vàng
Có nên đầu tư vào vàng trong thời điểm này không?
chính sách Diều hâu và Bồ câu
Chính sách Diều hâu và Bồ câu là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng?

Trong thế giới tài chính, các thuật ngữ “Diều hâu” và “Bồ câu” thường được sử dụng để mô tả hai phong cách chính sách tiền tệ khác nhau mà ngân hàng trung ương có thể áp dụng. Cả hai đều có những ảnh hưởng quan trọng đến giá vàng, một tài sản trú ẩn an toàn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời kỳ bất ổn kinh tế. Vậy trong bài viết này sẽ giải thích chi tiết hơn cho các bạn nhé!

Chính sách Diều hâu là gì?

Chính sách Diều hâu, hay còn gọi là Hawkish, là một chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương áp dụng nhằm kiểm soát lạm phát. Khi một ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách Diều hâu, họ có thể tăng lãi suất để giảm nguồn cung tiền trong nền kinh tế, qua đó hạn chế lạm phát. Chính sách này thường được sử dụng khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh và có nguy cơ lạm phát cao.

Hình tượng diều hâu thường là đại diện cho cái nhìn xuống và u tối như màu đen của con diều hâu vậy. Nó thể hiện cái nhìn bi quan và theo hơi hướng an toàn.

Chính sách Bồ câu là gì?

Ngược lại, chính sách Bồ câu, hay Dovish, là chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn, trong đó ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc sử dụng các biện pháp khác để thúc đẩy đầu tư và chi tiêu. Chính sách này thường được áp dụng khi nền kinh tế đang yếu kém hoặc đang trong tình trạng suy thoái, với mục tiêu là kích thích tăng trưởng kinh tế.

Chính vì vậy mà người ta ví von những người thuộc nhóm này là những người có cái nhìn lạc quan và hướng lên giống như hình ảnh con chim bồ câu vậy.

Ảnh hưởng đến giá vàng

Giá vàng thường phản ứng mạnh mẽ với các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Khi ngân hàng trung ương áp dụng chính sách Diều hâu và tăng lãi suất, đồng tiền thường trở nên mạnh hơn và lãi suất thực tăng cao. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vì vàng là tài sản không sinh lời, dẫn đến việc giá vàng giảm.

Trong khi đó, chính sách Bồ câu thường làm suy yếu đồng tiền và giảm lãi suất thực, làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát và bảo toàn giá trị. Do đó, khi ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách Bồ câu, giá vàng thường tăng.

Ví dụ về chính sách Diều hâu và Bồ câu

Hiểu rõ về 2 chính sách này cũng như cách chúng ảnh hưởng đến giá vàng có thể giúp nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường vàng đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác hơn.

  • Năm 2020: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Fed đã sử dụng chính sách Bồ câu bằng cách giảm lãi suất xuống gần 0 và tung ra gói cứu trợ 2.300 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều này đã thúc đẩy giá vàng tăng từ 1.700 USD lên vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
  • Năm 2022: Để hạn chế lạm phát đang leo thang, Fed áp dụng chính sách Diều hâu và tăng lãi suất mạnh mẽ, làm giá vàng giảm từ mức cao gần 2.075 USD/ounce xuống còn khoảng 1.615 USD/ounce vào tháng 9 năm 2022.

chính sách Diều hâu và Bồ câu

Những ví dụ này cho thấy rằng các quyết định chính sách của Fed có thể tác động đáng kể đến giá vàng. Các nhà đầu tư cần lưu ý những thông tin quan trọng từ phát biểu của các quan chức Fed cũng như các ngân hàng trung ương khác để có thể phản ứng kịp thời với các biến động trên thị trường vàng.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức rất căn bản về kinh tế vĩ mô có liên quan đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương. Từ đây khi gặp các thuật ngữ có liên quan đến các chính sách tiền tệ thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được và nắm bắt một cách nhanh chóng.

giá vàng
Mối quan hệ tương quan giữa Vàng và USD trong Forex

Mối tương quan nghịch đảo giữa vàng và đồng USD là một trong những mối quan hệ được biết nhiều nhất trên thị trường tiền tệ. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao giá vàng và giá USD lại ngược nhau như thế chưa? Nếu có thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Vàng và USD lịch sử ra đời như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của vàng và usd.

Trước tiên là nguồn gốc của vàng, vàng là một kim loại có ký hiệu là AU, đặc tính của vàng là mềm, có màu ánh kim vàng. Vàng đã được xuất kiện từ thiên nhiên kỷ 4 trước công nguyên.

Từ xa xưa, khi con người trao đổi hàng hóa, vàng là thứ “tiền tệ” được dùng để trao đổi, tuy nhiên ngày nay vàng được ứng dụng nhiều hơn để làm đồ trang sức hoặc để tích trữ thay cho tiền giấy.

Theo Hội đồng vàng Thế giới, hiện nay các ứng dụng chủ yếu của vàng dùng để tạo ra các đồ trang sức như dây chuyền, nhẫn. Ngoài ra, còn được sản xuất thành vàng thỏi nhằm mục đích tích trữ.

Một số ít vàng được sản xuất ra nhằm chế tạo những bộ phần bán dẫn trong thiết bị điện tử.

Tiếp đến là USD hay với tên gọi là Đô la Mỹ, đây là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Ngoài Hoa Kỳ, có những quốc gia khác cũng dùng USD để làm tiền tệ của quốc gia mình.

Mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD được thể hiện như thế nào?

Liệu đã bao giờ bạn thắc mắc giá vàng và USD có mối quan hệ với nhau như thế nào hay chưa, hay khi xem trên các bản tin tài chính, tại sao người ta hay nhắc đến giá vàng và giá USD cùng nhau? Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD thể hiện như thế nào sau đây nhé:

  • Trong các bản tin tài chính, khi người ta đưa ra những thông số về giá vàng và giá USD. Chắc hẳn ai cũng nhận biết được giá vàng và giá USD luôn ngược lại với nhau.
  • Và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ tương quan nghịch chiều. Điều này được giải thích nghĩa là khi giá USD tăng thì giá vàng sẽ giảm xuống, và ngược lại nếu giá USD giảm thì giá vàng sẽ tăng lên.
  • Trước năm 1933, nước Mĩ có một chế độ bản vị vàng hay còn gọi là kim bản vị (gold standard), thì theo chế độ này giá USD và giá vàng có mối tương quan lẫn nhau, là mối tương quan thuận.
  • Nghĩa là khi người ta in ra một lượng Dollar sẽ phải tương đương mới một lượng vàng dự trữ, hay dễ hiểu hơn là tiền in ra sẽ liên quan đến vàng. Tuy nhiên, sau năm 1933 chế độ “bản vị vàng” được chấm dứt ở Hoa Kỳ.
  • Chính vì lý do đó, giá vàng và USD từ năm 1933 không liên quan đến nhau và gần như là nghịch đảo với nhau.’

giá vàng

Những lý do khiến vàng và USD luôn nằm trong mối tương quan nghịch nhau?

Như chúng ta đã biết, mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD là nghịch nhauvậy những lý do nào khiến cho mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD nghịch nhau như vậy? Hãy cùng tìm hiểu tiếp ngay sau đây nhé!

Như đã giải thích ở trên, do sự chấm dứt chế độ “bản vị vàng” ở Hoa Kỳ từ sau năm 1933, giá vàng cơ bản đi ngược lại với giá USD. Từ đó, giá vàng có những sự biến động, nó phụ thuộc vào những yếu tố như nguồn cung, sự bất ổn chính trị, hay sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế lớn.

  • Lãi suất của USD ảnh hưởng đến giá vàng

Vàng được coi là công cụ quan trọng để phòng chống lạm phát. Ngược lại, đồng Dollar giữ được vị thế của nó bởi mức lãi suất dựa vào tỷ giá USD. Khi giá trị trao đổi giảm đi, bạn phải mất nhiều USD để có thể mua vàng nên giá vàng sẽ tăng lên.

Ngược lại nếu giá trị trao đổi tăng, bạn chỉ cần mất ít USD để mua vàng, điều đó đồng nghĩa với việc giá vàng sẽ giảm và đồng USD sẽ tăng. Hay giải thích một cách dễ hiểu hơn như sau:

Nếu lãi suất của USD càng cao thì giá vàng sẽ giảm, vì lúc này thay vì các nhà đầu tư “đổ tiền” vào vàng thì người ta sẽ mua USD, điều này dẫn đến việc xu hướng mua USD tăng cao.

Ngược lại, nếu lãi suất của USD giảm, thì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào ngoại tệ nữa, thay vào đó họ sẽ đầu tư vào vàng.

Chính lý do này đã khiến cho vàng và USD “không cùng một con đường”.

Điều này tương tự với lãi suất ngân hàng và bất động sản. Nếu lãi suất ngân hàng cao, thì đồng nghĩa với việc bất động sản không được các nhà đầu tư “đổ vốn”. Thì cơ chế giữa lãi suất của USD và giá vàng cũng được hiểu như vậy.

Tuy nhiên, không phải lúc nào giá vàng và giá Dollar ngược chiều với nhau.

Trong lịch sử đã ghi nhận những trường hợp giá vàng và giá USD cùng chiều với nhau, ví dụ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế ở các nước ngoài Hoa Kỳ thì xu hướng dự trữ Dollar cũng tăng và dự trữ Vàng cũng tăng.

Chính vì vậy lúc này vàng và USD có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Có một số lý do khiến Mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD không nghịch nhau một cách tuyệt đối.

  • Thứ nhất, vàng là một nguồn dự trữ tiền tệ của các ngân hàng trung ương quốc gia
  • Thứ hai, USD chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, bất kì một nguyên nhân nào xuất phát từ giá dầu, hay bất ổn kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng chứ giá Dollar không phải là nguyên nhân duy nhất.

Kết luận

Tóm lại, đồng USD chỉ là một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng, muốn đưa ra quyết định đầu cơ, tích trữ đồng USD hay vàng thì chỉ dựa vào chúng là không đủ, nhà đầu tư nên theo dõi và cập nhật thông tin biến động thị trường thường xuyên và xem xét trên nhiều phương diện.

SPDR Gold Trust
Quỹ vàng SPDR là gì? Những điều cần biết về quỹ vàng SPDR Gold Trust

Quỹ vàng SPDR hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm trong giới đầu tư tài chính với sự uy tín và lớn mạnh của mình. Đây được xem là quỹ ủy thác đầu tư vàng hàng đầu thế giới với sự uy tín và chất lượng luôn được đánh giá cao. Như vậy, quỹ SPDR hay quỹ SPDR Gold Trust là gì? Các trader hãy theo dõi những thông tin chi tiết cùng với cách sử dụng SPDR Gold Trust trong quá trình giao dịch vàng hấp dẫn ở bài viết sau đây nhé.

Quỹ vàng SPDR là gì?

Quỹ SPDR có tên gọi đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Depository Receipt. Hiểu một cách đơn giản thì quỹ này là một loại chứng chỉ úy thác Standard & Poor’s 500 (S&P 500). Ngoài ra, nó còn được gọi là quỹ Spider bởi vì cách phát âm của nó khá giống với Spider.

Quỹ vàng SPDR được State Street Global Advisors quản lý với mục đích đó là theo dõi các chỉ số S&P 500. Loại chứng chỉ ủy thác này sẽ được hoạt động dựa vào các loại chứng khoán thuộc Standard & Poor’s 500.

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là quỹ tín thác được điều hành bởi State Street Global Advisors – tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới. SPDR Gold Trust là quỹ tín thác lớn thứ 6 tại Hoa Kỳ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Do ưu thế về khối lượng vàng lớn nên những động thái mua/bán quỹ SPDR Gold Trust đều có tác động nhất định đến thị trường nói chung.

Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu, cho phép nhà đầu tư mua/bán trên thị trường giao dịch. Theo đó, SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC.

Sau đó, GLD phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua bán ngay, bán khống hoặc mua ký quỹ.

Đặc điểm quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR sở hữu các đặc điểm sau:

  • Quỹ vàng SPDR được niêm yết trên sàn NYSE Arca với mã GLD giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường vàng thỏi mà không cần tích trữ vàng vật lý, có thể dễ dàng giao dịch qua sàn chứng khoán để sinh lời.
  • SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC. Vì thế, chi phí quản lý thấp hơn so với các quỹ ETF vàng khác, chỉ 0.4% hàng năm.
  • Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao, có thể giao dịch bất kỳ lúc nào trong giờ hoạt động của sàn NYSE Arca.

Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì quỹ vàng SPDR cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Do quỹ vàng SPDR không phải là một công cụ bảo hiểm cho rủi ro lạm phát hay suy thoái kinh tế nên giá vàng có thể dễ bị biến động khó lường do nhiều yếu tố khác nhau.
  • Quỹ vàng SPDR có thể đối mặt với các rủi ro về pháp lý nếu có sự thay đổi trong luật định hoặc tranh chấp sở hữu vàng trong kho lưu trữ.
  • Không phản ánh đúng hoàn toàn giá trị vàng thực tế sai số giữa giá cổ phiếu GLD và NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ.

Ảnh hưởng SPDR đến thị trường vàng

Thực tế, SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng nói chung. Bởi SPDR là quỹ ETF đầu tư hiệu quả cho mọi người mà không cần mua/bán vàng vật chất. Và việc tăng cầu mua vàng thì sẽ đẩy giá vàng lên cao do thể hiện cung cầu của thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư mua/bán vàng theo xu hướng thị trường thì sẽ gây ra các biến động lớn, tạo áp lực bán tháo, mua ồ ạt vàng vật chất, ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng.

Ví dụ là vào ngày 25/4/2008, quỹ SPDR đã bán ra 20.5 tấn vàng, đẩy giá vàng trên thế giới xuống mức thấp nhất trong 1 tháng, chỉ còn 900 USD/ounce. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tụt theo, hơn 200.000 đồng so với trước đó.

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust sẽ có ba dạng biểu đồ mà nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tổng khối lượng vàng mà SPDR đang nắm giữ.

SPDR Gold Trust

  • Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Là biểu đồ chi tiết nhằm biết được ngày nào SPDR Mua vào, ngày nào SPDR bán ra. Trong đó, màu xanh là mức mua, màu đỏ là mức bán.

SPDR Gold Trust

  • Biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Là biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột (thể hiện khối lượng SPDR giao dịch trong 1 ngày) và biểu đồ đường (thể hiện giá vàng thời điểm hiện tại, chỉ cần đưa chuột vào bạn sẽ thấy giá vàng ngày hôm đó là bao nhiêu USD/Ounce).

SPDR Gold Trust

Biểu đồ cột và đường kết hợp sẽ giúp nhà đầu tư cập nhật giá vàng ở thời gian thực, đồng thời phân tích hoạt động mua bán của SPDR có tác động lên giá vàng hay không.

SPDR Gold Trust

Xem biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi giao dịch quỹ vàng SPDR thì nhà đầu tư có thể sử dụng biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định đầu tư. Dưới đây là chi tiết một số biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để bạn có thể tham khảo:

SPDR Gold Trust

SPDR Gold Trust

Thực tế, nhà đầu tư cần xem xét mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Quỹ SPDR có tác động gì đến thị trường vàng?

Tác động của quỹ SPDR Gold Trust đến thị trường vàng có lẽ là điều mà ai cũng sẽ nhận ra. Cụ thể như vào năm 2008, quỹ này đã bán ra thị trường số lượng vàng vô cùng lớn lên đến 20,5 tấn. Điều này đã khiến cho giá vàng ở trên toàn thế giới sụt giảm xuống mức thấp nhất chỉ trong 1 tháng. Tại Việt Nam, giá vàng SJC cũng suy giảm hơn 200.000 VND so với trước đó.

Vì vậy, ó thể nhận thấy chỉ cần với một biến động nhỏ thôi thì quỹ vàng SPDR sẽ khiến cho thị trường vàng của toàn thế giới lay chuyển theo. Theo như nhận định của nhiều tỷ phú, quỹ này còn có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng ở châu Mỹ và châu Âu.

Lưu ý khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Quỹ SPDR không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá vàng, mà còn có nhiều yếu tố khác như lạm phát, lãi suất, đồng USD, tình hình chính trị, kinh tế, dịch bệnh,.. Vì thế, bạn cần đánh giá thị trường toàn diện trước khi đầu tư.
  • Theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust chỉ là một phương pháp giao dịch nhằm dự đoán giá vàng. Phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định, vì thế nhà đầu tư cần phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, tránh mạo hiểm vào lệnh.
  • Dữ liệu báo cáo SPDR Gold Trust chỉ có sau 1 ngày nên nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được SPDR Gold Trust đã hành động như thế nào vào ngày đó cho đến tận ngày hôm sau, nếu tính theo thị trường Việt Nam. Nên nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.
  • Quỹ SPDR có thể không phản ánh chính xác giá thị trường của vàng, vì có thể có sai số giữa giá cổ phiếu GLD và giá NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ. Bạn nên xem xét cả hai giá trị này khi theo dõi quỹ SPDR.

Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về quỹ vàng SPDR mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các trader. Có thể thấy trên phạm vi toàn cầu, quỹ SPDR Gold Trust nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi sự lớn mạnh, phổ biến cũng như sự uy tín của mình. Vì vậy, với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ hiểu rõ hơn về quỹ SPDR và biết cách sử dụng SPDR Gold Trust trong giao dịch vàng một cách hiệu quả nhất nhé.

giá vàng
Bí quyết giao dịch Vàng hiệu quả

XAU/USD là một trong những cặp chính trong thị trường Forex, vì vậy chúng tôi chia sẻ với bạn những bí quyết để giao dịch vàng thành công. Nhiều Trader chọn cặp Vàng/Đô la Mỹ là cặp giao dịch chính trong suốt quá trình giao dịch Forex của họ, vì biến động mạnh, thanh khoản tốt….

Nếu bạn muốn trade Vàng hiệu quả và tận dụng tốt các cơ hội tiềm năng để mang lại lợi nhuận tốt nhất thì cần ghi nhớ 4 mẹo giao dịch Vàng dưới đây.

Bí quyết giao dịch Vàng hiệu quả

1.Sử dụng các đường và kênh xu hướng

Trade Gold bạn cần nhìn ra xu hướng giá.

Kẻ tay để xác định xu hướng của giá Vàng. Đường trung bình là một chỉ báo kỹ thuật xu hướng vô cùng hiệu quả trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, đối với giao dịch Vàng, chỉ báo này đã được chứng minh là không hiệu quả bằng các đường và kênh xu hướng vẽ tay.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng những công cụ vẽ xu hướng thủ công khi giao dịch Vàng. Chúng không chỉ giúp bạn xác định xu hướng giá Vàng hiệu quả, mà cũng giúp xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự vô cùng chính xác.

2.Phân tích vàng đa khung thời gian

Chiến thuật phân tích đa khung thời gian sẽ giúp tăng khả năng phân tích của bạn, dưới đây là cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả:

Vàng là một tài sản có độ biến động cao. Vì vậy, nếu bạn không có một cái nhìn rộng đối với diễn biến của giá Vàng, bạn sẽ rất dễ bị mắc phải các bẫy tăng giá (Bull trap) hoặc giảm giá (Bear trap).

Nếu bạn thường xuyên giao dịch Vàng trên các đồ thị ngắn hạn (từ 1 giờ trở xuống), hãy sử dụng các đồ thị trung và dài hạn (4 giờ, 1 ngày, hoặc 1 tuần) để xác định xu hướng tổng thể và các mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng của giá Vàng. Khung thời gian càng lớn, các mức hỗ trợ và kháng cự càng có độ tin cậy cao.

Ngược lại, nếu bạn thường xuyên giao dịch trên các đồ thị dài hạn, hãy sử dụng các đồ thị ngắn hạn để tối ưu hóa các điểm vào, mức cắt lỗ và chốt lời của bạn.

3.Lưu ý các báo cáo kinh tế Mỹ & biến động USD

Trên thị trường, Vàng và Đô la Mỹ thường có mối tương quan tiêu cực. Điều đó có nghĩa là, Vàng thường tăng giá khi USD hạ giá, và ngược lại.

Vì vậy, việc theo dõi sát sao các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và diễn biến của đồng USD sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng của Vàng tốt hơn.

Một số dữ liệu quan trọng nên theo dõi trên lịch kinh tế:

  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
  • GDP
  • Bảng lương phi nông nghiệp (Non-farm Payrolls)
  • Thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp (Employment Change và Unemployment Rate)
  • Chỉ số Quản lý thu mua (PMI)
  • Doanh số bán lẻ (Retail Sales)

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi diễn biến các buổi họp và quyết định về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những động thái nâng lãi suất của cơ quan này rất có thể khiến đồng USD tăng giá; ngược lại, đồng USD có thể giảm giá khi Fed tuyên bố hạ lãi suất.

Các tin tức về chính trị hay thời tiết cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến diễn biến của đồng USD. Vì thế, bạn hãy nhớ liên tục cập nhật những tin tức mới về đồng tiền này trên các cổng thông tin tài chính như CNBC hoặc Bloomberg …

4.Tập trung vào Đỉnh và Đáy của vàng

XAU/USD là cặp giao dịch có xu hướng chạy trong một vùng giá, một trong những chiến lược dễ nhất để giao dịch Vàng thành công là xác định các điểm mua và bán quanh các đỉnh và đáy trước đó.

vàng

Vàng là một tài sản tương đối ổn định, nên việc giao động quanh một vùng giá đỉnh đáy một thời gian là thường xuyên. Việc  đơn giản hóa phân tích và giao dịch đỉnh đáy có thể diễn ra trong nhiều ngày thậm chí nhiều tháng, vì vậy nếu bạn lướt sóng nhanh thì đây có lẽ không phải một bí quyết thích hợp.

Kết luận

Việc giao dịch vàng cần tâm lý vững, kiến thức chắc, bạn nên thường xuyên rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất nhé.

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex
Tương quan giữa các loại tài sản trên thị trường Forex

Tương quan giữa 2 hay nhiều tài sản trên thị trường tài chính là khi một tài sản tăng giá thì tài sản kia lại giảm giá. Khi giao dịch Forex Bạn có bao giờ để ý, khi một cặp tiền tệ nào đó tăng thì sẽ có một cặp khác giảm hoặc ngược lại không?

Nếu đã từng thì bạn đã chứng kiến một mối tương quan tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi bàn luận về vấn đề tương quan trong thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng trong bài viết này nhé!

Tương quan tiền tệ

Trong thị trường tài chính, tương quan là công cụ thống kê hai cặp tỷ giá di chuyển (biến động) trong mối quan hệ với nhau. Tương quan tiền tệ (currency correlation) cho chúng ta biết liệu hai cặp tỷ giá di chuyển theo cùng một hướng, ngược chiều hay là ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian nhất định.

Một ví dụ về tương quan nghịch là tình huống trong đó kỳ vọng của các nhà giao dịch trái ngược nhau, như trường hợp EURUSD và USDCHF. Trong hình sau, chúng ta có thể quan sát thấy hình ảnh phản chiếu của các cặp tiền tệ:

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Khi giao dịch Forex, điều quan trọng cần nhớ là bạn đang giao dịch theo cặp, nên sẽ không có cặp tiền tệ nào cô lập hoàn toàn.Việc tìm hiểu cách các cặp tiền tệ khác nhau di chuyển so với nhau ra sao sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn khách quan hơn trong phân tích, giảm thiểu mức độ rủi ro khi giao dịch Forex. Điều bạn cần làm là trang bị kiến thức để có thể tồn tại trên thị trường tài chính khốc liệt này.

Cách tận dụng tương quan tiền tệ

Thông thường, sự tương quan được sử dụng để xác nhận độ chính xác của phân tích. Bạn có thể quan sát hành vi của một cặp tiền cụ thể và dựa vào đó để đưa ra kết luận về cặp tiền tương quan với nó. Càng nhiều giao dịch chuyển động theo cùng một hướng, thì khả năng thiết lập một xu hướng mới càng cao, từ đó cơ hội giao dịch thành công cũng tăng lên. Bằng cách này, bạn sẽ thêm tự tin khi thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc.

Tương quan của các cặp tiền tệ có thể làm tăng gấp đôi cả lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn. Hãy xem xét một ví dụ về tương quan thuận. Ví dụ: bạn chịu rủi ro 5% tiền gửi và mở lệnh giao dịch trên các cặp tiền tương quan thuận EUR/USD và EUR/GBP. Trong trường hợp này, tổng rủi ro của hai giao dịch sẽ không phải là 5%, mà là 10%. Tuy nhiên, số tiền lợi nhuận cũng sẽ tăng gấp đôi.

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Chiến lược tương quan tiền tệ forex

Giao dịch với các cặp tiền tương quan Forex khá đơn giản. Tùy thuộc vào cặp tiền tệ bạn đang giao dịch, hãy chú ý đến các cặp tiền tệ khác có đồng tiền định giá giống với công cụ tài chính của bạn. Bạn sẽ phải xem xét cẩn thận biểu đồ giá của các cặp tiền tệ tương quan với nhau. Nếu bạn thấy rõ là giá của một cặp sẽ giảm thì đừng mua tiền tệ tương quan với cặp này. Bằng phương pháp này, bạn có thể lọc ra các tín hiệu giả một cách đáng tin cậy.

Ví dụ:

Giả sử cặp tiền giao dịch của bạn là GBPUSD (Bảng Anh và Đô la Mỹ). Đô la Mỹ là một loại tiền tệ đặc biệt, vì nó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nhiều loại tiền tệ trên thế giới. Trong trường hợp này, nên chú ý đến biểu đồ giá của cặp EURUSD (euro và đô la Mỹ) trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Ngoài ra, đừng quên chú ý đến tin tức. Mặc dù bạn đang giao dịch bằng đồng bảng Anh, nhưng dữ liệu quan trọng về đồng tiền châu Âu có thể có ảnh hưởng lớn đến bảng Anh. Đây sẽ là biểu hiện thực sự của tương quan tiền tệ. Hãy luôn chú ý đến những gì xảy ra với các loại tiền tệ tương quan với công cụ giao dịch của bạn – đây là bản chất của việc giao dịch các cặp tiền tương quan Forex.

Đồng Đô la Mỹ và Vàng

Như chúng ta đã biết, cả Vàng và đồng Đô la Mỹ (USD) đều được coi là những tài sản trú ẩn an toàn. Tuy thế mà, trong điều kiện bình thường, chúng lại có mối tương quan – Vàng sẽ hạ giá khi đồng Đô la Mỹ (USD Index) tăng giá, và ngược lại.

tương quan giữ các loại tài sản trên thị trường Forex

Vì sao hai loại tài sản này lại có biến động trái chiều? Lý do nằm ở dòng vốn của các nhà đầu tư. Khi thị trường ổn định, các nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn; họ thường sẽ ưu tiên đầu tư vào các loại trái phiếu hoặc chứng khoán của Mỹ vì chúng có thể đem đến mức sinh lời tốt. Các loại tài sản trú ẩn như Vàng, vì vậy, sẽ bị bán ra với mục đích đổi lấy Đô la Mỹ để có thể mua cổ phiếu hoặc trái phiếu Mỹ. Điều này khiến cho giá trị của đồng Đô la Mỹ tăng lên; trong khi đó, giá trị của Vàng sẽ giảm xuống.

Ngược lại, khi thị trường không ổn định, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên mua vào những tài sản trú ẩn an toàn. Họ sẽ bán các tài sản rủi ro như cổ phiếu Mỹ để đổi lấy Đô la Mỹ, sau đó sử dụng đồng tiền này để mua các tài sản an toàn như Vàng hoặc một số loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác như yên Nhật hoặc Franc Thụy Sĩ. Điều này khiến cho giá trị của Vàng tăng lên, còn giá trị của đồng Đô la Mỹ giảm xuống.

Mối quan hệ giữa đồng Đô la Mỹ và Vàng có thể bị phá vỡ trong một số điều kiện nhất định. Ví dụ, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư có thể sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với các tài sản an toàn như nợ của chính phủ Mỹ. Điều này khiến cho giá trị của cả đồng Đô la Mỹ và Vàng đều tăng lên.

Các chỉ số chứng khoán và đồng Franc Thụy Sĩ/Yên Nhật

Các chỉ số chứng khoán có mối tương quan tiêu cực với đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) và đồng Yên Nhật (JPY). Lý do là bởi vì hai đồng tiền này thường được coi là loại tiền trú ẩn an toàn. Khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu ổn định, dòng vốn của các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển từ các tài sản an toàn sang các tài sản rủi ro như cổ phiếu, khiến cho nhu cầu và giá trị của những đồng tiền này bị giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế toàn cầu trở nên không ổn định, dòng vốn của các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang những đồng tiền này và làm cho giá trị của chúng tăng lên.

Kết luận

Trên đây là những mối tương quan phổ biến trên thị trường tài chính. Hãy luôn ghi nhớ những mối tương quan này; chúng sẽ giúp bạn phán đoán xu hướng thị trường tốt hơn.