Category Phân tích kỹ thuật

False Breakout
False Breakout là gì? Nhận biết và giao dịch theo False Breakout

Cho dù là người mới tham gia vào thị trường hay những nhà đầu tư lâu năm thì cũng cần phải học cách nhận biết sự phá vỡ giả. Nếu như không chú ý, bạn hoàn toàn có thể mất sạch số tiền trong tài khoản vì cái bẫy giá thị trường này. Để biết thêm về False Breakout và nắm bắt được hoàn toàn cái bẫy thị trường này thì đừng nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé!

False Breakout là gì?

Fasle Breakout – Phá vỡ giả đơn giản là 1 cú phá vỡ của giá lên trên 1 vùng kháng cự, hoặc xuống dưới 1 vùng hỗ trợ (và đóng cửa trên hoặc dưới vùng đó), hoặc cũng có thể là phá vỡ mô hình giá, và đi sau nó là 1 sự đảo chiều ngay lập tức.

False Breakout

Vấn đề  muốn các bạn hiểu ở đây, là cây nến đã nằm hẳn dưới hỗ trợ nhé. Còn nếu như cây nến kia chỉ là phá qua hỗ trợ và rút chân về tạo pinbar, thì tôi không gọi đó là False Breakout.

False Breakout

Trường hợp 1: Nến phá qua hỗ trợ và rút chân trở lại, market chỉ đang test lại vùng hỗ trợ và phản ứng rất chính xác. Không gọi là phá vỡ giả

Trường hợp 2: Nến đóng cửa trên hẳn vùng kháng cự, sau đó quay trở xuống. Đây mới là phá vỡ giả

Các loại False Breakout thường gặp

Các dạng False Breakout phổ biến thường bao gồm:

  1. Bull Trap: Xuất hiện khi giá tăng và đạt đến mức kháng cự quan trọng, tạo ra tín hiệu mua. Tuy nhiên, ngược lại, giá rơi mạnh, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
  2. Bear Trap: Ngược lại với Bull Trap. Đây là trường hợp giá giảm và đạt đến mức hỗ trợ quan trọng, tạo ra tín hiệu bán. Nhưng sau đó, giá tăng mạnh, làm mất lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  3. Shakeout: Xảy ra khi giá tạm thời phá vỡ mức kháng cự hoặc hỗ trợ, tạo ra tín hiệu mua hoặc bán. Tuy nhiên, sau đó giá điều chỉnh ngược lại, khiến nhà đầu tư phải chịu thiệt hại về vốn.

Cách phân biệt giữa False Breakout và Breakout

Phân biệt giữa False Breakout và Breakout là rất quan trọng. Vì nó giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác khi tham gia giao dịch. Breakout là khi giá của một tài sản tài chính vượt qua một mức giá quan trọng trên biểu đồ và duy trì được mức giá mới, tạo ra tín hiệu mua hoặc bán tích cực cho nhà đầu tư. Để xác định Breakout, nhà đầu tư cần nắm vững tình hình thị trường. Đồng thời sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và phân tích động lực tác động đến giá của tài sản.

Ngược lại, False Breakout xảy ra khi giá tạm thời phá vỡ mức giá quan trọng. Nhưng nó không giữ được lâu mà nhanh chóng phục hồi theo xu hướng ngược lại. Để nhận diện False Breakout, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc giá không duy trì mức giá mới và xuất hiện nhiều dấu hiệu không ổn định.

Một điều quan trọng nữa để phân biệt là mức độ thanh khoản của thị trường. Trong trường hợp thanh khoản thấp và giá chỉ tạm thời vượt qua mức giá quan trọng. Khả năng cao đó là False Breakout. Ngược lại, nếu thị trường có thanh khoản cao và giá giữ vững được mức giá mới, đó có thể là Breakout tích cực.

Cách phát hiện phá vỡ giả – False Breakout

Rất khó để phát hiện một False Breakout, chúng ta chỉ biết nó là phá vỡ giả sau khi nó đã xảy ra. Tức là bạn đã bị quét stop loss, trước khi nhận ra đó là một phá vỡ giả. Đặc biệt là những trader thích giao dịch scalping trên khung thời gian ngắn hạn, phá vỡ giả xảy ra lại càng nhiều.

False Breakout

Trên khung thời gian H4 chúng ta thấy thị trường xuất hiện tín hiệu phá vỡ giả, tuy nhiên khi mở về khung D1, không phát hiện thấy điều gì đặc biệt.

False Breakout

Đây cũng là lí do cho thấy mức độ quan trọng của chọn khung thời gian giao dịch forex theo phương pháp Price Action. Khung thời gian càng nhỏ thì mức độ nhiễu và đánh lừa của thị trường càng nhiều.

Vì thế để hạn chế gặp phá vỡ giả, hãy chọn giao dịch trên khung thời gian đủ lớn, tốt nhất là khung thời gian Daily, nếu các bạn muốn học price action.

Có một cách khác để phát hiện False breakout, nhưng theo tôi cách này ít khả thi trong thị trường forex, đó là sử dụng volume kết hợp breakout.

Thông thường khi thị trường Breakout khỏi 1 vùng giá sẽ cần một lực đẩy( khối lượng) đủ lớn và đột biến để phá vỡ một mức giá quan trọng, vì thế khi nhìn thấy điểm phá vỡ, hãy kiểm tra volume giao dịch, nếu volume tăng đột biến, thì đó là phá vỡ thật, chúng ta có thể tự tin hơn 1 chút khi giao dịch theo breakout. Ngược lại, nếu volume nhỏ, thì rất có thể đây là tín hiệu của một sự phá vỡ giả:

False Breakout

Tất nhiên, không có chuyện gì vẹn cả đôi đường cả. Rất nhiều trường hợp giá phá qua các key level và volume dao động cũng rất nhỏ, nhưng cuối cùng giá vẫn đi đúng hướng breakout, chúng ta không dám vào lệnh và cảm thấy sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Nhưng chúng ta thà rằng bỏ qua những cơ hội mù mờ như thế, còn hơn là vào lệnh với tâm lí đắn đo 50/50.

Mặt khác, volume chỉ phù hợp và đúng khi sử dụng cho các thị trường như tiền điện tử hoặc cổ phiếu vì những dạng thị trường đó có thể đo lượng được khối lượng giao dịch, còn thị trường forex không ai có thể thống kê đúng được khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách giao dịch với phá vỡ giả

Tại sao trader chúng ta lại phải sợ đột phá giả, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nó để giao dịch nhỉ?

Một nhịp phá vỡ mà thất bại ngay lập tức sau đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh (tăng giá), hoặc suy yếu (giảm giá), vì thế trader có thể tận dụng điều này để giao dịch, sức mạnh của False Breakout  có lợi thế ngang ngửa các setup price action mà chúng ta đã biết.

1 cây nến Pinbar khung D1 được hình thành, thường chính là 1 phá vỡ giả trên khung H4

Quy tắc tận dụng phá vỡ giả rất đơn giản: khi phát hiện Phá vỡ giả thì ta trade ngược với hướng phá vỡ.

False Breakout

Lời kết

False Breakout là một hiện tượng thường gặp trong thị trường tài chính, tuy nhiên, nếu được phân tích và đánh giá đúng mức, các nhà đầu tư vẫn có thể tìm ra những cơ hội đầu tư tiềm năng. Để phân biệt False Breakout và Breakout, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ càng về tình hình thị trường, xem xét các chỉ báo kỹ thuật và động lực tác động đến giá của tài sản tài chính, đồng thời cũng cần xem xét đến mức độ thanh khoản của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Bear Trap
Bear trap là gì? Cách giao dịch khi gặp Bear trap

Bear Trap một thuật ngữ tài chính quen thuộc hay được sử dụng khi bạn đầu tư trên thị trường. Vậy Bear Trap là gì? Nguyên nhân gây ra Bear Trap, cách xác định và phòng tránh Bear trap như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bear Trap là gì?

Bear Trap hay bẫy giảm giá là tín hiệu về sự đảo chiều giả trong xu hướng tăng (Uptrend) trong thị trường tài chính. Nghĩa là giá đang trong xu hướng tăng đột nhiên giảm đột ngột phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ, điều này làm cho nhiều nhà đầu tư nghĩ giá đang có xu hướng giảm và đặt lệnh Sell để đón đầu xu hướng. Tuy nhiên không như kỳ vọng và dự đoán, giá quay đầu và nhanh chóng tăng trở lại làm các nhà đầu tư thua lỗ.

Hiện tượng Bear Trap thường xuất hiện ở hầu hết các thị trường tài chính từ chứng khoán, hợp đồng tương lai, trái phiếu và tiền tệ. Như vậy, khi trader tin rằng thị trường đảo chiều giảm nhưng giá cứ tiếp tục tăng thì đó là bẫy giảm giá. Ngoài ra Bear Trap cũng được coi là breakout giả.

Các giai đoạn của bear trap là gì?

Bear trap có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong một thị trường tăng giá. Thông thường, rất khó xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của bear trap. Tuy vậy, bear trap luôn trải qua các giai đoạn sau.

  • Giai đoạn 1: Trong một xu hướng tăng giá, đường giá bỗng nhiên đảo chiều giảm xuống và có xu hướng phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.
  • Giai đoạn 2: Đường giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Nhà đầu tư cho rằng đây là tín hiệu giảm giá nên đã vào vị thế bán. Thực chất, đây là tín hiệu giả và là một bear trap. Có thể thấy thanh khoản trong giai đoạn này giảm sút.
  • Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, hai bên mua và bán đang cạnh tranh với nhau. Đường giá đi ngang với thanh khoản hạn chế.
  • Giai đoạn 4: Bên bán đã “chịu thua” bên mua, thể hiện bởi một gap giá tăng vượt ngưỡng hỗ trợ. Lúc này, bên mua đã hoàn toàn thắng thế khiến cho đường giá tăng trở lại.
  • Giai đoạn 5: Những nhà đầu tư vào vị thế bán trước đó đã mắc phải bear trap. Sự sai lầm trong quyết định giao dịch đã khiến họ bị mất đi một khoản tiền.

Bear Trap thường xảy ra khi nào?

Bull trap hay Bear trap đều có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ rất nhiều. Do đó, trong quá trình giao dịch các trader cần phải biết khi nào Bear trap xảy ra để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Sau đây là một số thời điểm thường xảy ra Bear trap:

  • Khi bị cá mập thao túng thị trường

Các nhà đầu tư sở hữu vốn lớn được gọi là “cá mập” có khả năng thao túng thị trường và tạo nên tín hiệu Bear Trap. Họ tạo các lệnh mua bán ảo liên tục nhằm tạo cung cầu giả với mục đích đẩy giá các cặp tiền xuống thấp. Đôi khi kết hợp với những tin tức tiêu cực để làm nhà đầu tư ít kinh nghiệm nhận định sai mà vào lệnh sell. Lợi dụng cơ hội này, cá mập sẽ đặt mua với giá thấp để thu lợi nhuận.

Bear Trap

  • Khi nhà đầu tư muốn chốt lời

Trong một số trường hợp một lượng lớn nhà đầu tư cảm thấy thị trường đi lên quá nhiều muốn chốt lời. Từ đó tạo ra hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời. Đặc biệt là trước các dịp nghỉ lễ tết thường không được phép giao dịch nên các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đóng lệnh. Sau hiệu ứng này kết thúc thì giá lại đi theo chiều hướng ban đầu.

Cách nhận biết bẫy giảm giá Bear Trap

Để không bị thua lỗ thì các nhà đầu tư cần phải biết cách nhận biết các tín hiệu của bẫy giảm giá. Dưới đây là một số cách nhận biết khi kết hợp cùng với các công cụ chỉ báo quen thuộc:

  • Dựa vào khối lượng giao dịch

Thời điểm các cặp tiền đảo chiều cũng là lúc khối lượng bắt đầu tăng lên bởi các hoạt động mua bán của nhà đầu tư trong thời điểm này. Tuy nhiên thị trường đổi hướng nhưng khối lượng giao dịch vẫn im lìm không có sự thay đổi thì đây chính là một Bear Trap.

  • Sử dụng công cụ để xác định tín hiệu phân kỳ

Bear Trap thường xuất hiện sau khi xảy ra sự phân kỳ. Theo đó nếu giá đi xuống, tạo đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước, nhưng chỉ báo lại cho thấy tín hiệu tăng hãy cẩn thận động thái giảm giá này là cái bẫy.

Bear Trap

  • Các mức Fibonacci không bị phá vỡ

Khi giá đảo chiều thông thường sẽ phá vỡ các mức Fibonacci. Tuy nhiên, xu hướng đảo chiều xảy ra nhưng Fibonacci không bị phá vỡ chứng tỏ tín hiệu này không tồn tại thực sự. Nhà đầu tư cần tránh đầu tư ngay thời điểm này.

Cách phòng tránh Bear Trap hiệu quả

Bear Trap là một hiện tượng biến động giá ảo và thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, nó chỉ gây lỗ khi nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao. Vì vậy, trong quá trình giao dịch nhà đầu tư cần chủ động phòng tránh Bear Trap với các chiến lược sau:

  • Xây dựng nền tảng kiến thức vững mạnh: Khi trang bị đầy đủ kiến thức bạn sẽ biết được hình thái thị trường ra sao hay biết được những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá từ đó sẽ tránh được bẫy giảm giá.
  • Biết cách quản lý vốn hiệu quả nhấtĐiều này không chỉ giúp bạn tránh được các bẫy Bear trap mà bất cứ khi nào giao dịch bạn cũng phải nhớ. Tốt nhất hãy sử dụng mức đòn bẩy phù hợp, tuyệt đối không nên chơi lớn khi chưa chắc điều gì. Ngoài ra, luôn nhớ phải đặt cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit) trong mọi giao dịch.
  • Am hiểu thị trườngNắm rõ các nguyên tắc trong giao dịch, nhìn nhận thị trường và biết cách sử dụng công cụ chỉ báo để phân tích kỹ thuật. Từ đó sẽ nhận định được đâu là tín hiệu đảo chiều thực sự, đâu là Bear Trap để phòng tránh.

Kết luận

Qua bài viết do chúng tôi chia sẻ hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về bull trap và bear trap. Hãy nâng cao kiến thức và luyện tập thật nhiều để hạn chế rủi ro nhiều nhất có thể từ những “cái bẫy” của thị trường. Chúc bạn giao dịch thành công!

bull trap
Bull trap là gì? Cách xử lý lệnh khi gặp Bull Trap

Trước khi thị trường tăng hoặc giảm đều có tín hiệu báo trước, nếu biết nắm bắt cơ hội các nhà đầu tư sẽ thu được một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên, không phải tín hiệu nào cũng chính xác và Bull Trap là một trong số đó. Vậy cụ thể, Bull Trap là gì? Làm thế nào để phòng tránh bẫy tăng giá này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bull trap là gì?

Bull Trap (bẫy tăng giá) là thuật ngữ chỉ một tín hiệu sai mà nhà đầu tư thường hay gặp trong giao dịch tài chính, forex. Bull Trap xuất hiện khi thị trường đang đi xuống khiến trader nghĩ giá sẽ phục hồi và bắt đầu thời kỳ tăng giá. Khi này nhà đầu tư sẽ mua vào.

Tuy nhiên thực tế đây là tín hiệu sai lệch. Giá thị trường vẫn sẽ tiếp tục giảm và không có sự kiện đảo chiều nào xảy ra. Nếu nhà đầu tư mắc lừa tín hiệu này thực hiện mua vào sẽ bị thua lỗ. Trong giao dịch Forex, tình trạng bẫy tăng giá Bull Trap không phải là hiếm gặp. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo để phân biệt chính xác trước khi tiến hành đặt lệnh.

Các giai đoạn của bull trap là gì?

Bẫy tăng giá thường xuất hiện khi đường giá đang trong xu hướng giảm. Không có quy luật tuyệt đối nào để tạo nên bull trap. Nhưng nhìn chung, bull trap sẽ trải qua 5 giai đoạn như trong hình sau.

bull trap

Giai đoạn 1: Đường giá đảo chiều đi lên và tiếp cận ngưỡng kháng cự.

Giai đoạn 2: Đường giá phá vỡ ngưỡng kháng cự (cây nến xanh). Nhà đầu tư cho rằng giá đã vào xu hướng tăng trở lại nên đặt lệnh mua. Thực chất, cây nến xanh này là bull trap do đường giá không thể giữ được đà tăng sau đó.

Giai đoạn 3: Lực mua yếu dần, bên mua bị áp đảo bởi bên bán. Thể hiện ở hai cây nến đỏ liên tiếp nhau, trong đó một cây có bóng nến dài.

Giai đoạn 4: Giá giảm xuống dưới ngưỡng kháng cự (nay đã trở thành đường hỗ trợ).

Giai đoạn 5: Giá giảm sâu khiến nhà đầu tư đã mua trước đó bắt buộc phải cắt lỗ. Tới đây, bull trap đã hình thành và những người không cẩn thận đã “mắc bẫy”.

Tại sao Bull Trap lại xảy ra?

Có nhiều nguyên nhân hình thành nên bẫy tăng giá trong Forex. Do đó, trước khi tham gia vào thị trường nhà đầu tư cần phải nắm được để tránh các thua lỗ không đáng có. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất hay thường gặp:

  • Bị thao túng bởi cá mập

Đây là những nhà đầu tư có số vốn khá lớn, họ liên tục đặt lệnh mua nhằm tạo xu hướng giả. Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ không thể nhận biết đâu là tín hiệu chính xác và dễ bị kéo vào xu hướng giả này. Các cá mập sẽ dựa vào thời cơ này bán ra để thu về lợi nhuận.

  • Hiệu ứng tăng giá

Tại thời điểm nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện lệnh mua vào sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá. Tuy nhiên tín hiệu này chỉ mang tính tạm thời, giá sẽ tiếp tục giảm khi quá trình mua này dừng lại.

  • Các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ

Khi thị trường có các sự kiện bất ngờ, thông thường là các vấn đề chính trị không thể đoán trước được. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành mua vào ồ ạt  khiến giá tăng tạm thời.

Dấu hiệu của một bull trap là gì?

Bull trap được hình thành dựa trên tín hiệu giả của phân tích kỹ thuật. Nếu nhà đầu tư không hiểu rõ về các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến mà chỉ biết mua khi đường giá “break out” thì rất dễ bị mắc phải bull trap. Với nhiều kinh nghiệm đầu tư, bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu của bẫy tăng giá như sau.

Mẫu hình nến

Nếu đường giá break out với một mẫu hình nến có bóng dài như nến doji thì có khả năng đây là một bull trap. Bóng nến trên dài thể hiện sự yếu thế của bên mua. Nến doji có cả bóng trên và bóng dưới dài, thể hiện sự giằng co của hai phe mua bán. Trường hợp này rất có thể động lực tăng giá sẽ không đủ để duy trì đà tăng. Ngược lại, nếu xuất hiện nến marubozu thì tín hiệu “break out” này sẽ đáng tin cậy hơn.

bull trap

Khối lượng giao dịch

Trong phiên break out có khối lượng giao dịch ít hơn mức trung bình thì nên cẩn thận. Điều này thường cảnh báo việc thiếu động lực tăng giá và có khả năng đảo chiều. Để xem được khối lượng giao dịch trung bình, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo “khối lượng giao dịch” và chọn hiển thị đường trung bình 20 phiên (MA 20).

Chiến lược giao dịch với Bull Trap

Bull Trap tuy là bẫy giá nhưng nếu biết tận dụng nhà đầu tư cũng hoàn toàn có thể thu lời. Sau đây là một số chiến lược hay được các pro trader sử dụng sẽ được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc:

  • Không giao dịch tại thời điểm thị trường có hình dạng Parabol

Khi thị trường bị kéo quá cỡ sẽ có dạng hình Parabol. Nguyên nhân là do các FOMO nhảy vào và đẩy giá lên cao vượt quá giá trị thực tế của các cặp tiền. Đây là dạng xu hướng kém bền vững và đảo chiều rất nhanh. Nhà đầu tư khó xác định được giá sẽ di chuyển bao xa và khó khăn trong việc đặt lệnh cắt lỗ (stop loss).

bull trap

  • Chỉ giao dịch breakout với các build up

Build Up là hình thái thị trường xuất hiện các vùng giá đang giằng co và dồn tại một vùng kháng cự. Khi giao dịch tại đây nhà đầu tư sẽ được đảm bảo an toàn hơn bởi tỷ lệ lời lỗ khá tốt nhờ vào việc dễ dàng đặt lệnh stop loss. 

bull trap

Vùng giá đang giằng co chứng tỏ bên mua đang có thiện chí mua ở giá cao hơn. Trong khu vực kháng cự tích lũy càng lâu thì các nhà đầu tư đặt lệnh mua càng nhiều. Giá được đẩy cao hơn và mang về lợi nhuận như chúng ta mong muốn.

Kết luận

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã trang bị được những kiến thức về bull trap là gì. Sau khi hiểu rõ bản chất vấn đề, ắt hẳn bạn có thể sớm nhận ra bull trap và có cách xử lý tốt. Chúc bạn giao dịch thành công!

phân kỳ Forex
Các dạng phân kỳ thường gặp trong Forex

Phân kỳ trong giao dịch Forex là tín hiệu khá thường gặp trong phân tích kỹ thuật. Đây là những tín hiệu forex chỉ ra sự đảo ngược xu hướng và lọc bỏ tín hiệu giả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về phân kỳ cũng như ứng dụng chúng trong giao dịch như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phân kỳ (Divergence) là gì?

Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng giá di chuyển theo một hướng, nhưng chỉ báo lại di chuyển theo hướng ngược lại. Hướng di chuyển sẽ được xác định bằng đỉnh và đáy của giá và chỉ báo. 

Dựa vào tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng  tiếp theo của giá. Hay đây chính là tín hiệu tốt để nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Các loại phân kỳ thường gặp

Dựa vào từng đặc điểm, hình thái mà người ta chia phân kỳ ra làm 3 loại chính là: Regular Divergence (phân kỳ thường), Hidden Divergence (phân kỳ ẩn), Exaggerated Divergence (phân kỳ phóng đại). Mỗi loại sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau. Tất cả sẽ được làm rõ trong phần nội dung dưới đây.

1. Phân kỳ thường

Phân kỳ thường được sử dụng để xác định xu hướng đảo chiều, được chia thành 2 loại như sau:

  • Phân kỳ dương 

Phân kỳ dương (Phân kỳ tăng giá – Bullish Divergence) xuất hiện trong một xu hướng giảm. Khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo lại tạo đáy cao hơn. Dấu hiệu này cho thấy động lượng giảm giá đã suy yếu và khả năng sắp xảy ra đảo chiều xu hướng.

Nhà đầu tư có thể căn cứ vào tín hiệu phân kỳ dương để kỳ vọng vào một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Tuy nhiên, để chắc chắn nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều tín hiệu khác như sự đồng thuận của khối lượng giao dịch và sự xác nhận của nến tăng.

phân kỳ Forex

  • Phân kỳ âm 

Phân kỳ âm (Phân kỳ giảm giá – Bearish Divergence) xuất hiện trong xu hướng tăng. Tại đó, giá liên tục tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này có thấy động lượng tăng đã suy yếu và sắp diễn ra đảo chiều giảm.

Nhà đầu tư có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ âm để giao dịch theo chiến lược đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Tuy nhiên, chúng ta nên chờ thêm một số tín hiệu khác để vào lệnh như: khối lượng giao dịch tăng hoặc có sự xác nhận của nến đỏ liên tiếp hay các mô hình nến đảo chiều…

2. Phân kỳ ẩn

Phân kỳ ẩn được sử dụng để giao dịch tiếp diễn theo xu hướng của giá. Phân kỳ ẩn cũng được chia thành 2 dạng là:

  • Phân kỳ ẩn tăng giá 

Phân kỳ ẩn tăng giá thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh mẽ, giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau thấp hơn. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng. 

phân kỳ Forex

Nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy để giao dịch thuận xu hướng. Để tăng xác suất thành công khi giao dịch, nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các tín hiệu như nến xanh tăng, mô hình giá tiếp diễn, sự đồng thuận của khối lượng giao dịch…

  • Phân kỳ ẩn giảm giá

Xuất hiện trong một xu hướng giảm mạnh, Khi giá liên tục tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng giảm có khả năng vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell để giao dịch thuận xu hướng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro nhà đầu tư nên chờ các tín hiệu xác nhận xu hướng từ: xuất hiện các cây nến đỏ, các mô hình giá tiếp diễn xu hướng giảm, …. 

phân kỳ Forex

3. Phân kỳ phóng đại

Trong phân kỳ phóng đại, giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau báo hiệu xu hướng đi ngang kết thúc và chuẩn bị xuất hiện xu hướng mới. Phân kỳ phóng đại cũng được chia thành 2 loại như sau:

  • Phân kỳ phóng đại chiều tăng

Phân kỳ phóng đại chiều tăng (Exaggerated Bullish Divergence) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng ngang (sideway) sắp kết thúc để di chuyển sang xu hướng tăng. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Buy.

phân kỳ Forex

  • Phân kỳ phóng đại chiều giảm

Phân kỳ phóng đại chiều giảm (Exaggerated Bearish Divergence) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là dấu hiệu dự báo xu hướng đi ngang sắp kết thúc và chuyển sang xu hướng giảm. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Sell.

Các chỉ báo nhận diện & xác định phân kỳ

Để xác định tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư cần dựa vào đường giá và các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt là nhóm chỉ báo động lượng. Dưới đây là một số chỉ báo quan trọng dùng để xác định tín hiệu phân kỳ.

1. MACD

MACD (Moving Average Convergence/Divergence), chỉ báo này được thiết kế để xác định những thay đổi về sức mạnh, động lượng và thời gian của một xu hướng. Tín hiệu phân kỳ của đường MACD và đường giá thường khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ báo MACD thường đi sau giá nên sẽ có độ trễ nhất định. Cho nên nhà đầu tư nên sử dụng nhiều chỉ báo khác nhau để gia tăng độ tin cậy.

phân kỳ Forex

2. Chỉ báo RSI

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối giúp nhà đầu tư xác định thị trường đang ở giai đoạn quá mua hay quá bán. RSI được biểu diễn dưới dạng bộ giao động di chuyển giữa 2 đường cực trị 0 và 100. Nhà đầu tư có thể dựa vào đường giá và đường giao động này để xác định phân kỳ. Từ đó có thể tìm ra được hướng đi của giá. 

phân kỳ Forex

RSI được coi là chỉ báo mạnh do phản ứng trước giá. Tuy nhiên, cũng như chỉ báo khác thì RSI cũng có độ nhiễu nhất định và được sử dụng như một phần của chiến lược giao dịch.

3. Stochastic

Chỉ báo Stochastic cũng là một trong số các chỉ báo giao động và thường được dùng để xác định lực mua bán của thị trường. Chỉ báo Stochastic cũng giao động quanh 2 điểm cực trị là 0 và 100.

Trường hợp chỉ báo Stochastic > 80 thì cho thấy tín hiệu mua quá mức. Nếu chỉ báo < 20 thì cho thấy tín hiệu bán quá mức. Nếu có sự khác biệt giữa đường giá và Stochastic chứng tỏ phân kỳ đã được hình thành. Đây sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường.

Một số lưu ý khi sử dụng phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ sẽ giúp nhà đầu tư xác định được hướng đi của giá trong tương lai. Tuy nhiên, tín hiệu này không phải lúc nào cũng chính xác. Dưới đây là một số lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng tín hiệu phân kỳ:

  • Nhà đầu tư nên chọn lọc tín hiệu phân kỳ chất lượng trước khi tiến hành giao dịch. Và chỉ coi phân kỳ như một tín hiệu chỉ dẫn trong trading. 
  • Nên theo dõi hành động giá đi kèm với tín hiệu phân kỳ để đưa ra nhận định chính xác hơn.
  • Trước khi thực hiện giao dịch phân kỳ, nhà đầu tư nên chú ý đến khối lượng và thời gian mà tín hiệu phân kỳ này kéo dài. Nếu phân kỳ kéo dài thì nhà đầu tư nên bỏ qua tín hiệu này và đợi một cú pullback rồi mới bắt đầu giao dịch.

Kết luận

Bên trên là tổng hợp các dạng phân kỳ thường gặp trong giao dịch Forex, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công!

Ichimoku
Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo nâng cao

Ichimoku là một trong các chỉ báo quan trọng dùng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Để biết chỉ báo Ichimoku là gì, có những ưu điểm trong phân tích, giao dịch Forex thế nào thì mời các bạn theo dõi bài chia sẻ này nhé.

Ichimoku là gì?

Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, thông thường các trader thường gọi tắt là mây Ichimoku hoặc Ichimoku Cloud. Ichimoku là một tập hợp các chỉ báo kỹ thuật giúp trader thấy được tất cả tín hiệu trên biểu đồ nến. Công cụ này có thể tồn tại độc lập và không cần kết hợp với bất cứ chỉ bảo nào khác.

Ichimoku có thể giúp các trader nhìn nhận được các thông tin quan trọng để giao dịch như:

  • Tìm ra xu hướng của giá
  • Xác định động lực và sức mạnh của xu hướng
  • Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
  • Đưa ra tín hiệu để vào lệnh, đóng lệnh.

Đám mây Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda, một nhà báo Nhật Bản và được xuất bản vào cuối những năm 1960. Nó cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn so với biểu đồ hình nến tiêu chuẩn. Mặc dù thoạt nhìn có vẻ phức tạp nhưng những người quen thuộc với cách đọc biểu đồ thường thấy dễ hiểu với các tín hiệu giao dịch được xác định rõ ràng.

Các thành phần của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku nhìn tổng thể giống như một đám mây. Nếu các chỉ báo khác chỉ có một đường hoặc một khu vực nhất định thì Ichimoku lại có đến 5 đường đóng vai trò và ý nghĩa khác nhau:

  • Đường Tenkan-sen: hay còn được gọi là đường chuyển đổi, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên rồi chia tất cả cho 2. Từ đường này người ta dễ dàng tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự, cũng như tín hiệu cho sự đảo chiều.
  • Đường Kijun-sen: hay còn gọi là đường cơ sở, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 phiên và chia kết quả cho hai. Đường này đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự chính, xác nhận sự thay đổi xu hướng và có thể được sử dụng làm điểm cắt lỗ.

Ichimoku

  • Đường Senkou Span A: Khoảng senkou A, hoặc khoảng trước A, được tính bằng cách cộng tenkan-sen và kijun-sen, chia kết quả cho hai. Đường này thông thường được vẽ về phía trước 26 phiên. Đường này tạo thành một cạnh của kumo hoặc đám mây – được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
  • Đường Senkou Span B: Khoảng senkou B, hoặc nhịp dẫn đầu B, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 phiên rồi chia cho hai. Đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên. Đường Senkou Span B tạo thành cạnh khác của kumo được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
  • Đường Chikou Span: Khoảng chikou, hoặc khoảng thời gian trễ, là giá đóng cửa của giai đoạn hiện tại được vẽ lùi về 26 phiên. Đường này được sử dụng để hiển thị các khu vực hỗ trợ và kháng cự có thể có.

Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku

Chỉ báo Ichimoku được các trader sử dụng khá phổ biến bởi những tính năng tuyệt vời mà nó mang lại. Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku trong giao dịch Forex như sau:

  • Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống các chỉ báo cho thấy cái nhìn toàn cảnh về hành động của giá. Công cụ này có thể khắc phục được rất nhiều hạn chế của các chỉ báo kỹ thuật khác.
  • Ichimoku cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự có thể được dự báo trong tương lai. Trong khi nhiều chỉ báo kỹ thuật khác chỉ cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự cho ngày và giờ hiện tại.
  • Ichimoku kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ: chỉ báo này thường được ghép nối với chỉ số sức mạnh tương đối (chỉ báo RSI), để xác nhận động lượng theo một hướng nhất định. 
  • Ichimoku thể hiện được tính khách quan của thị trường nên khi áp dụng vào chiến lược sẽ càng đơn giản và hiệu quả.

Ưu điểm của mây Ichimoku

Lợi ích khi ứng dụng mây Ichimoku vào phân tích và giao dịch:

Chỉ báo này có thể áp dụng với nhiều thị trường giao dịch như cổ phiếu, forex, hợp đồng tương lai, hợp quyền chọn, chỉ số và kim loại quý (vàng và bạc)…

Nhà đầu tư có thể dựa vào mây Ichimoku để lên ý tưởng và thiết lập giao dịch chỉ trong vài phút, nhờ đó dễ dàng nhận ra hướng giá, cảm giác, động lượng và sức mạnh của xu hướng.

Phương pháp Ichimoku hiển thị nhiều dữ liệu và kết hợp 3 chỉ báo trên một biểu đồ, nhờ đó, nhà đầu tư, phân tích sẽ hiểu rõ hơn về các hành động giá và có thể đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt.

Ichimoku Chart là biểu đồ thiên về xác định xu hướng giá. Biểu đồ Ichimoku indicator hoạt động tốt nhất ở những thị trường có xu hướng rõ ràng, nó giúp tìm ra hướng đi của giá. Ichimoku có thể giúp nhận ra các mức breakout giả vì hệ thống này có khả năng xác định xu hướng trong khung thời gian giao dịch.

Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku nâng cao

Chỉ báo Ichimoku cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ. Cụ thể chúng ta có thể áp dụng công cụ này trong giao dịch như sau:

1. Nhận định thị trường thông qua chỉ báo Ichimoku

Nhìn vào Ichimoku các nhà đầu tư sẽ nhận biết được xu hướng giá thị trường.

  • Xu hướng tăng khi giá ở phía trên đám mây Ichimoku.
  • Xu hướng giảm khi giá ở phía dưới đám mây Ichimoku 
  • Không có xu hướng hoặc chuyển đổi khi giá trong khu vực đám mây Ichimoku.

Ichimoku

Nhìn vào hình trên các nhà đầu tư có thể thấy Ichimoku hoạt động khá tốt trong thị trường có xu hướng. Tuy nhiên khi giá break out, các nhà đầu tư không thể tìm được điểm vào lệnh đẹp đáp ứng được tỷ lệ R:R.

Ichimoku chỉ đóng vai trò là một hỗ trợ kháng cự động nên tín hiệu chưa có độ tin tưởng cao.

2. Giao dịch khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen

  • Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ dưới lên, hướng đi này thể hiện thị trường tăng nên các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua.
  • Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ trên xuống, hướng đi này thể hiện thị trường giảm nên các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.
  • Khi Tenkan-Sen song song Kijun-Sen chúng tỏ xu hướng hiện tại đang còn rất mạnh.
  • Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía bên trên đám mây là tín hiệu của sự mua mạnh, và ngược lại Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía bên dưới đám mây là tín hiệu của sự bán mạnh.

Ichimoku

3. Giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá

  • Chikou Span cắt đường giá theo hướng từ dưới lên, các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua.
  • Chikou Span cắt đường giá theo hướng từ trên xuống các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.

Theo ví dụ trên ta thấy Chikou Span di chuyển chậm hơn đường giá. Và khi tiến hành lệnh mua giá diễn biến theo dự đoán tiếp tục tăng.

Ichimoku

4. Giao dịch khi Senkou Span A cắt Senkou Span B

  • Khi Senkou Span A cắt Senkou Span B theo hướng từ dưới lên các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua.
  • Khi Senkou Span A cắt Senkou Span B theo hướng từ trên xuống, các nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.

Theo ví dụ trên hình Senkou Span A và Senkou Span B nằm phía trước đường giá đến 26 phiên.

Ichimoku

Sau khi thực hiện lệnh mua giá tăng lên mạnh đúng theo dự đoán xu thế thị trường.

5. Sử dụng khi kết hợp cùng lúc các yếu tố của Ichimoku

Nếu Ichimoku dang ở trong tình trạng dưới đây các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua:

  • Giá vào lệnh nằm phí trên đám mây
  •  Đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen theo hướng từ dưới lên.
  •  Vị trí giao cắt Tenkan-Sen và đường Kijun-Sen nằm trên mây Ichimoku.
  • Đường Senkou Span A đang nằm phía trên Senkou Span B.
  • Đường Chikou Span đang nằm phía trên đường giá.

Nếu Ichimoku dang ở trong tình trạng dưới đây các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán:

  • Giá vào lệnh nằm phía dưới đám mây
  •  Đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen theo hướng từ trên xuống.
  •  Vị trí giao cắt Tenkan-Sen và đường Kijun-Sen nằm phía dưới đám mây Ichimoku.
  • Đường Senkou Span A đang nằm phía dưới Senkou Span B.
  • Đường Chikou Span đang nằm phía dưới đường giá.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Ichimoku – một trong những chỉ báo kỹ thuật chính xác và mạnh mẽ nhất hiện nay. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ Ichimoku là gì và biết cách sử dụng chỉ báo Ichimoku. Chúc các nhà đầu tư thành công!

pivot point
Cách sử dụng điểm xoay Pivot point trong forex hiệu quả

Kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ quan trọng trong thị trường forex. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một công cụ tiềm năng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là điểm xoay pivot. Vậy cụ thể, Pivot point là gì? Tại sao điểm pivot lại được nhiều trader sử dụng? Phương pháp giao dịch với pivot point như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Điểm pivot là gì?

Pivot point có nghĩa là “điểm xoay”, tức tại vùng này giá có thể xảy ra phản ứng đảo chiều. Điểm pivot được xác định dựa trên giá trị trung bình của mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Nhờ xác định được pivot point, trader có thể nắm được vùng kháng cự và hỗ trợ, hai yếu tố quan trọng khi giao dịch trên sàn.

Ưu nhược điểm của pivot point

Pivot point là chỉ báo hữu ích, giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hiểu rõ cả các ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo này để áp dụng chính xác nhất.

Ưu điểm:

  • Điểm pivot giúp xác định các ngưỡng giá để tìm ra thời điểm vào và thoát lệnh tiềm năng. Trường hợp giá nằm trên đường pivot point tức phía bán đang chiếm ưu thế, đây là lúc nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Ngược lại, khi giá di chuyển dưới đường pivot point thì phía mua đang chiếm ưu thế, nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
  • Bản chất của Pivot point là xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự, nhờ đó tìm ra điểm giá có khả năng đảo chiều.
  • Các nhà đầu tư có thể sử dụng điểm pivot như một công cụ phân tích kỹ thuật có thể dùng trên mọi khung thời gian đồ thị.
  • Có thể kết hợp pivot point với một số chỉ báo khác như RSIMACD hay khối lượng giao dịch để tối ưu khả năng thành công của giao dịch.

Nhược điểm:

Dù mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng không thể phủ nhận những khía cạnh còn hạn chế của pivot point:

  • Trong trường hợp giá cao nhất và giá thấp nhất của khung thời gian trước đó quá gần nhau, các tín hiệu phát ra có khả năng cao là tín hiệu giả.
  • Khi giá cao nhất và thấp nhất của khung thời gian trước đó cách nhau quá rộng, điểm pivot thường không thể dự báo tín hiệu giá ở các khung thời gian sau.
  • Nếu mức chênh lệch giữa đường hỗ trợ và kháng cự biến đổi mạnh sẽ rất khó để xác định điểm cắt lỗ. Lúc này nếu sử dụng pivot point để cắt lỗ sẽ không đảm bảo mức tỷ lệ chuẩn R:R (rủi ro : lợi nhuận).

Cấu tạo điểm xoay Pivot

Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy cấu tạo điểm xoay Pivot khá phức tạp nhưng các bộ phận của điểm xoay Pivot lại quen thuộc và rất dễ nhận biết. Theo đó, một điểm xoay Pivot bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Đường chính PP, còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc điểm trục.
  • R1, R2, R3 lần lượt là ba đường kháng cự – Resistance (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự) nằm bên trên đường chính PP.
  • S1, S2, S3 là ba đường hỗ trợ – Support (điểm xoay hỗ trợ) nằm bên dưới đường PP.

pivot point

Nhìn vào hình trên, ta rút ra các nhận xét sau:

  • Nếu giá đóng cửa nằm ở phần trên của cây nến thì đường chính PP (điểm xoay Pivot) cũng nằm ở phần trên cây nến. 
  • Ngược lại, giá đóng cửa nằm ở phần dưới của nến thì đường chính PP cũng nằm ở phần dưới của nến.
  • Nếu giá đóng cửa nằm ở giữa mức giá cao nhất và giá thấp nhất thì đường chính PP sẽ trùng với mức giá đóng cửa.

Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4

Pivot point là chỉ báo được không được cài đặt mặc định trên nền tảng MT4. Do đó để mở được PP, đầu tiên các bạn cần tải Pivot point miễn phí trên hệ điều hành Google, Cốc Cốc,…

Sau khi đã tải PP về máy, các bạn giải nén tập tin và thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Mở MT4, chọn File => Open Data Folder => MQL4 => Indicators.

pivot point

  • Bước 2: Sao chép file Pivot point vừa tải về vào mục Indicator vừa mở.

pivot point

  • Bước 3Chọn View => Navigator => tìm chỉ báo để kích hoạt 

pivot point

  • Bước 4: Xác định vị trí chỉ báo Pivot Point vừa kích hoạt rồi nhấn đúp chuột vào tên chỉ báo. Sau đó chọn OK để tải chỉ báo PP lên đồ thị trên MT4.

Đến đây các bạn đã hoàn thành việc download và cài đặt điểm Pivot trên MT4. Tiếp theo các bạn chỉ cần theo dõi các đường chỉ báo và xác định các tín hiệu đóng mở lệnh phù hợp.

Cách giao dịch với Pivot 

Phương pháp giao dịch với Pivot point được đánh giá là hiệu quả cao và khá đa dạng. Đó là những cách như thế nào thì mời bạn đọc tham khảo ngay trong phần dưới đây của chúng tôi.

1. Giao dịch trong range (phạm vi)

Đây là phương pháp giao dịch đơn giản nhất, theo đó các nhà đầu tư sẽ sử dụng điểm Pivot như một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thông thường.

Thực tế, pivot point là điểm mà giá đã chạm tới mức hỗ trợ và kháng cự nhưng sau đó lại đảo chiều quay ngược trở lại. Nếu càng nhiều lần giá dao động như vậy chứng tỏ mức retest càng mạnh và đây được coi là tín hiệu tốt để giao dịch.

pivot point

  • Khi giá di chuyển gần đến mức kháng cự, bạn vào lệnh SELL và đặt cắt lỗ ngay phía trên đường kháng cự.
  • Khi giá tiến lại gần mức hỗ trợ, bạn vào lệnh BUY và đặt cắt lỗ ngay dưới mức hỗ trợ này.

2. Giao dịch theo điểm phá vỡ (breakout)

Từ hình minh họa trên, các bạn có thể tham khảo chiến lược giao dịch với điểm đột phá như sau:

  • Đặt lệnh BUY khi giá vừa phá vỡ mức kháng cự R1, sau đó có thể đặt cắt lỗ tại vị trí ngay dưới R1.
  • Sau khi phá vỡ mức kháng cự R3, thời điểm giá đảo chiều là cơ hội tốt để các nhà đầu tư vào lệnh SELL như trong hình.

pivot point

Ngoài ra, các trader có thể dùng các mức kháng cự hoặc hỗ trợ của điểm pivot kế tiếp làm điểm take profit (chốt lời) cho giao dịch hiện tại.

Trường hợp giá sẽ break out qua tất cả các đường pivot là rất khó, trừ khi có một tin tức bất ngờ hoặc một sự kiện kinh tế-chính trị gây ảnh hưởng lớn xảy ra.

3. Giao dịch theo đường PP trung tâm

  • Vào lệnh BUY nếu giá vượt qua đường PP và tiếp tục đi lên.
  • Bạn vào lệnh SELL nếu giá giảm xuống cắt qua đường PP.

pivot point

Chiến lược đơn giản nhưng đồng nghĩa cũng sẽ có rủi ro lớn. Tương tự như giao dịch breakout, nhiều khi bạn hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng nó lại quay đầu giảm xuống dưới.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về điểm pivot là gì, cách áp dụng điểm pivot trong giao dịch như thế nào. Đây là một công cụ chỉ báo rất hữu dụng, tuy nhiên, nhà đầu tư cũng đừng quên sử dụng kết hợp với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác giảm thiểu rủi ro trong giao dịch của mình.

Momentum
Phân tích xu hướng thị trường với chỉ báo momentum

Chỉ báo Momentum được rất nhiều trader phân tích kỹ thuật tin tưởng và sử dụng. Momentum indicator (còn gọi là chỉ báo momentum, chỉ báo động lượng) xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Vì thế, nó là một chỉ báo kỹ thuật hiệu quả trong các chiến lược giao dịch.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ báo Momentum là gì, cách sử dụng chỉ báo momentum trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4), cách áp dụng chỉ báo momentum vào chiến lược giao dịch và cách sử dụng MT4 Momentum Indicator để xác nhận lại xu hướng.

Momentum là gì ?

Momentum (MOM), theo Tiếng Anh chuyên ngành có nghĩa là động lượng. Trong lĩnh vực forex, ta hiểu nó là sức mạnh của xu hướng. Theo đó, Momentum Indicator là chỉ báo có chức năng đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá.

Các trader sẽ dựa vào thông số mà chỉ báo cung cấp để xác định được sức mạnh ẩn chứa đằng sau xu hướng hiện tại. Đây là cơ sở vững chắc giúp các trader dự đoán được xu hướng đảo chiều hay là tiếp diễn của thị trường; từ đó đưa ra quyết định vào lệnh chuẩn xác hơn.

Ý nghĩa của chỉ báo Momentum

Khi muốn sử dụng thành thạo và giao dịch thành công với bất kỳ loại chỉ báo nào, việc hiểu được ý nghĩa cốt lõi của nó là vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó, trong nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn về ý nghĩa của chỉ báo Momentum.

Giúp nhà đầu tư nhìn nhận một cách tổng quát sức mạnh của xu hướng:

  • Chỉ báo Momentum tăng cho thấy xu hướng thị trường đang tăng và bền vững. 
  • Chỉ báo Momentum giảm cho thấy xu hướng cũ đang suy yếu và có khả năng đảo chiều.

Giúp trader phân tích sâu hơn về hành vi giá:

Khi tìm hiểu sâu hơn về chỉ báo, các nhà đầu tư phát hiện ra rằng Momentum cũng tồn tại trong từng thân nến. Cụ thể:

  • Một cây nến có phần thân dài và không có bóng nến được xem là cây nến mạnh (nến Marubozu), chứng tỏ nó có lực momentum cao. 
  • Trái lại, một cây nến có phần thân ngắn đi kèm với một hoặc cả 2 bóng nến dài thì được coi là nến yếu và lực momentum thấp.

Như vậy, chỉ cần so sánh nến tăng, nến giảm và sức mạnh của từng câu nến nhà đầu tư cũng có thể đo lường được độ mạnh của xu hướng thị trường lúc đó. Điều này sẽ giúp bạn phân tích được sâu hơn về hành vi giá.

Cung cấp cho các trader 3 tín hiệu quan trọng:

  • Khi đường chỉ báo Mom cắt đường 100 cho thấy tín hiệu quá mua hay quá bán hoặc giá đang di chuyển nhanh hay chậm như thế nào.
  • Khi đường Mom cắt đường MA  (đường trung bình động) sẽ giúp trader tìm ra điểm mà tại đó giá có dấu hiệu đảo chiều.
  • Khi đường chỉ báo Mom phân kỳ hoặc hội tụ đường giá cho thấy giá đang có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, nếu đang trong xu hướng mạnh thì tín hiệu này khá yếu và dễ bị nhiễu

Hướng dẫn cài đặt Momentum Indicator

Tương tự như các chỉ báo kỹ thuật khác, cách cài đặt Momentum cũng tương đối đơn giản. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Momentum Indicator trên MT4 và Tradingview.

1. Cách cài đặt Momentum indicator trên MT4

Hiện tại Momentum đã được tích hợp sẵn trên phần mềm MT4. Để kích hoạt chỉ báo, chúng ta click chuột lần lượt theo các bước sau:

  • Bước 1: Trên thanh menu chọn Insert –> Indicators –> Oscillators –> Momentum

Momentum

  • Bước 2: Sau khi thiết lập xong chỉ báo, màn hình sẽ hiện ra hộp thoại Momentum như hình bên dưới:

Momentum

Nhìn hình ta thấy, hộp thoại bao gồm: Parameters, Levels và Visualizations (khung thời gian hiển thị). 

– Tại mục Parameters: ta sẽ nhập chu kỳ vào ô Period (thường MT4 sẽ mặc định là 14 ngày). Ô Apply to chọn hình thức giá sẽ phân tích (thường là đóng cửa). Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa,… Style là phần điều chỉnh màu sắc, kiểu đường momentum (đậm hay nhạt, đứt hay liền).

– Tại mục Level: Thiết lập đường Momentum 100 bằng cách nhấp vào Add và nhập vào 100.

– Tại mục Visualizations: Chọn khung thời gian bạn muốn phân tích.

Các thông số thường sẽ được cài đặt mặc định, nếu cảm thấy đã phù hợp với mục tiêu của chiến lược thì bạn chỉ cần chọn OK mà không cần thiết lập lại. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh các con số theo ý muốn của bản thân.

2. Cách cài đặt Momentum indicator trên Tradingview

Tương tư như nhiều phần mềm khác, TradingView chỉ hỗ trợ miễn phí một số chỉ báo thông dụng. Trong đó, có chỉ báo Momentum nên việc cài đặt chỉ báo này vài biểu đồ cũng khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ tradingview.com
  • Bước 2: Chọn mục biểu đồ sau đó chọn fx
  • Bước 3: Điền “Momentum” vào phần tìm kiếm sau đó nhấp vào chỉ báo này là xong.

Momentum

  • Bước 4: Để cài đặt các thông số cho chỉ báo bạn nhấp vào hình bánh xe (cài đặt) ở chỉ báo.

Để cài đặt chu kỳ bạn điền vào ô đầu tiên và thiết lập đường momentum ở ô thứ 2 trong mục các đầu bào. Nếu muốn điều chỉnh màu thì nhấp vào tab định dạng.

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Phương pháp giao dịch với chỉ báo Momentum tương ứng với từng tín hiệu mà chỉ báo cung cấp cho các nhà đầu tư, đã được nêu ở phần ý nghĩa. Sau đây bài viết sẽ trình bày chi tiết từng tín hiệu giao dịch cụ thể:

1. Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100.

  • Khi đường chỉ báo Momentum đi lên trên và cắt đường 100, giai đoạn này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và có khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Lúc này các trader có thể đặt lệnh mua theo xu hướng. 

Momentum

  • Tương tự, khi đường Momentum đi xuống và cắt đường 100 chứng tỏ bên bán đang chiếm lợi thế, giá có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Đây là tín hiệu tiềm năng để các nhà đầu tư vào lệnh bán.

Tuy nhiên, các trader cần lưu ý rằng đường 100 và đường chỉ báo Momentum giao nhau rất thường xuyên, các tín hiệu phát ra cũng khá yếu. Do đó, bạn cũng cần kết hợp một số chỉ báo phân tích kỹ thuật khác khi sử dụng động lượng. 

2. Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá.

Tín hiệu hội tụ và phân kỳ chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với đa số các nhà đầu tư. Việc xác định phân kỳ hay hội tụ phụ thuộc vào các đỉnh và đáy được hình thành bởi đường Momentum và đường giá. Cụ thể:

  • Phân kỳ xuất hiện khi đường Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng đường giá lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
  • Hội tụ xuất hiện khi đường Momentum tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Momentum

Khi xuất hiện tín hiệu hội tụ, phân kỳ sẽ cho nhà đầu tư biết được giá có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, tín hiệu xu hướng đảo chiều là một tín hiệu yếu khi phân kỳ hoặc hội tụ xảy ra. Đặc biệt là khi giá đang di chuyển trong một trend mạnh, các tín hiệu này rất dễ bị nhiễu. Do đó, các nhà giao dịch không nên quá tin tưởng vào tín hiệu đảo chiều này; để tăng độ chuẩn xác cho giao dịch, tốt nhất bạn vẫn nên kết hợp với nhiều công cụ và chỉ báo khác.

3. Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường MA

Khi kết hợp 2 chỉ báo này với nhau sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra các điểm mà tại đó giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Trong trường hợp này bạn có thể kết hợp với đường MA với chu kỳ khác nhau nhưng theo những trader chuyên nghiệp thì chu kỳ 9, 14, 21 sẽ phổ biến hơn cả. Chu kỳ càng dài thì độ mượt, tính chính xác càng cao.

Momentum

Theo đó:

  • Nếu đường Momentum đi lên và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
  • Nếu đường Momentum đi xuồng và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Lưu ý: Tín hiệu này thường khá yếu cho nên để tăng tính chính xác thì nhà đầu tư nên kết hợp cùng các tín hiệu khác và kết hợp giữ Momentum và đường 100 là gợi ý hoàn hảo cho trường hợp này.

Kết luận

Hy vọng các bạn có thể áp dụng những kiến thức bổ ích trên vào thực chiến để tìm ra được phong cách giao dịch hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của bản thân nhất.

Mô hình kênh giá
2 Cách Giao Dịch Mô Hình Kênh Giá Hiệu Quả Nhất

Bất kỳ nhà giao dịch nào cũng sẽ nói với bạn rằng việc xác định xu hướng trên thị trường là chìa khóa để tạo ra lợi nhuận. Chiến lược giao dịch kênh giá là một cách thông minh để phát hiện những xu hướng này cũng như các đợt đột phá và tăng giá tiềm năng trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy Kênh giá (Price Channel) là gì? Cách xác định kênh giá trong Forex như thế nào? Sử dụng kênh giá làm sao cho có hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mô hình kênh giá là gì?

Mô hình kênh giá (Channel) là một dạng phát triển của giá theo xu hướng gồm 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ song song với nhau. Giá sẽ dao động và tạo xu hướng theo hành lang tạo bởi 2 vùng cản này.

Mô hình này kết thúc khi giá phá vỡ 1 trong 2 cản Kháng Cự hoặc Hỗ Trợ và tạo một xu hướng mới. Thường thì hướng phá vỡ sẽ theo hướng ngược chiều so với hướng của mô hình.

Mô hình kênh giá

2 dạng mô hình kênh giá thường gặp

Với dạng 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ song song và nằm ngang, đây là mô hình giá Hình Chữ Nhật sẽ được tôi giới thiệu sau. Trong bài viết này chúng ta chỉ quan tâm tới 2 dạng mô hình Kênh giá hướng lên (Uptrend) và hướng xuống (Downtrend) mà thôi.

Mô hình kênh giá tăng (Channel Uptrend)

Dạng kênh giá này có 2 đường Kháng Cự – Hỗ Trợ song song hướng lên. Điểm phá vỡ (Break Out) của mô hình thường sẽ nằm ở Hỗ Trợ. Sau khi phá cản, giá sẽ đảo chiều giảm. Một vài trường hợp có thể sẽ điều chỉnh Retest lại Hỗ Trợ này.

Mô hình kênh giá

Ví dụ thực tế 1 kênh giá tăng.

Mô hình kênh giá

Mô hình kênh giá giảm (Channel Downtrend)

Ngược lại với kênh giá tăng, chúng ta có kênh giá giảm với 2 đường Kháng Cự – Hỗ Trợ song song và hướng xuống. Sau khi tạo mô hình này, giá thường phá vỡ theo hướng lên trên (phá vỡ Kháng Cự) và đi lên. Một đà tăng mạnh mẽ có thể xuất hiện sau sự phá vỡ này.

Mô hình kênh giá

Ví dụ thực tế kênh giá giảm.

Mô hình kênh giá

Đặc điểm của mô hình 

+ Mô hình kênh giá cần ít nhất 2 đỉnh để tạo thành Kháng Cự và 2 đáy để tạo thành Hỗ Trợ.

+Nếu giao dịch trong kênh giá, bạn chỉ nên đặt lệnh TĂNG trong kênh giá tăng và đặt lệnh GIẢM trong kênh giá giảm. Điều này sẽ được tôi nói rõ tại phần giao dịch với Kênh giá.

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình kênh giá

Giao dịch Forex hiệu quả với mô hình kênh giá

Trong Forex, có 2 kiểu giao dịch với kênh giá là giao dịch trong kênh giá và giao dịch theo điểm phá vỡ (Break Out) của mô hình.

Cách giao dịch Forex

Với dạng giao dịch này bạn hãy nhớ rõ: Trong kênh giá tăng chỉ được mở các giao dịch TĂNG. Ngược lại trong kênh giá giảm bạn chỉ được mở các giao dịch GIẢM.

Cách đặt lệnh như sau.

Với kênh giá tăng.

+ Entry (Điểm mở lệnh): Khi giá chạm Hỗ Trợ của kênh giá.

Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại mức giá chạm Hỗ Trợ trước đó.

Take Profit (Điểm chốt lời): Bạn chốt lời khi giá chạm vào Kháng Cự.

Hãy xem ảnh dưới để hiểu rõ hơn cách đặt lệnh với kênh giá tăng.

Mô hình kênh giá

Nếu lệnh trước win, điểm dừng lỗ của lệnh sau sẽ là điểm vào lệnh của lệnh trước.

Với kênh giá giảm:

Khi giá trong kênh giá giảm bạn đặt lệnh như sau.

+Entry (Điểm mở lệnh): Khi giá chạm Kháng Cự.

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Kháng Cự trước đó.

+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm Hỗ Trợ.

Mô hình kênh giá

Nếu lệnh trước win, điểm dừng lỗ của lệnh sau sẽ là điểm vào lệnh của lệnh trước.

Giao dịch theo Break Out

Cách đặt lệnh này dựa vào điểm phá vỡ của kênh giá. Đây là một tín hiệu rất tốt cảnh báo giá sẽ đảo chiều xu hướng. Bạn mở lệnh như sau.

Với kênh giá tăng:

+Entry (Điểm mở lệnh: Khi cây nến phá vỡ (Break Out) Hỗ Trợ kết thúc.

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Kháng Cự trước đó.

+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm lại các mức Hỗ trợ mà nó tạo ra trong mô hình.

Mô hình kênh giá

Với kênh giá giảm:

+Entry (Điểm mở lệnh: Khi cây nến phá vỡ (Break Out) Kháng Cự kết thúc.

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại điểm giá chạm Hỗ trợ trước đó.

+Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm lại các mức Kháng Cự mà giá tạo ra trong mô hình.

Kết luận

Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn các cách giao dịch hiệu quả kênh giá, mong rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ những gì chúng tôi chia sẽ.

Parabolic SAR
Dùng chỉ báo Parabolic SAR để xác định đảo chiều

Xác định xu hướng thị trường cũng giống như một “tấm vé thông hành” giúp con đường đến với thành công của các trader dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng thực tế, việc nhận biết điểm kết thúc xu hướng để đóng lệnh là vấn đề quan trọng không kém việc phát hiện điểm khởi đầu của trend. Vậy nên, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc chỉ báo Parabolic SAR (Stop and Reverse) – một công cụ tuyệt vời để xác định điểm kết thúc của xu hướng.

Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR (PSAR) có tên đầy đủ là Parabolic Stop And Reverse, trong đó “stop and reverse” có nghĩa là dừng lại và đảo chiều. Tên gọi này cũng thể hiện phần nào chức năng chính của chỉ báo là hỗ trợ xác định xu hướng của thị trường, cụ thể là phát hiện điểm quá mua và quá bán. Qua đó giúp các nhà đầu tư tìm ra điểm thoát lệnh xu hướng cũ hay vào lệnh khi bắt đầu một xu hướng mới.

Chỉ báo Parabolic SAR được phát triển bởi huyền thoại nước Mỹ – John Welles Wilder. Ông cũng là cha đẻ của một số chỉ báo thông dụng khác như chỉ báo ADX, Average True RangeRSI indicator,…

Đặc điểm của chỉ báo Parabolic SAR

Sau khi nắm được khái niệm của chỉ báo Parabolic SAR, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin nổi bật nhất liên quan đến đặc điểm của chỉ báo Parabolic như sau:

  • Parabolic SAR được biểu diễn bởi hàng loạt các dấu chấm nhỏ liên kết với nhau tạo thành các đường nét đứt. 
  • Khi thị trường đang trong một xu hướng mạnh (có thể tăng hoặc giảm), khoảng cách giữa đường nét đứt và đường giá ngày càng mở rộng. 
  • Ngược lại trong thị trường sideway (không có xu hướng rõ ràng), đường giá và đường nét đứt lại cắt nhau liên tục và không cho tín hiệu cụ thể.
  • Khi các đường nét đứt thay đổi vị trí so với giá, chứng tỏ xu hướng thị trường có thể biến động mạnh hơn trong thời gian tới. Chẳng hạn khi đường chỉ báo parabolic sar nằm phía trên nến giá rồi sau đó chuyển xuống di chuyển bên dưới đường giá, dấu hiệu này cho thấy giá có thể sẽ tăng cao hơn trong tương lai gần.

Đặc điểm của Parabolic sar cho thấy chỉ báo này phù hợp để xác định điểm cắt lỗ. Cách thực hành là các trader sẽ đặt điểm cắt lỗ tương ứng với mức chỉ báo parabolic.

Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic sar chỉ thực sự phát huy được tiềm năng khi hoạt động trong thị thường có xu hướng cụ thể, và đương nhiên nó tỏ ra hoạt động kém hiệu quả khi thị trường đang sideway (đi ngang). Tác giả của parabolic khẳng định rằng chỉ báo này thích hợp nhất để thiết lập và định lượng sức mạnh của xu hướng thị trường.

– Ba ý nghĩa cơ bản mà các nhà giao dịch phải nắm được khi sử dụng chỉ báo Parabolic SAR là:

  • Nhận biết xu hướng thị trường hiện tại.
  • Xác định những điểm entry lý tưởng.
  • Xác định vị thế thoát lệnh tiềm năng (chốt lời và cắt lỗ).

Theo quan điểm của các pro traders, vai trò xác định điểm kết thúc xu hướng được cho là hiệu quả nhất. Do đó nó sẽ giúp các nhà đầu tư thoát khỏi vị thể giao dịch sớm hơn khi thị trường có dấu hiệu chuyển sang một xu hướng mới.

Cài đặt chỉ báo Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR là dạng chỉ báo phổ biến được tích hợp sẵn trong các nền tảng giao dịch MT4, MT5 và Tradingview. Sau đây, Tôi sẽ lần lượt hướng dẫn bạn cách cài đặt chỉ báo này vào biểu đồ giao dịch trên 2 nền tảng chính là MT4 và Tradingview.

1. Cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên phần mềm MT4

Chúng ta cũng thực hiện tương tự như cách cài đặt các chỉ báo khác, chúng ta vào mục Navigator → Indicators → Parabolic SAR. Sau khi chọn giao diện mở ra như hình chúng ta thấy bên dưới.

Parabolic SAR

Ngoài cách cài đặt trên, chúng ta cũng có thể cài đặt chỉ báo bằng cách sau: Chọn mục Insert → Trend → Parabolic SAR.

2. Cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên Tradingview

Tương tự, để cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên Tradingview, các bạn chọn “Indicators” → Gõ “Parabolic” trong ô tìm kiếm → Chọn “Parabolic SAR” hoặc “SAR dạng đồ thị Parabol”.

Cách giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR 

Sau khi đã hiểu rõ các kiến thức căn bản của parabolic sar, các bạn có thể bắt tay vào thực hành thông qua việc tham khảo cách thức giao dịch với chỉ báo parabolic được trình bày trong phần nội dung dưới đây.

1. Sử dụng Parabolic SAR để xác định xu hướng giá

  • Khi đường chỉ báo di chuyển bên dưới đường nến giá thì đây được xem là tín hiệu của xu hướng tăng (thị trường bullish), cũng là thời điểm thích hợp để các trader thực hiện mua vào.
  • Tương tự, đường chỉ báo nằm phía trên nến giá báo hiệu một xu hướng giảm (thị trường bearish), đây là căn cứ để các trader thực hiện bán ra.

2. Sử dụng Parabolic SAR để xác định thời điểm đóng lệnh

  • Đóng các vị thế buy khi giá di chuyển phía dưới đường chỉ báo và các dấu chấm xuất hiện phía trên biểu đồ..
  • Đóng các vị thế sell khi giá di chuyển phía trên đường chỉ báo và các dấu chấm xuất hiện phía dưới biểu đồ.

Nhiều trader quan điểm rằng, chỉ báo sẽ cho tín hiệu đáng tin hơn nếu đường chỉ báo và đường giá song song với nhau, và trở nên kém tin cậy khi hai đường có dần hội tụ.

3. Kết hợp với đường kháng cự và hỗ trợ

Cách giao dịch kết hớp với đường kháng cự và hỗ trợ này tuy đơn giản nhưng lại cho thấy mức độ hiệu quả cao. Cụ thể:

  • Khi dấu chấm parabolic xuất hiện ngay trên đường giá tại vùng kháng cự mạnh, các trader giao dịch bằng cách đặt lệnh bán ngay khi cây nến đóng. Sau đó, thoát lệnh khi chấm PSAR bắt đầu xuất hiện phía dưới nến giá.

Parabolic SAR

  • Tuy nhiên, các bạn lưu ý rằng, nếu dấu chấm PSAR xuất hiện dưới khu vực hỗ trợ mạnh thì khả năng cao đây là tín hiệu gây nhiễu và không chính xác cho nên thời điểm này nhà đầu tư ko nên đặt lệnh Sell.

4. Kết hợp với trendline

Trendline cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các trader giao dịch với PSAR hiệu quả và cho tín hiệu tin cậy hơn. Theo đó: 

  • Khi các chấm PSAR xuất hiện dưới đồ thị nến ngay tại vùng hỗ trợ của trendline đang tăng, các trader thực hiện vào lệnh mua ngay khi nến đóng. Đến khi chấm PSAR xuất hiện phía trên đường giá, đây là thời điểm thích hợp để trader thoát vị thế giao dịch.
  • Ngược lại, khi chấm PSAR nằm phía trên đường giá tại vùng kháng cự của trendline đang giảm, các trader thực hiện vào lệnh bán ngay khi nến đóng. Thoát lệnh khi chấm PSAR bắt đầu xuất hiện bên dưới biểu đồ nến.

Parabolic SAR

5. Kết hợp với kênh giá

Cũng giống như đường xu hướng (trendline), kênh giá là một công cụ giúp nhận định xu hướng và cài đặt lệnh giao dịch hiệu quả. Trong đó, kênh giá được cấu tạo đơn giản bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau gói gọn đường đi của giá. 

Để kết hợp hoàn hảo giữa kênh giá và chỉ báo Parabolic sar, các trader thường dựa vào lợi thế trong việc xác định xu hướng mạnh mẽ của kênh giá. Cụ thể, có 2 kiểu kết hợp tương ứng với từng trường hợp:

  • Giao dịch cùng chiều

– Khi chấm PSAR xuất hiện bên dưới đường giá và giá đi vào đường hỗ trợ của kênh giá đang tăng. Các nhà đầu tư vào lệnh BUY, đóng lệnh khi chấm PSAR vừa vượt lên khỏi đường kháng cự của kênh giá.

– Ngược lại Khi chấm PSAR xuất hiện bên trên đường giá và giá đi vào đường kháng cự của kênh giá đang tăng. Các nhà đầu tư vào lệnh SELL, đóng lệnh khi chấm PSAR vừa vượt ra khỏi đường hỗ của kênh giá.

Chú ý: trong tình huống này, đóng lệnh luôn tại khu vực kháng cự, hỗ trợ sẽ giúp các trader thu được mức sinh lời nhiều hơn thay vì đợi đến khi chấm PSAR xuất hiện.

Parabolic SAR

  • Giao dịch đảo chiều

Phương pháp giao dịch trong trường hợp này được thể hiện ngay ở tên gọi của nó. Theo đó, các trader bạn cần đợi các khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ của kênh giá phát ra tín hiệu đảo chiều.

– Khi kênh giá trong trend tăng, trader hãy chờ đến khi giá tăng chạm tới vùng kháng cự của kênh giá và đồng thời chấm PSAR xuất hiện ở phía trên giá. Tín hiệu này cho thấy xu hướng có thể đảo chiều giảm xuống. Lúc này, các trader có thể đặt lệnh SELL và đóng vị thế lệnh khi chấm PSAR nằm bên dưới giá.

– Khi kênh giá giảm, tín hiệu dự báo xu hướng đảo chiều tăng có thể xảy ra khi giá giảm chạm tới vùng hỗ trợ và chấm PSAR xuất hiện phía dưới đường hỗ trợ đó của kênh giá. Khi đó, trader vào lệnh BUY và thoát lệnh khi chấm PSAR xuất hiện phía trên giá.

Chú ý: Trường hợp chấm PSAR thay đổi hướng trước khi giá chạm tới vùng kháng cự hoặc hỗ trợ thì đây không phải tín hiệu giao dịch khi kết hợp giữa kênh giá và PSAR, mà nó đơn thuần là tín hiệu của chỉ báo PSAR.

6. Kết hợp với mô hình nến nhật đảo chiều

  • Trong một uptrend, nếu xuất hiện mô hình nến nhật đảo chiều giảm đi kèm với chấm PSAR xuất hiện phía trên giá. Đây là tín hiệu cho thấy khả năng cao xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Trường hợp này, các trader có thể vào lệnh SELL khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và thoát vị thế lệnh khi chấm PSAR xuất hiện bên dưới giá.
  • Trong một downtrend, nếu xuất hiện mô hình nến đảo chiều tăng đi kèm với chấm PSAR chuyển hướng nằm phía dưới giá. Đây là tín hiệu đảm bảo rằng giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Ngược lại với uptrend, lúc này các trader BUY khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và đóng lệnh khi chấm PSAR xuất hiện phía trên giá.

Chú ý: Thời điểm xuất hiện mô hình nến đảo chiều và chấm PSAR đổi hướng không cần diễn ra cùng lúc, nhưng nhất thiết phải đảm bảo có đủ 2 yếu tố này.

7. Kết hợp nhiều công cụ cùng lúc

Để đảm bảo xác suất thành công cho giao dịch, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể kết hợp PSAR với một số hoặc tất cả các công cụ đã nêu ở trên: đường xu hướng, kháng cự hỗ trợ, kênh giá, mô hình đảo chiều….

Các bạn có thể hình dung cụ thể hơn thông qua ví dụ kết hợp PSAR với kháng cự hỗ trợ và mô hình đảo chiều dưới đây:

Parabolic SAR

Nhìn hình trên ta thấy, giá đang trong xu hướng tăng, và khi đi lên chạm tới vùng kháng cự, giá lập tức quay đầu giảm xuống. 

Sau khi nến D1 thứ 2 đóng cửa (cây nến khoanh tròn trong hình), mẫu hình giá đảo chiều giảm Sao hôm (Evening Star) được hoàn thành đi kèm với chấm PSAR chuyển hướng sang nằm phía trên giá. Các hiện tượng này kết hợp với nhau tạo thành 1 tín hiệu giá đảo chiều cực mạnh. 

Kết luận

Chỉ báo Parabolic Sar là một chỉ báo dùng để xác định xu hướng rất tuyệt vời. Chỉ báo này sẽ phát huy rất tốt trong giai đoạn thị trường có xu hướng mạnh. Trong giai đoạn thị trường không có xu hướng hoặc đi ngang sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu hơn.

Vì vậy, khi sử dụng chỉ báo Parabolic SAR bạn biết kết hợp thêm các chỉ báo khác để ra quyết định vào lệnh chính xác và thoát lệnh hiệu quả. Chúc các bạn giao dịch thành công!

MACD
Cách giao dịch với chỉ báo MACD hiệu quả đạt lợi nhuận cao

MACD (Moving Average Convergence/ Divergence) – đường phân kỳ hội tụ trung bình dộng là chỉ báo kỹ thuật được các trader sử dụng thường xuyên trong giao dịch forex. Bởi chỉ báo MACD có thể giúp trader đưa ra dự báo sớm về sự đảo chiều của giá và xác định điểm vào lệnh chính xác. Vậy cụ thể đường MACD là gì? Cách sử dụng MACD như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!

MACD là gì?

MACD được viết đầy đủ Moving Average Convergence/ Divergence – đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. MACD là một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua 2 yếu tố chính là hội tụ, phân kỳ. Đồng thời chỉ số này cũng xác định rõ mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm.

Chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển vào cuối những năm 70. MACD được xếp vào các loại chỉ báo muộn, dựa trên các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để định giá. Nhiều nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để thực hiện việc cài đặt lệnh trong giao dịch forex.

Các thành phần của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD có cấu tạo khá phức tạp gồm 4 phần khác nhau. Mỗi một phần trong chỉ báo đều mang đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:

  • Đường MACD: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA)
  • Đường tín hiệu: Là EMA của MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường.

RSI

  • Biểu đồ histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, đây là sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
  • Đường Zero đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng.

Ý nghĩa của đường MACD trong forex

MACD là chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng giá, do đó khi nắm rõ ý nghĩa của chỉ báo MACD sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chính xác hơn.

Ý nghĩa của MACD được thể hiện qua nội dung sau:

Đóng vai trò quan trọng của các dự báo xu hướng giá:

  • Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên sẽ có ý nghĩa cảnh báo giá sẽ theo xu hướng tăng, các nhà đầu tư thực hiện mua vào.
  • Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống dự báo giá sẽ theo xu hướng giảm, các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.

Xác định diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ của MACD

  • Nếu giá theo xu hướng lên nhưng MACD lại hướng xuống, đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.
  • Nếu giá theo xu hướng xuống nhưng MACD lại hướng lên, đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.

Cách sử dụng MACD hiệu quả

MACD được xem là công cụ chỉ báo rất khó sử dụng, nhưng nếu nắm được bản chất và cách thức hoạt động sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Cụ thể các trader có thể tham khảo cách sử dụng đường MACD theo các cách sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất:

1. Giao dịch khi MACD và đường Signal cắt nhau

  • Nếu đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ dưới lên trên đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang tăng giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.

MACD

  • Ngược lại, đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ trên xuống dưới đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang giảm giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.

2. Vào lệnh khi Histogram chuyển từ + sang – và ngược lại

  • Khi Histogram chuyển từ + sang – tức là thị trường đang trong xu hướng giảm giá nên đặt lệnh sell.
  • Khi Histogram chuyển từ – sang + tức là thị trường đang trong xu hướng tăng giá nên đặt lệnh buy.

Đây là ví dụ chuyển đổi Histogram. Tại các vạch màu cam là điểm chuyển đổi. Nếu MACD chuyển từ màu đỏ sang xanh các nhà đầu tư thực hiện lệnh buy, và ngược lại chuyển từ xanh sang đỏ thực hiện lệnh sell.

3. Vào lệnh khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại

  • Khi MACD chuyển từ – sang +, hoặc khi đường MACD cắt đường zero theo hướng từ dưới lên là dấu hiệu thị trường tăng nên đặt lệnh buy.
  • Khi MACD chuyển từ + sang – , hoặc khi đường MACD cắt đường zero từ trên xuống, đây chứng tỏ giá thị trường đang giảm nên đặt lệnh sell.

Đây là hình ảnh ví dụ của cặp tiền USD/JPY trong khung H4. Đường thẳng đứng màu xanh chính là điểm mà đường MACD cắt lên đường zero, tương ứng đặt lệnh buy. Đường màu đỏ là MACD cắt xuống zero nên các nhà đầu tư đặt lệnh sell.

4. Kết hợp nhiều khung thời gian trong giao dịch MACD

D1 sẽ được sử dụng để xác định xu hướng. Tuy nhiên khung thời gian này khá rộng nên các nhà đầu tư cần kết hợp khung nhỏ hơn như H1 hay H4 để tìm điểm vào lệnh.

Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng của thị trường

  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, thì D1 có xu hướng tăng. Chúng ta sẽ vào lệnh Buy trên khung H4.
  • Ngược lại, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, thì D1 có xu hướng giảm, điểm vào lệnh Sell sẽ nằm trong khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh

  • Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Buy.
  • Nếu đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Sell.

Theo như ví dụ của ảnh trên, ta thấy đường MACD đang cắt xuống đường tín hiệu tại D1 > xu hướng giảm

Tại khung H4 MACD cắt xuống đường tín hiệu nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh sell.

5. Giao dịch khi MACD tạo phân kỳ, hội tụ

Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm:

  • Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm
  • Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội rụ.
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ + sang – và ngược lại.

MACD

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thông qua ví dụ sau:

Trên hình ta thấy giá tại khung lớn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nó lại không thể tạo đỉnh. Nếu muốn xác định điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung nhỏ hơn như H4.

Tại khung H4 phân kỳ đã được tạo ra và ngay tính tại điểm phân kỳ này đường Histogram đã đổi từ + sang âm báo hiệu giá sẽ giảm sâu. Đây là cơ hội lý tưởng để đặt lệnh buy.

6. Kết hợp mô hình nến đảo chiều cùng các chỉ báo MACD

Đây là ví dụ về các thức xác định điểm vào lệnh nhờ việc kết hợp mô hình nến đảo chiều. Đồng EUR có một giai đoạn tăng rất lâu đã tạo các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau. Đây là kết quả khi bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại có vị thế áp đảo hơn, thời điểm này hình thành một Doji.

Ngay tại khung nến doji này, MACD hình thành phân kỳ cho thấy bên mua không thể đẩy giá lên cao. Khi này bạn sẽ đặt lệnh bán nếu xuất hiện 3 yếu tố gồm:

  • Khi xu hướng tăng trong khoảng thời gian dài 
  • Phân kỳ diễn ra sau khi mô hình nến doji hình thành, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
  • Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉnh

Một số hạn chế của chỉ số MACD

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để biết thị trường đang trong tình trạng quá mua quá bán hay không. Tuy nhiên, MACD vẫn sẽ có những hạn chế sau đây:

  • Cung cấp số liệu chủ quan cho các nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có thể thực hiện cài đặt các chỉ số liên quan theo sở thích của mình như các chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Do đó kết quả MACD này sẽ không đồng nhất.
  • Để sử dụng thành thạo chỉ số MACD yêu cầu nhà đầu tư phải nhạy bén với thị trường, biết được khung thời gian nào MACD hoạt động hiệu quả nhất. Đây không phải là điều dễ dàng và cần nhiều trải nghiệm.
  • Các chỉ số MACD dễ bị lagging bởi trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình nên đưa ra tín hiệu chậm. 
  • Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm khiến các nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử.
  • Đưa ra các tín hiệu nhiễu dẫn đến thua lỗ.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo MACD mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. So với các loại chỉ báo khác,đường MACD khó sử dụng hơn nhiều, yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm rõ nhiều yếu tố khác nhau. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi các nhà đầu tư đã có thể sử dụng thành thạo chỉ báo này và áp dụng thành công khi giao dịch.

Chúc các nhà đầu tư đạt nhiều thành công!