những dàn máy tính – màn hình, những chiếc bàn dài rộng, những dữ liệu cực kì chi tiết được mua bằng tiền mặt… Trên thực tế, bạn không nhất thiết cần đến chúng. Chúng là những thứ hay ho và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất. Nhưng bạn không nhất thiết phải có chúng thì mới kiếm được tiền từ thị trường.

Lời Kết

Con người chúng ta thường thích tích trữ, với tâm lý càng nhiều càng tốt, có méo mó còn hơn không. Thực tế cho thấy, khi ta kiếm được nhiều tiền hơn, ta chi tiêu nhiều hơn, và tích trữ nhiều hơn, nhưng đa phần những thứ đó không “THẬT SỰ” cần thiết. Ta mắc kẹt trong vòng xoay của người tiêu dùng và nhu cầu, ước mong sở hữu vật chất.

Với quan điểm của tôi. Bạn hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ít âu lo, thanh thản hơn khi không ôm đồm quá nhiều thứ không cần thiết. Việc giao dịch cũng tương tự như vậy.