kim tứ đồ
Kim tứ đồ là gì? Điều bạn nên biết để đạt tự do tài chính

Kim Tứ Đồ là một thuật ngữ được nhắc đến trong tác phẩm “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Nó không chỉ đề cập đến mô hình tiền tệ toàn cầu mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Kim Tứ Đồ là gì và cách đạt được tự do tài chính hiệu quả.

Kim tứ đồ là gì?

Kim Tứ Đồ là thuật ngữ chỉ mô hình về tiền trên thế giới và cách tạo ra nó, được sáng tạo bởi Robert Kiyosaki. Để áp dụng được Kim Tứ Đồ một cách hiệu quả, bạn cần thay đổi tư duy suy nghĩ của mình, cần hiểu được giá trị gốc rễ của mỗi nhóm mới có thể thích nghi được.

Kim tứ đồ đề cập đến các phương pháp khác nhau mà thông qua đó, thu nhập hoặc tiền sẽ được tạo ra. Tất cả những phương pháp khác nhau này đòi hỏi trình độ học vấn khác nhau, kỹ năng kỹ thuật khác nhau và dành cho những loại người khác nhau.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu Cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki ủng hộ sự độc lập về tài chính. Ông cũng khuyến khích và động viên những người đọc cuốn sách này xây dựng sự giàu có của mình chủ yếu thông qua kinh doanh, đầu tư và bất động sản.

kim tứ đồ

Trong kim tứ đồ có 4 nhóm người là:

  • Người làm công (Employees)
  • Người làm tư (Self-employed)
  • Chủ doanh nghiệp (Business owners)
  • Nhà đầu tư (Investors)

Trong hai góc tư đầu tiên nằm ở bên trái, chúng ta có những người làm thuê và những người làm tư. Đây là nhóm người phụ thuộc vào công việc của họ để tồn tại. Không có việc làm, họ không thể tồn tại được.

Trong góc thứ ba và thứ tư, những cá nhân này tồn tại bằng các công cụ tài chính khác thay vì lao động đơn thuần. Chúng ta hãy nhìn vào bốn góc tư một cách chi tiết.

Muốn giàu có hãy học cách đầu tư.

Các nhóm người trong kim tứ đồ

Hiểu nhu cầu và mong muốn của từng nhóm trong Kim tứ đồ sẽ giúp bạn định hình mục tiêu tài chính cá nhân của mình và chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp.

kim tứ đồ

1. Người làm công

  • Đặc điểm: Họ có một công việc, tức là họ làm việc cho ai đó.
  • Khẩu hiệu: “Tôi cần một công việc ổn định và đảm bảo với nhiều phúc lợi.”
  • Giá trị cốt lõi: An toàn
  • Nhu cầu: Nhóm làm công thường tìm kiếm sự ổn định và an toàn tài chính. Họ cần công việc ổn định và thu nhập đáng tin cậy để chi trả cho các khoản vay, chi tiêu hàng ngày và tiết kiệm.
  • Mong muốn: Nhóm làm công thường mong muốn tăng thu nhập bằng cách thăng chức, nhận thưởng hoặc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp có thu nhập cao hơn.

Hầu hết mọi người đều nằm trong góc tư này. Về cơ bản, đây là cách sống mặc định và có lẽ là thành phần khó làm giàu nhất. Có nhiều lý do tại sao góc tư này, mặc dù không mang lại nhiều lợi ích về mặt làm giàu, nhưng lại rất phổ biến.

Thứ nhất, phần lớn mọi người mong muốn sự an toàn và ổn định dòng tiền và tìm kiếm một lối sống mang lại cho họ những điều này. Những người này né tránh rủi ro và sau đó, họ thấy không cần thiết phải học về các công cụ tài chính. Thay vào đó, họ tìm kiếm phúc lợi từ công việc của mình.

Thứ hai, toàn bộ hệ thống của chúng ta thường hướng tới việc “tìm việc làm”. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã luôn được khuyên “học chăm chỉ, tìm việc làm lương cao và đảm bảo cuộc sống ổn định cho mình”. Có rất ít trẻ em được khuyên nên cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh riêng hoặc kiếm sống từ đầu tư.

Ngoài ra, hệ thống giáo dục của chúng ta được thiết kế để tạo ra những nhân viên cần sự an toàn, sống từ tiền lương này đến tiền lương khác và muốn có phụ cấp. Đối với nhóm người này, đảm bảo công việc quan trọng hơn tự do tài chính. Mặc dù bạn cũng có thể trở nên giàu có khi làm việc trong góc tư “làm công”, nhưng rất có thể việc đó sẽ khó khăn hơn so với các góc tư khác.

2. Người làm tư

  • Mô tả: Họ sở hữu công việc
  • Khẩu hiệu: “Nếu bạn muốn làm đúng, bạn phải tự mình làm.”
  • Giá trị cốt lõi: Chủ nghĩa hoàn hảo
  • Nhu cầu: Nhóm làm tư thường tìm kiếm sự độc lập và kiểm soát tài chính. Họ muốn kiểm soát thời gian và công việc của mình, nhưng cũng cần đảm bảo thu nhập ổn định để chi trả cho chi phí kinh doanh và cá nhân.
  • Mong muốn: Nhóm làm tư mong muốn phát triển kỹ năng và kiến thức kinh doanh để nâng cao thu nhập, từ đó tạo ra một nguồn thu nhập bền vững từ công việc tự làm.

Những người trong góc tư này thường làm việc riêng lẻ và thường được gọi là “người đơn độc”. Họ chủ động trong công việc của mình, độc lập và thường tự mình làm mọi việc vì họ tin vào chủ nghĩa hoàn hảo và không tin tưởng giao công việc cho bất kỳ ai khác.

Vài ví dụ về người làm tư như là bác sĩ, luật sư, chủ cửa hàng bán lẻ, chủ công ty nhỏ v.v. Họ đổi thời gian của mình để lấy tiền. Vì thu nhập của họ gắn liền trực tiếp với mức độ họ làm việc nên họ sở hữu một công việc một cách hiệu quả. Thu nhập của họ là một hàm số trực tiếp của khối lượng công việc họ làm. Vì vậy, nếu họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì họ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc của mình.

Không giống như nhân viên, họ không được hưởng các quyền lợi về trợ cấp y tế và nghỉ phép có lương. Họ thậm chí không có điều kiện bị ốm vì công việc của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu họ vắng mặt. Nhóm này thường khó tìm được việc làm tốt vì họ có tiêu chuẩn cao.

3. Chủ doanh nghiệp

  • Mô tả: Họ sở hữu một hệ thống/chuỗi cửa hàng
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm những người giỏi giang nhất trong công ty của mình”.
  • Giá trị cốt lõi: Khiến mọi người làm việc cho họ
  • Nhu cầu: Nhóm làm chủ tìm kiếm sự tự do tài chính và thời gian. Họ muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, có khả năng tạo ra thu nhập thụ động.
  • Mong muốn: Nhóm làm chủ mong muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, tạo ra hệ thống và quy trình hoạt động hiệu quả để có thể hoạt động mà không sự xuất hiện của mình.

Nếu bạn muốn làm giàu thì đây là góc tư dành cho bạn. Nhóm người này sở hữu hệ thống hoặc chuỗi cửa hàng, nơi mọi người làm việc cho họ.

Theo Forbes, các công ty lớn là những công ty có trên 500 nhân viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp trên Internet và công nghệ kỹ thuật số, cách phân loại này có thể không còn đúng nữa. Hiện nay có một số công ty lớn không cần 500 nhân viên làm việc. Các chủ doanh nghiệp nhận ra bản thân không có khả năng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nên thay vào đó, họ tận dụng khả năng tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài để làm việc cho mình. Họ thuê những nhân tài có năng lực và sau đó ủy quyền càng nhiều càng tốt.

Khi so sánh với những người làm tư nói trên, những người không thể ngừng làm việc nếu muốn có thu nhập đều đặn, còn chủ doanh nghiệp có quyền “tạm nghỉ” công việc của mình. Họ sở hữu hệ thống và tin tưởng rằng nhân viên của họ sẽ làm việc cho họ và công việc kinh doanh của họ sẽ được chăm sóc tốt, ngay cả khi họ vắng mặt. Trở thành chủ doanh nghiệp thành công đòi hỏi quyền sở hữu hoặc kiểm soát hệ thống và khả năng lãnh đạo mọi người.

4. Nhà đầu tư

  • Mô tả: Họ khiến đồng tiền làm việc cho họ
  • Khẩu hiệu: “Tôi đang tìm kiếm một khoản đầu tư tốt.”
  • Giá trị cốt lõi: Khiến đồng tiền của họ hoạt động hiệu quả
  • Nhu cầu: Nhóm đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng vốn và thu nhập thụ động. Họ muốn đầu tư thông minh để tận dụng các cơ hội và tạo ra thu nhập nhiều hơn nữa từ việc đầu tư.
  • Mong muốn: Nhóm đầu tư mong muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư có tiềm năng lợi nhuận cao và thúc đẩy tăng trưởng vốn một cách bền vững.

Các nhà đầu tư là cấp độ thứ tư và cao nhất trong kim tứ đồ. Trở thành một phần của một trong ba góc tư được đề cập ở trên là điều kiện tiên quyết để nhảy vào góc tư này. Các nhà đầu tư được coi là một trong những nhóm tự do tài chính nhất vì họ bắt tiền làm việc cho mình.

Thông thường, họ không chỉ bắt tiền của mình làm việc cho mình mà còn sử dụng tiền của người khác. Họ đầu tư vào kinh doanh, cổ phiếu, bất động sản, v.v. nhằm cố gắng tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình. Các nhà đầu tư không cần phải trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc tài sản nơi họ đầu tư và do đó, họ có nhiều thời gian và tự do. Người giàu nhận được 70% thu nhập từ đầu tư và dưới 30% từ tiền lương.

kim tứ đồ

Áp dụng kim tứ đồ để tự do tài chính

Mỗi nhóm sẽ có phương pháp riêng áp dụng Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki để đạt được tự do tài chính:

Nhóm người làm thuê:

Họ có thể dành một phần tiền lương của mình để tiết kiệm, lập quỹ dự phòng cho tương lai. Gửi ngân hàng để hưởng lãi suất hàng năm;

Có thể làm thêm ở nhiều nơi khác nữa để tăng thu nhập;

Hoặc có thể trích phần tiền riêng đem đi đầu tư, tức là người này nhảy từ nhóm làm công sang nhóm đầu tư;

Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn để có thể nâng cao trình độ bản thân và nhận được mức lương cao hơn.

Nhóm người tự chủ:

Nên tìm hiểu nhu cầu của thị trường rồi đẩy mạnh bán những sản phẩm và dịch vụ mà bản thân cung cấp;

Tìm cách để giảm bớt chi phí, vì số tiền kiếm được bằng thu nhập trừ đi toàn bộ các chi phí. Khi chi phí giảm thì chắc chắn số tiền lãi còn lại sẽ nhiều hơn.

Nhóm doanh nhân

Vì nhóm này đã có cả một hệ thống kiếm tiền rồi nên để gia tăng thu nhập thì họ có thể chọn cách mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh số lượng bán hàng, tăng giá bán thành phẩm, dịch vụ hoặc đem đầu tư thêm vào những nơi khác (nhảy qua nhóm nhà đầu tư).

Nhóm nhà đầu tư

Bằng cách gia tăng tài sản thì thu nhập của họ cũng tăng lên. Tài sản là những thứ có giá trị tăng lên theo thời gian, càng đa dạng tài sản thì mức sinh lời càng cao. Đi kèm với đó rủi ro cũng cao hơn nhưng những người thuộc nhóm này họ quan niệm rủi ro chính là nguồn gốc của lợi nhuận. Để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần kiên trì, kiên nhẫn, trau dồi nhiều kiến thức và bổ sung vốn, đồng thời phải có biện pháp quản trị rủi ro đề phòng nhiều trường hợp xảy ra.

Những lưu ý khi áp dụng kim tứ đồ

Lưu ý, sự khác nhau về quan điểm, giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, cũng như sở thích, thói quen, niềm tin… đặc biệt là cách cư xử trước nỗi sợ mất tiền, sợ thất bại đã hình thành nên 4 nhóm người ở trên.

Ví dụ, nhóm làm công thì luôn tìm đến chắc chắn, sự an toàn về công việc, thu nhập cùng các điều kiện phúc lợi.

Nhóm làm tư thì tìm đến sự tự do, độc lập trong công việc, họ không tin tưởng người khác bằng chính mình, họ muốn tự quyết định tất cả và không muốn chia sẻ công việc.

Nhóm làm chủ thích được vây quanh bởi những người giỏi ở cả 4 nhóm, họ thích phân chia công việc cho người khác, thích thành lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh, hướng đến sự tự do tài chính.

Nhóm đầu tư có khẩu vị là rủi ro, vì rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận. Họ thích đối mặt với thử thách, muốn học hỏi nhiều để có thể quản trị được các rủi ro và theo thời gian họ càng tỉnh táo và khôn ngoan hơn.

Ở cách để có thể tiến tới tự do tài chính nhờ Kim Tứ Đồ, chúng ta thấy nhóm người này có thể nhảy qua nhóm người kia để tăng thu nhập. Robert Kiyosaki đã nói “bạn không cần thay đổi những hành động mà trước hết phải thay đổi chính cách nghĩ của bạn”. Những điểm nằm sâu bên trong con người bạn sẽ quyết định cách bạn kiếm tiền.

Ông gọi đó là “giá trị gốc rễ”, muốn di cư sang một nhóm nào khác thì cần phải “tìm hiểu, làm quen rồi dần thích nghi với những giá trị gốc rễ của nhóm đó”.

Nói một cách dễ hiểu hơn là bạn cần thay đổi suy nghĩ, thói quen, thái độ, cung cách làm việc… sao cho phù hợp nhất với nhóm mà bạn muốn nhảy sang. Quan trọng nữa là trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn và kiến thức liên quan tới nhóm đó.
Như vậy, việc “di cư” từ nhóm này qua nhóm khác là một quá trình chứ không là hành động bộc phát, Robert gọi đó là “một cuộc cách mạng” khiến con người ta “thay da đổi thịt”.

Hãy tự hỏi bản thân, bạn mong muốn trở thành ai? Hoạt động theo cách nào? Chọn con đường nào để đi? Có thể tự xây dựng cuộc sống không? Và muốn gia nhập nhóm nào theo mô hình Kim Tứ Đồ?

Tóm lại, không quan trọng bạn thuộc nhóm nào của Kim Tứ Đồ, nhóm nào cũng đóng góp giá trị cho xã hội, quan trọng là bạn có đủ năng lực kiếm nhiều tiền để đạt được mức sống, đạt được mục tiêu tự do tài chính mà mình hướng đến hay không mà thôi!

SMC
SMC (Smart Money Concept) là gì? Chiến thuật SMC hiệu quả trong Forex

Một nhà giao dịch ngoại hối sẽ không thể bỏ qua phương pháp giao dịch SMC. Đây cũng là một trong những chiến lược giao dịch mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể SMC là gì? Cách sử dụng phương pháp SMC ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay nhé!

SMC (Smart Money Concept) trong Forex là gì?

SMC tên đầy đủ là Smart Money Concept, một phương pháp giao dịch bao gồm cả các nguyên lý về cách mà thị trường hoạt động như thế nào. Theo phương pháp kỹ thuật này, Ngân hàng trung ương thế giới, các quỹ tổ chức,…Được gọi là những nhà tạo lập thị trường hoặc những con cá mập thao túng giá và làm nên các giai đoạn biến động thị trường.

Phong cách giao dịch theo SMC tức là bạn sẽ theo dõi, phân tích các mô hình mà những nhà tạo lập thị trường thường xuyên sử dụng để giao dịch. Sau đó hình thành nên một phương pháp giao dịch tiềm năng. Bên cạnh đó, với những quyết định vào lệnh mua hoặc bán, bạn cần phải dựa theo quy luật cung – cầu, xu hướng thị trường và theo dõi động thái của những con cá mập này để nắm chắc tỷ lệ thành công trong các phiên giao dịch. Những yếu tố trên chính là điều kiện cần để bạn có thể xây dựng một phương pháp giao dịch hiệu quả.

Những thuật ngữ liên quan đến phương pháp giao dịch SMC

Để giao dịch theo trường phái SMC, các bạn cần đọc hiểu các thuật ngữ cần thiết thuộc phương pháp trading này. Cụ thể:

Order Block

Những phạm vi sở hữu khối lượng mua và bán lớn biểu thị trên biểu đồ được gọi là Order Block. Những nến tăng hay giảm lượt phá vỡ một khu vực chính là hình dạng của các Order Block. Đa phần Order Block được các nhà tạo lập thị trường (Các ngân hàng, quỹ đầu cơ,…) tạo ra trong các phiên giao dịch.

SMC

BOS (Break Of Structure)

BOS viết đầy đủ là Break Of Structure, có nghĩa là phá vỡ xu hướng giá đang diễn ra trên biểu đồ. Nó thể hiện một hành động giá tăng hoặc giảm tiếp diễn bằng việc vượt qua phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ của động thái giá. BOS là một trong những tín hiệu đặc trưng của phương pháp SMC trong Forex. Khi nhận thấy BOS, tức là giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm theo xu hướng chính đang diễn ra.

SMC

CHoCH (Change Of Character)

CHoCH hay Change Of Character, tín hiệu của một xu hướng biến động giá trên thị trường. Các bạn thường hay nhầm lẫn giữa ChoCH và BOS. Nhắc lại một chút, BOS thể hiện hành động giá theo xu hướng liên tiếp, CHoCH thể hiện hành động giá đang trong giai đoạn đảo chiều.

SMC

Liquidity (Thanh khoản)

Nhà giao dịch liệu có tin tưởng 100% vào dự đoán của mình? Những râu nến có đi qua phạm vi cắt lỗ? Thực chất trường hợp này các bạn sẽ bắt gặp nhiều lần nếu quan sát các biểu đồ giá khá lâu. Đây cũng là các động thái của những con cá mập thao túng thị trường sẽ làm để “nuốt trọn” các con mồi, hay nói chi tiết là nhà giao dịch theo trường pháp truyền thống (Giao dịch theo xu hướng, mô hình giá,…).

Tính thanh khoản (Liquidity) là một yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính và nó được sử dụng trong các phiên giao dịch. Liquidity được chia ra gồm Equal High và Equal Low.

Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)

Nếu nhà giao dịch vào lệnh ở vùng cung (vùng có nhiều bán hơn người mua khiến giá có thể giảm xuống), giá sẽ chạm điểm dừng lỗ và chạm vào khu vực Order Block ngay sau đó. Lúc này, giá sẽ có xu hướng giảm mạnh.

SMC

Equal Low (hay hay nhiều đáy bằng nhau)

Nếu nhà giao dịch đặt lệnh ở vùng cầu (vùng có nhiều người mua hơn người bán), giá cũng sẽ quét điểm dừng lỗ và chạm vào Order Block sau đó. Thị trường lúc này sẽ có động thái giá tăng tiếp diễn.

SMC

Imbalance

Imbalance là phạm vi không cân bằng cho thấy xu hướng giá có thể trở về để lấp đầy thanh khoản còn sót lại.

Vậy làm sao để xác định được vùng Imbalance? Nhà giao dịch có thể dựa vào vùng trống do phạm vi giá lớn nhất của nến 1 và phạm vi giá thấp nhất của nến 3 và xu hướng tăng giá tạo ra. Một cách khác để xác định được vùng này đó là khi xu hướng giảm giá đảo chiều.

SMC

Giao dịch theo SMC trong Forex như thế nào?

Để giao dịch với chiến thuật SMC, nhà giao dịch Forex sẽ có 2 cách vào lệnh như sau:

Risk Entry (Vào lệnh rủi ro)

Khi đã nghiên cứu thị trường kỹ càng nhất, các trader vào lệnh ở khung thời gian chính. Ví dụ: Lấy khung thời gian H4, trader bắt đầu vào lệnh ở khu vực Order Block.

SMC

SMC

Confirmation Entry (Vào lệnh đợi xác nhận)

Confirmation Entry hay còn gọi là vào lệnh đợi xác nhận, phương pháp này sẽ phù hợp với các nhà giao dịch không thích mạo hiểm, rủi ro. Cụ thể, nhà giao dịch sẽ đặt lệnh ở khung thời gian nhỏ.

Cụ thể như bạn nghiên cứu thị trường tại khung thời gian chính là H4, nếu nhận thấy giá quét qua khu vực Order Block, bạn hãy chờ khi tín hiệu CHoCH hình thành ở khung thời gian nhỏ như M15. Đây là lúc vào lệnh hợp lý nhất.

SMC
Sử dụng khung thời gian chính H4 để phân tích xu hướng giá trước khi vào lệnh Confirmation Entry
SMC
Khi CHoCH hình thành vào khung thời gian M15, trader nên vào lệnh lúc này

Ưu và nhược điểm của phương pháp SMC trong Forex là gì?

Khi áp dụng chiến lược SMC trong Forex, nhà giao dịch sẽ nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ có các rủi ro đi kèm. Tuy nhiên, đối với một phương pháp giao dịch mà nói, sẽ không có phương pháp nào là hiệu quả tuyệt đối. Vậy chúng ta sẽ nhận được gì khi lựa chọn SMC để giao dịch?

Ưu điểm của SMC trong Forex là gì?

  • Nhận biết xu hướng giá: Chiến lược SMC giúp bạn phân tích, nghiên cứu thị trường với con mắt của một nhà tạo lập thị trường. Cụ thể, bạn sẽ theo dõi động thái của họ, xác định xu hướng giá và dựa vào đó để vào lệnh. Như vậy, tỷ lệ chiến thắng trong các phiên giao dịch là rất nhiều.
  • Tạo thói quen giao dịch: Trader có thể quan sát cách mà những nhà tạo lập thị trường giao dịch ra sao. Từ đó tạo cho mình một tâm thế giao dịch chuyên nghiệp. Bạn có thể tự nhận biết điều gì sẽ ảnh hưởng đến thị trường và biến động giá sẽ xảy ra khi nào.
  • Dễ dàng thực hiện: SMC Forex là một phương pháp giao dịch dễ dàng và ngay cả các nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường cũng có thể thực hiện được.

Nhược điểm của SMC trong Forex là gì?

  • Hạn chế thị trường: Đối với các thị trường đang phát triển, thị trường ít nhà giao dịch, SMC không phải là một phương pháp được ưu tiên để sử dụng.
  • Cần một lượng kiến thức nhất định: Bạn cần phải có nguồn thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để có thể hiểu các con cá mập thao túng giá đang làm gì. Đồng thời để phân tích biểu đồ, bạn cũng phải cần có kiến thức. Và với những quyết định giao dịch thì điều này càng quan trọng hơn.
  • Không phù hợp với nhà giao dịch bận rộn: Bởi vì phương pháp SMC sẽ cần bạn quan sát động thái của các nhà tạo lập thị trường và nhận biết được sự biến động giá nhanh nhất, nên nếu bận rộn thì bạn không thể theo dõi thường xuyên được.

Kết luận

Thông qua bài viết SMC trong Forex là gì? Smart Money Concept có điểm mạnh và điểm yếu gì, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự tin về sử dụng chiến lược này trong quá trình giao dịch của mình. Chúc bạn giao dịch thành công!

pullback Forex
3 Chiến lược Pullback bắt đỉnh đáy trong Forex

Trong thị trường Forex, việc nắm bắt được đỉnh và đáy của giá là mục tiêu mà nhiều nhà giao dịch hướng tới để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng và đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng cùng với các chiến lược giao dịch hiệu quả. Một trong những phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất để xác định các điểm đảo chiều là chiến lược Pullback. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 3 chiến lược Pullback hiệu quả giúp bạn bắt đỉnh và đáy trong giao dịch Forex, từ đó nâng cao khả năng thành công và tối ưu hóa lợi nhuận của bạn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chiến lược Pullback – Đường xu hướng:

Đường xu hướng là các công cụ đánh pullback rất hữu ích, nhưng điểm yếu là cần tốn nhiều thời gian hơn để một đường xu hướng được coi là hợp lệ. Một trendline cần 3 điểm tiếp xúc mới được coi là hợp lệ, và trên khung thời gian ngày thì đôi khi cần hơn cả tháng mới có 3 điểm tiếp xúc.

pullback Forex

Như vậy một đường xu hướng để trade pullback thì chỉ trade được tại điểm tiếp xúc thứ 3,4 hay 5. Như hình trên sau khi đường xu hướng có 4 điểm tiếp xúc, ta có 1 sự phá vỡ xảy ra. Cơ hội vào lệnh tới khi giá pullback lại đường xu hướng vừa bị phá vỡ để ta buy lên. Thông thường các trendline có nhiều điểm tiếp xúc bị phá vỡ cũng là lúc xu hướng bị đảo chiều luôn, nên vào lệnh tại điểm pullback là cực kỳ hợp lý, ta đang vào tại ngay điểm đầu của 1 xu hướng mới.

Chiến lược Pullback – Đường MA

Đường MA là công cụ rất tuyệt vời để trade pullback, và nó không cần chờ nhiều điểm tiếp xúc để được coi là hợp lệ như đường xu hướng. Đường MA bản thân nó đã luôn hợp lệ rồi, vì nó lấy dữ liệu từ giá và luôn được coi là chính xác, tức ta không cần phải đánh giá xem 1 đường MA là có đúng hay không.

Có thể xài đường MA 20, 50, hay 100 cũng được. Thông số nào cũng được, số càng lớn thì tín hiệu càng ít và càng chất lượng. Chọn thông số liên quan tới việc anh em là trader ngắn hạn hay dài hạn. Các đường MA thông số nhỏ cho nhiều tín hiệu hơn, vì vậy cũng bị nhiễu và lỗi nhiều hơn. Các đường MA lớn thì cho tín hiệu chậm, khiến ta vào lệnh muộn và stop loss phải rộng.

pullback Forex

Trên là đường EMA 50 và giá có 2 lần pullback lại đường EMA trong xu hướng giảm. Đều là 2 lần pullback rất nhanh, chỉ chạm được đường EMA 1 lần nhẹ và tiếp tục rơi. Tuy nhiên cũng có trường hợp giá pullback rất sâu, vượt qua hẳn so với EMA rồii mới tiếp tục xu hướng chủ đạo. Như vậy anh em cần phải đặt dừng lỗ cách đường MA khoảng vừa đủ cho thị trường có khoảng trống để chạy thoải mái, trước khi tiếp tục xu hướng.

Chiến lược Pullback – Fibonacci hồi lại (retracement)

Fibonacci hồi lại (retracement) là công cụ tuyệt vời để tìm cơ hội vào lệnh sau khi giá pullback. Chúng ta phải thực sự ngạc nhiên vì công cụ Fibonacci chính xác tới mức nào trong việc tìm ra các vị trí điểm cuối của con sóng hồi.

Kẻ Fibonacci hồi lại từ đáy đến đỉnh của con sóng tăng (hoặc đỉnh tới đáy của con sóng giảm), ta sẽ thấy các mức hồi quy hợp lý theo tỷ lệ vàng. Các mức quan trọng cần chú ý là 61.8, 50 và 38.2. Thường giá sẽ chọn 1 trong 3 mức này để hồi quy về rồi tiếp tục xu hướng trước đó.

pullback Forex

Thậm chí Fibonacci còn có thể vẽ ra các mức chốt lời cực đỉnh: hình trên ta nối Fibo hồi lại từ đáy của cây pin bar tới đỉnh swing high, giá hồi lại chạm Fibo 50 rồi bật lên. Rồi tăng 1 mạch tới fibo 261.8 và đảo chiều. Như vậy cùng 1 công cụ, ta vừa xác định được điểm vào và điểm chốt lời.

Kết luận:

Trong thị trường Forex, việc nắm vững các chiến lược pullback bắt đỉnh đáy có thể giúp bạn tăng cường khả năng dự đoán xu hướng và tối ưu hóa lợi nhuận. Ba chiến lược mà chúng tôi đã đề cập bên trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn phải thực hành và điều chỉnh các chiến lược này sao cho phù hợp với phong cách giao dịch và mục tiêu cá nhân. Hãy luôn nhớ rằng, sự kiên nhẫn và kỷ luật là chìa khóa dẫn đến thành công trong giao dịch Forex. Chúc bạn may mắn và giao dịch thành công!

copy trade LiteFinance
Hướng dẫn cách Copy Trade sàn LiteFinance

LiteFinance được biết đến là một nhà môi giới tốt nhất và hiện đang nhận được nhiều sự yêu thích của cộng đồng trader về sự đa dạng trong các nền tảng, sản phẩm giao dịch hay tài khoản,… Cùng với nhiều chương trình hấp dẫn dành cho khách hàng.

Trong đó, phải kể đến nền tảng Copy Trade– một hệ thống giao dịch hiện đại và thực sự hữu ích dành cho những nhà đầu tư mới thiếu kinh nghiệm với khả năng chiến đấu kém. Bài viết hôm nay giới thiệu sơ lược về Copy Trade sàn LiteFinance và hướng dẫn sử dụng công cụ sao chép này.

Copy Trade là gì?

Copy trade hay còn gọi là nền tảng sao chép giao dịch hoặc biết đến với một số tên gọi khác như Social Trading và giao dịch xã hội. Đây là một phần mềm giao dịch thụ động, cho phép người sao chép gọi là nhà đầu tư hay Follower được quyền đăng ký theo dõi tài khoản giao dịch của bất kỳ chuyên gia nào đó, có thể là trader chuyên nghiệp, Leader, Master,…

Bản chất hoạt động của Copy Trade thực ra rất đơn giản, khi một chuyên gia tiến hành thực hiện bất kỳ một giao dịch nào thì nhà đầu tư có quyền sao chép y nguyên các giao dịch đó trên tài khoản của chuyên gia đó. Tuy nhiên, các thông số giao dịch như khối lượng sẽ được sao chép dựa vào tỷ lệ vốn giữa 2 tài khoản của người theo dõi và người sao chép.

Trường hợp, Master giao dịch thành công, có nghĩa lệnh đó có khả năng tạo ra lợi nhuận thì lệnh của nhà đầu tư cũng tương tự như vậy. Ngược lại, nếu Master giao dịch thất bại thì người sao chép cũng sẽ chịu lỗ theo, đó là điều đương nhiên.

Nguyên tắc hoạt động của Copy trade

Hiện nay có rất nhiều nhà môi giới, cho phép người sao chép sử dụng hình thức Copy Trade và mỗi sàn môi giới sẽ cung cấp một hệ thống giao dịch Copy Trade không giống nhau. Bên cạnh đó, hình thức sao chép giao dịch vẫn phải tuân theo một số quy tắc nhất định sau:

  • Trên hệ thống Copy Trade: Nhà đầu tư có quyền lựa chọn một hoặc bất kỳ tài khoản của nhà giao dịch đã đăng ký làm chuyên gia để thực hiện sao chép giao dịch.
  • Người theo dõi: Có nhiệm vụ thực hiện phân bổ nguồn vốn vào tài khoản của chuyên gia. Đồng thời, có thể điều chỉnh một số cài đặt cho tất cả hoạt động sao chép như khối lượng giao dịch, tỷ lệ ngừng sao chép, số tiền bỏ ra đầu tư,.…
  • Master: Đây là người sẽ quyết định đến lợi nhuận của nhà đầu tư, họ được quyền tùy ý sử dụng số tiền mà trader đã phân bổ vào để thực hiện giao dịch. Đơn giản như nhà giao dịch chia số tiền 1000 USD vào tài khoản của chuyên gia và trader mở lệnh giao dịch có giá trị 10% số tiền trên tài khoản của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chuyên gia đang giao dịch trên 100 USD của trader.
  • Khi Leader mở một lệnh mới thì lệnh đó sẽ được hệ thống Copy Trade lại trên tài khoản của người sao chép và nhiệm vụ của người sao chép là phải đảm bảo máy tính của mình được kết nối mạng ổn định. Trong trường hợp nhà đầu tư sử dụng dịch vụ VPS thì trader không cần quan tâm đến Internet.
  • Nhà đầu tư có thể đóng giao dịch bất cứ lúc nào nếu muốn, nhưng không bắt buộc phải đợi đến khi trưởng nhóm đóng lệnh. Hơn thế, cũng có thể hủy bỏ sao chép của trưởng nhóm đó nếu cảm thấy giao dịch đó không có khả năng đem lại hiệu suất sao.

Sau khi kết thúc giao dịch, lợi nhuận hay thua lỗ sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người sao chép. Trong trường hợp trưởng nhóm, có một lệnh mới thì quá trình Copy Trade sẽ được thực hiện lại giống từ đầu.

Hướng dẫn cách Copy Trade sàn LiteFinance

Bước 1: Trước tiên, nhà đầu tư hãy đăng nhập vào tài khoản của mình tại website của sàn LiteFinance như sau: https://www.litefinance.com/vi/, kế tiếp chỉ cần nhấn vào mục sao chép trong màn hình chính.

copy trade LiteFinance

Bước 2: Lựa chọn ra một Master Trader phù hợp để sao chép. Nếu trader là một chuyên gia thì chỉ cần sao chép đường link của mình và gửi cho người muốn sao chép.

copy trade LiteFinance

Bước 3: Sau khi đã chọn được Master Trader phù hợp thì sẽ nhìn thấy màn hình hiển thị như sau ra các thông tin như sau:

  • Biểu đồ lợi nhuận: Hiển thị tất cả các lợi nhuận từ trước đến nay mà chuyên gia đó đã thực hiện giao dịch.
  • Danh mục đầu tư: Những sản phẩm mà chuyên gia lựa chọn giao dịch, thường là các cặp tiền tệ.
  • Lịch sử giao dịch: Nơi cho thấy tất cả các lệnh lời và lỗ của chuyên gia đó.
  • Thông tin nhà giao dịch: Chứa toàn bộ thông tin cá nhân của một Master mà trader đang muốn tìm hiểu.

Bước 4: Nhấn quay trở lại biểu đồ lợi nhuận và nhìn phía bên phải màn hình sẽ thấy các công cụ để thực hiện lệnh sao chép, để tiếp tục thì tốt nhất trader nên nhập số tiền mà mình muốn vào.

copy trade LiteFinance

  • Sau đó, nhấn vào phần cài đặt sao chép, sẽ hiển thị ra 4 lựa chọn trong đó bao gồm:
  • Tỷ lệ với ký quỹ của tôi: Có nghĩa là tự động chia các khối lượng giao dịch theo tỷ lệ giữa chuyên gia và người sao chép.
  • Sao chép kích thước đầy đủ: Thực hiện sao chép giống với khối lượng của chuyên gia thực hiện.
  • Kích thước cố định của mỗi giao dịch: Chỉ có thể thiết lập 1 khối lượng cố định.
  • Phần trăm khối lượng giao dịch: Nó sẽ tự quy đổi % so với khối lượng giao dịch của chuyên gia.

Tuy nhiên, nên chú ý khi vào mục cài đặt sao chép, sẽ hiện ra một khung nhỏ với nội dung: sao chép các lệnh đã mở, thì nên tick bỏ chọn vì nếu chọn sẽ chọn cả những lệnh sao chép cũ đã qua.

Bước 5: Sau các bước trên thì nhìn vào phần lợi nhuận tối đa, đây là phần để nhà đầu tư thiết lập mức sinh lời theo ý muốn, còn phần lỗ tối đa, sẽ là nơi thiết lập ra mức thua lỗ dự kiến có thể chấp nhận của trader.

  • Cuối cùng, hãy chọn mục sao chép, khi đó tài khoản sao chép của trader sẽ hiện ra thì chỉ cần vào phần Metatrader xong chọn tài khoản có ghi chữ sao chép, rồi thực hiện Copy Trade tài khoản và mật khẩu vào MT4 là sẽ biết được lệnh sao chép của mình là lệnh nào.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách giao dịch với hệ thống Copy Trade sàn LiteFinance. Hy vọng những nhà đầu tư nào không có kinh nghiệm giao dịch, nhưng vẫn muốn tạo ra lợi nhuận thì có lẽ đây là một công cụ tuyệt vời dành cho họ.

quy luật cung cầu
Cách giao dịch theo vùng cung cầu trong Forex

Vùng cung cầu trong Forex không phải là một khái niệm quá xa lạ gì đối với các trader thường xuyên tham gia giao dịch tại thị trường này. Tuy nhiên, việc hiểu được tích chất, cách sử dụng cũng như các nguyên tắc sử dụng vùng cung cầu này hiệu quả nhất lại là điều không hề đơn giản. Như vậy, để hiểu rõ hơn về vùng cung cầu là gì? Lý thuyết cung cầu Forex như thế nào? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết này nhé!

Quy luật cung cầu là gì?

Khi bắt đầu tìm hiểu về cách thức giao dịch theo cung cầu, chắc hẳn trader sẽ gặp các câu hỏi như vùng cung cầu là gì, quy luật cung cầu là gì, vùng supply demand là gì,… Để giải đáp những câu hỏi này, trader cần hiểu rõ lý thuyết cung cầu trong Forex hay cụ thể đó chính quy luật cung cầu ở thị trường Forex.

Trong lý thuyết nói về phương pháp Wyckoff, có lẽ trader cũng đã biết được rằng thông thường thị trường sẽ tuần hoàn theo bốn giai đoạn chính là: Tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy thoái.

quy luật cung cầu
quy luật cung cầu

Phần lớn khi tìm hiểu về vùng cung cầu là gì, các trader sẽ tập trung phần lớn vào giai đoạn phân phối và tích lũy. Cộng thêm vào đó là kết hợp với bản chất cơ bản của thị trường dựa vào quy luật cung cầu đó là:

  • Quy luật cầu: Khi một mặt hàng có giá càng cao thì lượng cầu sẽ càng ít đi, tức là người mua không muốn mua thêm hàng hóa đó nữa. Ngược lại, khi một mặt hàng có giá càng thấp thì lượng cầu sẽ càng cao, tức là người mua mong muốn mua mặt hàng đó với mức giá thấp.
  • Quy luật cung: Khi giá cả một mặt hàng cao cao thì lượng cung sẽ càng cao, tức là người bán muốn bán mặt hàng đó với giá cao. Còn khi giá giảm xuống thì lượng cũng sẽ bị giảm xuống, tức là người bán đã không còn muốn bán với mức giá thấp nữa.

Tìm hiểu về vùng cung cầu trong forex

Ở trong một giai đoạn tích lũy, khi vừa kết thúc một xu hướng giảm bởi vì nguồn cung bị cạn kiệt thì nhu cầu mua vào sẽ được bắt đầu xuất hiện để chuẩn bị diễn ra sự tăng giá. Vì vậy, ở giai đoạn này nó còn có tên gọi khác chính là vùng cầu (nơi mà xuất hiện nhu cầu).

Ngược lại ở trong một giai đoạn phân phối sẽ là khi mà xu hướng tăng bị chững lại, giá cả đã tăng lên đủ nhiều cho nên lực cầu dần dần bị mất đi. Thay vào đó sẽ là sự gia tăng mạnh của lực cung. Chính vì thế mà giai đoạn này còn hay được gọi với cái tên là vùng cung.

Xét về mặt hình thức, vùng cung cầu cũng tương tự như khu vực hỗ trợ và khu vực kháng cự mở rộng khi mà giá sẽ có xu hướng một là quay đầu, hai là sẽ đảo chiều xu hướng ngay tại đó.

Để xác định vùng cung cầu, vai trò và cách thức hoạt động của chúng, nơi mà cầu bị cung lấn át hoặc cung bị cầu lấn át thì trader có thể xem qua ví dụ sau đây:

quy luật cung cầu

  • Đối với vùng cung: Khi giá của thị trường có xu hướng chạm tới vùng này thì giá sẽ bắt đầu giảm xuống. Tại đây, trader có thể đặt các lệnh bán để thu lợi nhuận.
  • Đối với vùng cầu: Là nơi mà nhu cầu gia tăng mạnh mẽ sẽ làm động lực đẩy giá tăng lên cao hơn. Lúc này, trader khi đặt các lệnh mua thì sẽ vô cùng hiệu quả cho việc kiếm lời của mình.
  • Trong trường hợp một vùng cung bị phá vỡ thì nó sẽ chuyển đổi thành vùng cầu. Ngược lại, khi một vùng cầu bị phá vỡ thì cũng có khả năng nó sẽ thành vùng cung.

Cách thức để nhận biết và vẽ được vùng cung cầu ở trên biểu đồ

Hướng dẫn xác định vùng cung cầu

Trong giao dịch, để ứng dụng vùng cung cầu này, đầu tiên trader cần nhận biết được những vùng cung cầu hiện đang nằm ở vị trí nào trên biểu đồ.

Trên thị trường, các biến động khá đa dạng, do đó mà trader đôi khi có thể nhầm lẫn giữa vùng cung cầu với các khu vực khác, chẳng hạn như vùng kháng cự/hỗ trợ. Thế nhưng khi áp dụng các dấu hiệu cơ bản dưới đây, trader sẽ xác định vùng cung cầu một cách dễ dàng nhất.

  • Khi giá có dấu hiệu giằng co và không có một xu hướng nào rõ rệt cả (tức là sideway) với một vài cây nến nhỏ, thông thường sẽ dưới 10 cây thì sẽ tạo ra vùng cơ sở. Lúc này, một vùng cung cầu sẽ được hình thành nhờ vào vùng cơ sở này và sau khi vùng cơ sở đã tích lũy đủ thì giá cũng sẽ đảo chiều.
quy luật cung cầu
Sau vùng cơ sở sẽ hình thành vùng cung cầu

 

quy luật cung cầu
Dựa vào vùng cơ sở để hình thành vùng cầu
  • Ở trong một trường hợp khác, giá sẽ không sideway mà thay vào đó lại ngay lập tức có biến động đảo ngược, nó chỉ thể hiện thông qua duy nhất một cây nến. Lúc này, vùng cơ sở sẽ không có mà sẽ chỉ xuất hiện các mô hình nến điển hình hoặc các cây nến như nến nhấn chìm, Hammer,…
quy luật cung cầu
Hình thành vùng cung khi không có vùng cơ sở

 

quy luật cung cầu
Thông qua duy nhất một cây nến để hình thành vùng cầu

Có thể thấy, dù bất kỳ hình thức phân tích nào thì cũng sẽ đều có tín hiệu yếu và mạnh, ta sẽ có được các vùng cung cầu mạnh và yếu không giống nhau. Để sử dụng dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn thì trader nên tập trung nhiều vào các vùng cơ sở mang các tín hiệu mạnh được thể hiện qua các dấu hiệu như sau:

  • Có phạm vi giá hẹp: Tại vùng cơ sở, các cây nến sideway là các cây nến nhỏ và có biên độ thấp. Nếu như phạm vi của giá quá lớn thì điều này cho thấy giá vẫn sẽ xuất hiện các diễn biến lớn và nó không chắc chắn xảy ra sự đảo ngược.
  • Dưới 10 ngọn nếu: Trường hợp vùng cơ sở có khoảng thời gian tích lũy quá lâu, trên 10 cây nến thì đây cũng là dấu hiệu nói về một sự không chắc chắn.
  • Sau khi thoát khỏi vùng phân phối/tích lũy giá có biến động mạnh: Ở trong vùng cơ sở, sau khi tích lũy thì giá cần có được một sự bứt phá mạnh mẽ mới có thể thể hiện được hết ý nghĩa của vùng cung cầu.
  • Càng mới càng tốt: Theo lý thuyết cung cầu Forex, vùng cung cầu tốt sẽ là khi chưa chưa thể quay lại đó lần nào nữa kể từ khi mà nó xuất hiện. Giá trị của nó sẽ ngày càng bị suy giảm nếu như được thể nghiệm lại càng nhiều lần.
  • Nếu như vùng cung cầu chỉ xuất hiện ở trên một cây nến mà không có vùng cơ sở thì cây nến đó phần lớn sẽ là nến phá vỡ giả. Chẳng hạn như cây nến Spring. Đây sẽ là các mẫu nến bề ngoài có râu dài thể hiện việc giá có khả năng vừa mới bứt phá thế nhưng sau đó nhanh chóng rút râu để đưa ra dấu hiệu về việc chuẩn bị xảy ra đảo chiều.

Bên cạnh đó, trader cũng cần phân biết rõ hơn về vùng cung cầu với các vùng kháng cự và hỗ trợ thông thường.

Bởi vì vùng cung cầu và các mức kháng cự, hỗ trợ thông thường đều có vai trò làm tín hiệu của sự đảo chiều cũng như là những khu vực có thể khiến cho xu hướng đảo chiều ngược lại cho nên trader rất dễ nhầm lẫn hai vùng này. Xét về mặt hình thức, chúng tương tự nhau, tuy nhiên nếu như hiểu rõ được về bản chất mỗi loại thì trader sẽ thấy được việc phân biệt, xác định vùng cung cầu và vùng kháng cự, hỗ trợ là một điều hoàn toàn dễ dàng.

Các mức kháng cự và hỗ trợ sẽ được xác định sau khi mà các đỉnh và đáy đã được giá hình thành một cách rõ ràng và được sử dụng trong lần tiếp theo khi giá chạm tới đó.

Còn đối với vùng cung cầu trong Forex, nếu như nắm bắt tốt vấn đề, trader sẽ dễ dàng nhận thấy chúng khi mới được hình thành và ngay lập tức sử dụng sẽ mang lại sự hiệu quả đôi khi còn cao hơn cả các lần sau đó khi giá quay lại nữa.

Thực tế cho thấy so với kháng cự và hỗ trợ thì việc nhận biết và xác định vùng cung cầu có vẻ sẽ khó hơn. Trader có thể dựa vào các lý thuyết cung cầu Forex và luyện tập thành thạo thì mới có thể tận dụng được vai trò của chúng một cách tối đa nhất.

Hướng dẫn vẽ vùng cung cầu ở trên biểu đồ

Nếu như kháng cự và hỗ trợ là các vùng có cách thức vẽ rất đơn giản chỉ với một đường, một vùng nhỏ đi qua các đáy và đỉnh thì đối với vùng cung cầu khi vẽ sẽ là một vùng giá tương đối rộng. Chính vì thế mà trader cần phải luyện tập vẽ khá nhiều để có thể vẽ vùng cung cầu trên biểu đồ chính xác nhất.

Cách vẽ vùng cung cầu được hình thành từ vùng cơ sở cũng sẽ giống với cách vẽ vùng cung cầu hình thành sau duy nhất một cây nến. Tuy nhiên, trader cần lưu ý rằng khả năng thành công khi vẽ vùng cung cầu hình thành từ vùng cơ sở sẽ cao hơn và cũng nhận biết dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau khi đã xác định được vùng cung cầu trên biểu đồ thì trader sẽ tiến hành vẽ chúng nhờ vào công cụ vẽ hình chữ nhật trên nền tảng MT4 hoặc nền tảng Tradingview hoặc ở bất kỳ nền tảng nào khác.

tham khảo bài viết để vẽ vùng cung – cầu chính xác nhé : “Xác định vùng supply demand trong giao dịch thế nào cho đúng?

Nguyên tắc hiệu quả khi áp dụng vùng cung cầu

Sau khi đã hiểu sơ lược về lý thuyết cung cầu Forex cũng như cách nhận diện và cách vẽ vùng cung cầu này trên biểu đồ, trader cũng cần biết về các nguyên tắc áp dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.

Theo như các đặc điểm cơ bản vốn có của vùng cung cầu, trader có thể dễ dàng biết được rằng việc sử dụng chúng và các vùng hỗ trợ, kháng cự vào giao dịch đảo chiều là như nhau. Trader có thể đặt các lệnh mua vào ở vùng cầu và các lệnh bán ra ở vùng cung.

Tuy nhiên, trader cầu lưu ý về việc hãy tìm kiếm các vùng cung cầu chưa bị phản ứng vì giá để sử dụng chúng được hiệu quả nhất, và tốt nhất là tại đấy giá chưa được thử nghiệm một lần nào.

Hay nói theo cách khác, các vùng cung cầu càng mới thì sẽ mang lại hiệu quả càng cao hơn. Nếu như trader phát hiện ra vùng cung cầu lúc nó mới được hình thành thì đây sẽ chính là tơi giao dịch tốt nhất cùng với phương pháp cung cầu.

quy luật cung cầu

Cứ sau mỗi lần một vùng cung cầu thử nghiệm lại giá thì giá trị của vùng đó sẽ bị giảm đi. Trader có thể hiểu rằng nó có cách thức vận hàng tương tự như quả bóng cao su, với vùng cung cầu sẽ đóng vai trò là vùng “nền” để trader đập bóng. Hiểu đơn giản, khi bóng càng được đập nhiều lần xuống nền thì độ nảy của nó sẽ ngày càng bị giảm đi cho đến khi dừng hẳn.

Cách giá có phản ứng lại cùng với cùng cung cầu thật sự tương tự như vậy. Khi lần đầu vùng cung cầu mới hình thành, đây là lúc nó thể hiện lên trạng thái thị trường thật sự rằng có sự thay đổi ở cung cầu. Còn ở những lần tiếp theo sau đó, nó chỉ là thể hiện tâm lý thị trường khi cho rằng vùng này sẽ được giá phản ứng lại và tâm lý đó dần dần sẽ bị suy yếu đi cho đến khi biến mất. Lúc này, vùng cung cầu cũ sẽ không còn giá trị nữa.

Chiến lược giao dịch hiệu quả theo vùng cung cầu trong Forex

Giá thông thường có khả năng sẽ leo lên vị trí của vùng kháng cự gọi là “vùng cung”. Đây sẽ là nơi mà người bán nhận thấy được các cơ hội tốt xuất hiện để tiến hành bán ra với mức giá đặt ngưỡng quá mua tương đối nhất. Điều diễn ra ngược lại cũng đúng với trường hợp cặp tiền tệ bị giảm xuống mức tương đối thấp, hay vùng cầu sẽ là nơi mà người mua nhận thấy tại đó mang lại nhiều cơ hội tốt khi mua vào.

quy luật cung cầu

Như ví dụ về cặp tiền USD/JPY ở trên, trader có thể tùy ý điều chỉnh các biểu đồ sao cho xác định vùng cung cầu được đơn giản và dễ dàng nhất.

Bật mí các mẹo sử dụng vùng cung cầu khi giao dịch ngoại hối

Xác định vùng cung cầu bằng cách sử dụng khung thời gian cao hơn

Thông qua cách thức thu nhỏ biểu đồ lại, trader sẽ có được cái nhìn rõ hơn về những khu vực mà giá ở vị trí này trước đó đã nảy lên. Trader cần chắc chắn rằng đã sử dụng loại biểu đồ phù hợp trong việc chuyển đổi giữa nhiều khung thời gian với nhau. Để đánh dấu vùng này, trader có thể vẽ một hình chữ nhật. Vùng cung cầu không nhất thiết phải cùng nhau xuất hiện nhưng thông thường các cặp tiền tệ có khả năng sẽ biểu thị một trong hai.

Xác định các động thái mạnh mẽ di chuyển vượt ra khỏi vùng cung cầu được cho là tiềm năng

Những mức giá nhất định đều sẽ đem đến giá trị cho các trader đang có chờ đợi một sự giảm giá hoặc tăng giá. Một khi các trader hoạt động theo hướng tổ chức hoặc các ngân hàng lớn khi nhìn thấy giá trị đó thì họ có thể sẽ tìm cách để tận dụng nó.

Vì vậy, hành động giá tăng lên sẽ tương đối nhanh chóng cho đến khi mà giá trị giảm đi dần dần hoặc được nhận diện rõ ràng. Có nhiều trường hợp điều này diễn ra tại cùng một mức giá làm cho xác suất cho rằng đó chính là một vùng giá trị cũng sẽ tăng lên. Do đó, nó cũng sẽ có khả năng trở thành một vùng cầu hoặc một vùng cung.

quy luật cung cầu

Xác định vùng cung cầu và mức hỗ trợ bằng các chỉ báo

Các trader có thể kết hợp sử dụng các pivot points hàng tuần hoặc hàng ngày để xác định hoặc nhận diện vùng cung cầu. Đồng thời, trader có thể tìm kiếm những mức kháng cự và hỗ trợ tương ứng cùng với vùng cung cầu nhằm mục đích giúp cho các giao dịch có xác suất chính xác cao hơn.

quy luật cung cầu
Sử dụng pivot point hàng tuần, hàng ngày để xác định vùng cung cầu

Không những thế, để độ chính xác về những điểm đảo chiều có thể xảy ra tại vùng cung cầu thì trader có thể xác định các mức Fibonacci. Trong đó, mức 61,8% được biết đến là mức đáng chú ý và tương ứng cùng với vùng cung trên biểu đồ bên dưới đây.

quy luật cung cầu
Xác định bằng cách sử dụng đến các mức Fibonacci

Kết luận:

Bài viết vừa rồi là những giới thiệu chi tiết nhất về vùng cung cầu trong Forex của chúng tôi. Để giao dịch thật sự hiệu quả, trader cần biết sử dụng đúng phương pháp giao dịch cũng như nắm bắt được cơ hội và tận dụng chúng đúng thời điểm. Chúc các bạn giao dịch thành công!

kiếm tiền tại nhà
10 Cách Kiếm Tiền Tại Nhà Hiệu Quả

Trong thời đại số hóa hiện nay, kiếm tiền tại nhà đã trở thành một xu hướng phổ biến. Với sự phát triển của internet và công nghệ, có nhiều cách để bạn có thể tăng thu nhập mà không cần rời khỏi nhà.

Dưới đây là một số phương pháp kiếm tiền tại nhà phổ biến và hiệu quả.

1. Giao Dịch Forex

Giao dịch ngoại hối (Forex) là một cách tiềm năng để kiếm tiền tại nhà. Forex là thị trường trao đổi tiền tệ toàn cầu, nơi bạn có thể mua và bán các loại tiền tệ khác nhau. Để thành công trong Forex, bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, khả năng phân tích và dự đoán xu hướng giá. Dưới đây là một số bước cơ bản để bắt đầu:

• Học hỏi kiến thức: Đầu tiên, bạn cần học về các khái niệm cơ bản và kỹ thuật giao dịch. Có nhiều tài liệu, khóa học trực tuyến và cộng đồng hỗ trợ giúp bạn hiểu rõ hơn về Forex.

• Chọn sàn giao dịch uy tín: Bạn cần tìm một sàn giao dịch Forex uy tín để mở tài khoản. Một số sàn giao dịch phổ biến như Exness, XM, hay IC Markets.

• Phân tích thị trường: Sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích kỹ thuật và cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch.

• Quản lý rủi ro: Đặt các mức dừng lỗ và quản lý vốn hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.

Tham khảo cộng đồng: “https://t.me/forexvn0832066500

2. Làm Freelancer

Freelancing là một trong những cách kiếm tiền tại nhà phổ biến nhất. Bạn có thể làm việc tự do trong nhiều lĩnh vực như viết lách, thiết kế đồ họa, lập trình, marketing số, dịch thuật và nhiều hơn nữa. Các nền tảng như Upwork, Freelancer, và Fiverr cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho freelancer.

3. Bán Hàng Online

Bán hàng trực tuyến là một cách kiếm tiền hiệu quả. Bạn có thể bán các sản phẩm tự làm, hoặc trở thành đại lý phân phối sản phẩm của người khác. Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki hay Amazon cung cấp cơ hội để bạn tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

4. Dạy Học Trực Tuyến

Nếu bạn có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể dạy học trực tuyến. Các trang web như Udemy, Coursera, hoặc thậm chí qua Zoom và Google Meet, cho phép bạn tạo và bán các khóa học trực tuyến, hoặc dạy kèm một cách trực tiếp. 5. Blog và YouTube Viết blog và làm video YouTube cũng là những cách để kiếm tiền tại nhà. Nếu bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và có lượng người theo dõi lớn, bạn có thể kiếm tiền từ quảng cáo, tài trợ và các liên kết tiếp thị.

5. Blog và YouTube

Viết blog và làm video YouTube cũng là những cách để kiếm tiền tại nhà. Nếu bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và có lượng người theo dõi lớn, bạn có thể kiếm tiền từ quảng cáo, tài trợ và các liên kết tiếp thị.

6. Kinh Doanh Dropshipping

Dropshipping là một mô hình kinh doanh trực tuyến không yêu cầu bạn phải lưu kho sản phẩm. Bạn chỉ cần lập một cửa hàng trực tuyến và hợp tác với nhà cung cấp để giao hàng trực tiếp tới khách hàng. Shopify là một nền tảng phổ biến để bắt đầu kinh doanh dropshipping.

7. Đầu Tư Chứng Khoán

Đầu tư vào chứng khoán cũng là một cách để kiếm tiền tại nhà. Bạn cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc đầu tư, phân tích thị trường và theo dõi các xu hướng tài chính để đưa ra quyết định đúng đắn.

8. Tham Gia Khảo Sát Trực Tuyến

Có nhiều công ty trả tiền để bạn tham gia các khảo sát trực tuyến nhằm thu thập ý kiến người tiêu dùng. Các trang web như Swagbucks, Toluna, và Survey Junkie cung cấp cơ hội để bạn kiếm tiền từ việc tham gia khảo sát.

9. Viết Sách Điện Tử (eBook)

Nếu bạn có kỹ năng viết lách và ý tưởng sáng tạo, bạn có thể viết và xuất bản sách điện tử. Amazon Kindle Direct Publishing là một nền tảng giúp bạn xuất bản và bán sách điện tử của mình đến một lượng lớn độc giả toàn cầu.

10. Tiếp Thị Liên Kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là một hình thức kiếm tiền bằng cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác. Bạn sẽ nhận được hoa hồng khi có người mua hàng thông qua liên kết tiếp thị của bạn. Các nền tảng như Amazon Associates, ClickBank, và Commission Junction cung cấp nhiều chương trình tiếp thị liên kết để bạn tham gia.

Kết Luận

Có rất nhiều cách để kiếm tiền tại nhà, từ giao dịch Forex, làm freelancer, bán hàng online, đến dạy học trực tuyến và viết sách. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra lĩnh vực phù hợp với kỹ năng và sở thích của mình, và đầu tư thời gian và công sức để phát triển. Hãy bắt đầu ngay hôm nay và tận dụng tối đa những cơ hội kiếm tiền tại nhà này!

supply demand
Xác định vùng supply demand trong giao dịch thế nào cho đúng?

Kể từ khi khái niệm vùng supply demand xuất hiện trong giới phân tích kỹ thuật đã có rất nhiều biến thể khác nhau liên quan đến cách nhận biết vùng supply demand. Mỗi chuyên gia mỗi kiểu xác định nên trader rất dễ tẩu hỏa nhập ma, thêm nữa anh em trader cũng hay phụ thuộc indicator nên bị “mất gốc” rất nhiều vì thế các trader nên chú ý, học trade thì phải vạn kiếm quy tông, xem cái nào là gốc thì mình học để không bị rời rạc. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp anh em xác định vùng supply demand sao cho đúng nhé!

Xác định vùng supply

Vùng supply được xác định khi giá rớt mạnh trong một cây nến hay có một vùng nến sideway trước đó (small consolidation). Vùng có nến sideway trước đó được gọi là The Base (tạm dịch và vùng cơ sở).

Vùng cơ sở bao gồm một chuỗi nến sideway để hình thành nên vùng consolidation. Đây là một hình ví dụ minh họa về vùng supply có tồn tại một vùng cơ sở.

supply demand

Một ví dụ khác về vùng supply hình thành khi không có vùng cơ sở, chỉ có một cây nến giảm mạnh.

supply demand

Xác định vùng demand

Vùng demand được xác định khi thị trường có một đợt tăng giá mạnh trong một cây nến hay có vùng cơ sở (the base) tồn tại trước đó.

Bên dưới là một ví dụ cho vùng demand được tạo ra trong một cây nến.

supply demand

Còn đây là ví dụ vùng demand có vùng cơ sở.

supply demand

Tất cả những hình trên đều cho các bạn thấy có 2 loại vùng supply demand tồn tại trong thị trường forex, một loại hình thành trong 1 cây nến mạnh, loại còn lại phải có vùng cơ sở trước đó.

Cách vẽ vùng supply demand

Bây giờ bạn đã biết cách xác định vùng supply demand trên chart, việc tiếp theo bạn cần làm là học cách vẽ vùng supply demand cho chuẩn.

Cả 2 loại vùng supply demand có vùng cơ sở hay không có vùng cơ sở (hình thành trong một cây nến) đều được vẽ theo cùng một cách.

Cách vẽ vùng supply

Chúng ta bắt đầu bằng cách vẽ vùng supply trước.

Để có thể vẽ vùng này bạn cần phải chọn công cụ rectangle của phần mềm mt4.

supply demand

Chúng ta sẽ vẽ vùng supply từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá giảm mạnh để tạo nên vùng supply.

Chú ý: bạn phải luôn luôn vẽ vùng supply từ cây nến tăng cuối cùng trước khi thị trường rớt giá mạnh, nếu như cây nến này là cây nến giảm, bạn cần xác định một cây nến tăng khác trước đó và bắt đầu vẽ vùng supply kể từ đó.

supply demand

Giá mở cửa từ cây nến tăng trong hình với dấu mũi tên chính là nơi bạn bắt đầu vẽ vùng supply.

Một khi bạn đã hoàn thành, bạn cần phải kéo vùng ô vuông lên bên trên đỉnh cao nhất gần đó trước khi giá đổ xuống trong hình. Đỉnh của vùng supply chính là cây nến pinbar gần đó (bạn có thể dùng công cụ tìm swing high hay fractals… để tìm).

Cách vẽ vùng demand

Ngược lại với vùng supply, ta vẽ vùng demand khi tìm thấy nến giảm điểm trước khi giá hình thành cây nến tăng mạnh.

supply demand

Trong hình trên, bạn thấy vùng demand hình thành từ giá mở cây nến giảm được tìm thấy trước khi thị trường hình thành một cây nến tăng mạnh.

Từ đây bạn sẽ cần tìm giá thấp nhất (swing low) được hình thành trong vùng nến gần đó. Bạn kéo ô vuông cho đến khi cạnh dưới chạm đến vùng giá thấp nhất này, bạn sẽ vẽ xong vùng demand trên chart.

Nếu bạn thấy một cây nến tăng mạnh nghĩa là phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh buy. Ngược lại, nến giảm hình thành do phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh sell.

Một vùng supply demand hình thành khi các big boy bẫy phần đông trader trên thị trường nên ta cần phải thấy một hành vi giá bị “bẫy” trước khi giá giảm hay tăng mạnh. Điều này dẫn đến việc giá thị trường cần tăng trước khi giảm để hình thành vùng supply, ngược lại giá thị trường cần giảm trước khi tăng để hình thành vùng demand.

Kết luận:

Mong rằng sau bài viết này các bạn đã biết cách xác định vùng supply demand chuẩn nhất để tìm ra cơ hội giao dịch đem lại lợi nhuận tốt. Chúc bạn giao dịch thành công!

3 loại đường xu hướng (trendline)
3 Loại đường xu hướng (Trendline) tốt nhất cho giao dịch Forex

Đường xu hướng là một trong những công cụ kỹ thuật được trader sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, vì đây được xem là cách đơn giản nhất để xác định xu hướng và sự thay đổi xu hướng trong giao dịch.

Tuy nhiên thì đường xu hướng cũng có biến thể và trong một xu hướng nhiều trader lại vẽ chúng theo những cách khác nhau. Vậy trader cần phải lựa chọn cách xác định xu hướng theo nguyên tắc nào.

Bài viết này sẽ giải thích cho anh em các loại đường xu hướng và nó giúp ích cho trader trong việc phân tích thị trường như thế nào nhé.

Các lại đường xu hướng khác nhau

Có 3 loại đường xu hướng khác nhau:

  • Đường xu hướng tiêu chuẩn
  • Đường xu hướng song song
  • Đường xu hướng bổ sung

Đường xu hướng tiêu chuẩn

Đường xu hướng tiêu chuẩn là đường được vẽ từ đáy cao hơn trong xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm.

Đường xu hướng tăng thể hiện thị trường tăng lên với lực cầu nhiều hơn và mua với giá ngày càng cao trên thị trường. Đó cũng là lý do tại sao Wyckoff gọi đường xu hướng tăng là đường cầu.

Ngươc lại đường xu hướng giảm thể hiện thị trường đang giảm xuống với lực cung nhiều hơn, người bán tham gia nhiều hơn đẩy thị trường đi xuống. Và đường này chúng ta gọi là đường cung.

Các bạn nhìn hình bên dưới là các đường xu hướng tiêu chuẩn được vẽ trên biểu đồ:

3 loại đường xu hướng (trendline)

Theo đó đường xu hướng này chúng ta không chỉ vẽ được ở xu hướng chính mà còn vẽ được ở các đoạn sóng hồi trong xu hướng.

Những điểm quan trọng cần lưu ý về đường xu hướng tiêu chuẩn

  • Đường xu hướng cần dốc theo xu hướng hiện tại của thị trường. Theo đó xu hướng tăng thì cần có đường xu hướng đốc lên và ngược lại xu hướng giảm cần có đương xu hướng dốc xuống.
  • Đường xu hướng tăng cần nằm bên dưới giá và đánh dấu các vùng hỗ trợ tiềm năng trong xu hướng. Ngược lại đường xu hướng giảm cần nằm phía trên hành động giá và là những vùng kháng cự tiềm năng trong xu hướng.

Đường xu hướng song song

Mục đích của đường xu hướng song song là tạo ra mọt kênh xu hướng thể hiện phạm vi biến động giá mà thị trường chấp nhận là bình thường.

Khi giao dịch với đường xu hướng song song trader thường sẽ mua vào ở đường xu hướng bên dưới hành động giá sau đó chốt lời ở đường xu hướng song song ở phía đối diện. Và tương tự ngược lại với kênh giá giảm, trader thường sẽ bán ở đường xu hướng nằm phía trên hành động giá và chốt lời khi giá tìm về đường xu hướng song song đối diện.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là đường xu hướng song song của chúng ta nhé:

3 loại đường xu hướng (trendline)

Ở hình trên anh em có thể thấy được xu hướng thị trường hiện tại là tăng giá và đường xu hướng nằm bên dưới hành động giá là đường xu hướng tiêu chuẩn và đường xu hướng ở trên cùng chính là đường xu hướng song song của chúng ta.

Những điểm quan trọng cần lưu ý về đường xu hướng song song:

  • Muốn có được đường xu hướng song song chuẩn thì bạn cần vẽ được một đường xu hướng tiêu chuẩn phải chính xác.
  • Khi có được đường xu hướng tiêu chuẩn chính xác rồi thì bạn chỉ cần vẽ thêm một đường xu hướng song song ở phía bên kia của hành động giá là được thôi nhé. Cụ thể là trong xu hướng tăng thì đường xu hướng tiêu chuẩn sẽ cần vẽ ở đáy còn đường xu hướng song song sẽ được vẽ ở đỉnh. Điều này ngược lại với xu hướng giảm.

Vậy điểm nào sẽ là điểm bắt đầu để vẽ đường xu hướng song song. Đơn giản đó là anh em sẽ sử dụng đỉnh cao nhất giữa 2 đáy vẽ đường xu hướng tiêu chuẩn trong xu hướng tăng và ngược lại, đáy thấp nhất được hình thành trong 2 đỉnh vẽ đường xu hướng tiêu chuẩn là điểm bắt đầu đường xu hướng song song trong xu hướng giảm.

Đường xu hướng song song là một trong những cách giúp trader đánh giá được các đỉnh đáy quan trong xu hướng.

Đường xu hướng bổ sung

Độ mạnh yếu của các đường xu hướng phụ thuộc vào đỉnh đáy mà chúng ta sử dụng để vẽ các đường xu hướng.

Tuy nhiên thì có một trường hợp đặc biệt, đó là những đỉnh đáy nhỏ trong thị trường lại đem đến những cơ hội thú vị để xác định được thời điểm vào lệnh chính xác.

Những đường này còn không được tính là đường xu hướng thực sự vì mục đích của chúng không phải là để xác định xu hướng và chúng ta cũng không đánh giá xu hướng dựa vào độ dốc của những đường này.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là giao diện của loại đường xu hướng này:

3 loại đường xu hướng (trendline)

Vậy những đường xu hướng này để làm gì? Đúng hơn thì những đường xu hướng này được sử dụng để tìm những điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường.

Với anh em nào mà hay sử dụng tín hiệu phân kỳ có lẽ sẽ hiểu được cách hoạt động của những đường xu hướng dạng này.

Những điểm quan trọng cần lưu ý về đường xu hướng bổ sung:

  • Đường xu hướng này được vẽ ở đỉnh hoặc đáy của ngày trước đó và chúng ta có thể sử dụng những đường này để xác định được thời điểm thị trường có khả năng cạn kiệt về động lượng và đảo chiều.
  • Những điểm này hoạt động vì thị trường có xu hướng dao động trong các mức độ biến động nhất định đến một thời điểm nào đó động lượng của thị trường cũng sẽ yếu đi và xu hướng mới có thể thay thế. Những điểm dao động này chính là manh mối giúp trader có thể xác định được những điều kiện thị trường như vậy.

Kết luận:

Trên đây chính là 3 loại đường xu hướng mà chúng ta cần nắm được. Trong trường hợp nào nên sử dụng đường xu hướng nào vì mục đích gì các bạn cũng cần phải hiểu.

Tuy nhiên có một điểm anh em cần phải lưu ý rằng, đó là không phải khi nào thị trường cũng hoạt động theo đường xu hướng. Việc đường xu hướng bị phá vỡ những thị trường vẫn quay lại xu hướng ban đầu là điều rất bình thường .
Chúc các bạn giao dịch thành công!

Nguồn: tradingcoach
Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ
Quy tắc khi sử dụng Kháng Cự Hỗ Trợ

Kháng cự – hỗ trợ là khái niệm mà bất kỳ trader nào khi mới bước chân vào thị trường cũng được nghe đến. Chẳng phải tự nhiên mà nó lại trở nên thông dụng như vậy, tất cả đều có lý do của nó, mà lý do chủ yếu nó chính là cấu trúc của thị trường.

Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói về kháng cự và hỗ trợ cũng như những quy tắc liên quan bắt buộc phải biết nếu muốn sử dụng hiệu quả phương pháp này nhé!

Quy tắc khi sử dụng Kháng Cự Hỗ Trợ

Quy tắc 1 – Thử thách xu hướng hiện tại

Kháng cự – hỗ trợ gọi chung là cản thường đóng vai trò như một vật làm cho xu hướng yếu đi hoặc thậm chí là đảo chiều. Do đó, khi gặp cản, bạn nên đánh giá xem những vùng cản đó có đủ mạnh để thử thách xu hướng hiện tại hay không. Xu hướng hiện tại sẽ vượt qua cản hay sẽ chịu thua mà đảo chiều.

Việc thử thách xu hướng sẽ tùy thuộc vào độ mạnh của kháng cự hỗ trợ. Ví dụ cản được xác định trong 1 khung (H1 chẳng hạn) thì không mang tính thử thách lắm đối với xu hướng của khung đó. Nhưng cản được xác định ở khung cao hơn (khung D1) thì luôn luôn là thử thách cực kỳ lớn với xu hướng khung H1.

Do đó, xác suất đảo chiều của xu hướng khung H1 khi gặp cản D1 sẽ cao hơn. Và thử thách đó có khi không thể vượt qua được.

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Bài học rút ra: để xác định cản hiệu quả và ý nghĩa, bạn nên xác định ở khung thời gian cao hơn. Ví dụ nếu giao dịch ở khung D1 thì tìm cản khung W1 hoặc MN. Nếu giao dịch khung M15 thì tìm cản khung H1 hoặc H4.

Bạn sẽ biết xu hướng thực sự có vượt qua vùng cản đó hay không, nếu vượt được thì nội lực vẫn còn, bạn vẫn có thể yên tâm mà nương theo xu hướng. Nếu không vượt nổi, giá sẽ test quanh đó (gọi là tích lũy hay phân phối) trước khi đảo chiều.

Quy tắc 2 – Kháng cự là hỗ trợ, hỗ trợ cũng là kháng cự

 

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Quy tắc này thì ai cũng biết, chỉ cần học phân tích kỹ thuật là biết: khi giá đi xuyên qua một vùng kháng cự thì vùng đó sẽ biến thành hỗ trợ cho giá khi nó giảm xuống. Hoặc ngược lại, khi giá giảm xuyên qua vùng hỗ trợ thì vùng đó sẽ biến thành kháng cự khi giá điều chỉnh tăng.

Quy tắc này có được là do có sự thay đổi mối quan tâm giữa buyers và sellers tại vùng hỗ trợ – kháng cự đó, khiến đối tượng canh giữ vùng đó cũng thay đổi theo. Nói thì phức tạp, nhưng quy tắc này là bất di bất dịch và luôn đúng, nó mang tính ứng dụng cao và sử dụng ở mọi loại thị trường.

Quy tắc 3 – Củng cố cho sự bền vững

Quy tắc này nói rằng nếu giá càng test cản nhiều thì cản đó càng có giá trị vì nó rất mạnh. Dĩ nhiên những vùng cản mạnh như vậy mà bị xuyên qua thì đủ để thấy động lượng của giá mạnh như thế nào. Do đó, nếu sau nhiều lần test thất bại, chỉ cần 1 lần giá xuyên qua cản thì cũng đủ để giá di chuyển mạnh tới 1000 cây số.

Quy tắc này muốn nói đến độ chín của cản. Cản chưa test lần nào thì cũng không có gì biết trước, nhưng nếu cản test quá nhiều (5,6 lần) thì cũng khá rủi ro. Nhưng chỉ test vài lần thì độ tin cậy của cản khá là cao.

Quy tắc 4 – Volume

 

Quy tắc khi sử dụng Kháng cự hỗ trợ

Đúng là volume, chúng ta không thể bỏ qua volume khi xem xét tín hiệu giá tại cản. Đơn giản khi dòng tiền tăng tốt thì những vùng kháng cự – hỗ trợ khó lòng cản bước đi đại diện cho đông đảo thị trường. Ngược lại, một xu hướng mà không có volume hỗ trợ, khi gặp cản thì không có cách gì vượt qua nổi. Thế mới nói volume vừa là confirm indicator vừa là leading indicator.

Cụ thể, một cú breakout được xem là thành công nếu volume của thị trường tăng tốt. Còn một cú breakout được xem là false khi bạn nhìn bên dưới volume có vẻ giảm hoặc tại cây nến xuyên qua cản, volume xuất hiện như là cậu bé tí hon giữa rừng cây cổ thụ thì chắc chắn đỉnh đáy ở quanh đây thôi.

Đó chính là cách kết hợp giữa Volume và kháng cự / hỗ trợ.

Quy tắc 5 – Xác định thời điểm tạo đỉnh đáy

Kháng cự hỗ trợ thường được biết như công cụ để xác định vùng giá đảo chiều, nhưng đôi khi nó lại được những trader chuyên nghiệp sử dụng để timing – xác định được thời gian tạo đỉnh / đáy của thị trường. Đó là một tính năng vượt trội và rất hiệu quả của kháng cự hỗ trợ. Tuy nhiên việc timing không thể giúp cho bạn trở nên giàu có, suy cho cùng nó cũng chỉ là một công cụ như bao công cụ khác, không hơn không kém.

Kết luận:

Tôi đã chia xong 5 nguyên tắc về kháng cự hỗ trợ được xem là bất di bất dịch. Mong rằng những nguyên tắc này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công!

bitcoin
3 Lý do giá Bitcoin (BTC) sẽ tăng theo cấp số nhân trong thời gian tới

Giá Bitcoin (BTC) đã giảm 6,5% trong bảy ngày qua và hiện đang giao dịch thấp hơn 10% so với mức cao nhất mọi thời đại ở $73.835 đạt được vào ngày 14 tháng 3.

Biểu đồ BTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView
Biểu đồ BTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Bất chấp hiệu suất này, thiết lập kỹ thuật, sự quan tâm tích cực của nhà đầu tư và dữ liệu on-chain đang khiến các nhà phân tích Bitcoin tin rằng một đợt tăng giá theo cấp số nhân có thể sắp xảy ra.

Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin dao động trong khoảng từ $58.000 đến $72.000 trong hơn 10 tuần kể từ khi điều chỉnh từ mức cao nhất mọi thời đại mới.

Biểu đồ hàng tuần của Bitcoin cho thấy phạm vi giá hiện tại chính là vùng đã tạo ra mức kháng cự mạnh khi BTC đạt mức cao nhất mọi thời đại trước đó, như nhà phân tích nổi tiếng Rekt Capital đã quan sát thấy.

Theo Rekt Capital, vùng này hiện đang hỗ trợ giá BTC vì đợt bán tháo đang diễn ra không thể kéo giá xuống dưới phạm vi này.

“Bitcoin đã kiểm tra lại thành công đường giữa của phạm vi làm hỗ trợ (~$66.000) trong đợt thoái lui gần đây. Bất kỳ biến động giảm giá nào dưới mức này đều được coi là phần thưởng thêm”.

Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: Rekt Capital
Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: Rekt Capital

Nhà phân tích Moustache cũng đưa ra quan sát tương tự, chia sẻ biểu đồ BTC/USD khung ba tuần cho thấy giá đang giao dịch ngay trên đường 0,5 (MZ BTC Bottom-Indicator).

Chỉ báo này sử dụng chỉ báo Elliott Wave Oscillator Methodology áp dụng trên “BTC Golden Bottom với Đường trung bình động thích ứng” và Chỉ số Sức mạnh Tương đối của Resulted EVO để tạo thành một Dao động nhằm phát hiện sức khỏe xu hướng giá Bitcoin.

Theo Moustache, giá BTC chỉ kiểm tra lại đường này ba lần trong quá khứ – vào các năm 2012, 2017 và 2020. Trong những trường hợp này, các mức cao nhất mọi thời đại trước đó đã hỗ trợ giá Bitcoin, sau đó đồng coin này tiếp tục tăng parabol, đạt mức cao kỷ lục mới.

“Vào các năm 2012, 2017 và 2020, đây là tín hiệu bắt đầu cho thời gian hưng phấn nhất trong thị trường tiền điện tử”.

Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: Rekt Capital
Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: Rekt Capital

Trong một bài viết trên X vào ngày 12 tháng 6, Moustache đã bình luận về một thiết lập tương tự với chỉ báo BBWP, nói rằng BTC sẽ đạt ATH mới sau khi kiểm tra lại đường này.

“Chúng ta đang nói về một chỉ báo biến động ở đây. Trên đường EMA 20, nó luôn luôn tăng giá cho đến nay”.

Sự quan tâm mua cao từ đám đông hỗ trợ tiềm năng tăng giá của Bitcoin

Đáp lại sự sụt giảm của thị trường trong vài ngày qua, các nhà đầu tư Bitcoin cho rằng đây là lúc tận dụng các đợt giảm giá để mua thêm BTC, theo Santiment.

Công ty phân tích này lưu ý rằng đợt giảm giá gần đây của Bitcoin dưới $67.000 vào ngày 13 tháng 6 đã kích hoạt “sự quan tâm mua BTC tăng đột biến lần thứ 2 trong hai tháng qua”.

Trong một bài viết trên nền tảng X vào ngày 14 tháng 6, Santiment cho biết:

“Sự quan tâm mua Bitcoin tăng mạnh, trong khi sự quan tâm bán vẫn yếu sau khi giá giảm xuống $66,6K”.

Đề cập đến “Mua BTC” so với “Bán BTC” | Nguồn: Santiment
Đề cập đến “Mua BTC” so với “Bán BTC” | Nguồn: Santiment

Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư bán lẻ đang thể hiện dấu hiệu tự tin vì họ tin rằng giá sẽ sớm hồi phục trở lại.

Dữ liệu bổ sung từ Alternative, một nền tảng phân tích “cảm xúc và tâm lý” xung quanh Bitcoin, cho thấy Chỉ số Tham lam và Sợ hãi của Crypto đang ở vùng “tham lam” ở mức 74, tăng từ 70 vào ngày 13 tháng 6 và 70 vào tháng trước.

Chỉ số tham lam và sợ hãi tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me
Chỉ số tham lam và sợ hãi tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me

Nhìn chung, đây là một dấu hiệu tích cực, vì tâm lý xã hội tích cực cho thấy triển vọng tăng giá trong các nhóm nhà đầu tư khác nhau.

Số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch giảm

Dữ liệu từ công ty phân tích chỉ số onchain CryptoQuant cho thấy số dư BTC trên các sàn giao dịch đã đạt mức thấp nhất trong năm năm ở 2,822 triệu BTC sau khi giảm 3,6% trong 30 ngày qua.

Dự trữ BTC trên các sàn giao dịch | Nguồn: CrytoQuant
Dự trữ BTC trên các sàn giao dịch | Nguồn: CrytoQuant

Việc giảm số dư BTC trên các sàn giao dịch đơn giản là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rút Coin vào ví tự bảo quản, cho thấy ý định không bán trong tương lai gần.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

nguồn : kết hợp nhiều kênh tin tức